Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTRUNG QUỐC ĐÃ VÀ ĐANG GÓP PHẦN QUỐC TẾ HOÁ VẤN...

TRUNG QUỐC ĐÃ VÀ ĐANG GÓP PHẦN QUỐC TẾ HOÁ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

Tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 tổ chức ở Phnompenh ngày 21/11/2012, ông Ôn Gia Bảo, Thủ tướng Trung Quốc khẳng định quan điểm của Trung Quốc không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Chủ trương không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông đang được các nhà lãnh đạo và bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh nhiều lần đề cập cả trong nước lẫn các diễn đàn quốc tế. Chủ trương là vậy nhưng trên thực tế chính Trung Quốc đã có các việc làm để quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Bản chất vấn đề Biển Đông là vấn để khu vực, vấn đề quốc tế.

Biển Đông liên quan đến lợi ích của rất nhiều nước, trước hết là các nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Campuchia, Thái Lan, Singapore) và Trung Quốc. Vùng biển và vùng thềm lục địa của các nước này tiếp giáp nhau, đối diện nhau và có khi chồng lấn lên nhau. Các nước ngoài khu vực như Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, v.v… cũng có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông. Theo quy định của luật biển quốc tế hiện đại, các nước này có quyền tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông, trừ bầu trời trên lãnh hải của các nước. Thực tế, họ đang hàng ngày, hàng giờ thực hiện các quyền này ở Biển Đông. Phần lớn lượng hàng hóa phục vụ cho nền kinh tế của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v… đều được vận chuyển qua Biển Đông. Các nước ngoài khu vực cũng có quyền đánh cá ở vùng biển quốc tế nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven Biển Đông. Hòa bình, ổn định ở Biển Đông được duy trì, củng cố thì không chỉ các quốc gia ASEAN và Trung Quốc được lợi, mà cả các quốc gia khác cũng được lợi. Ngược lại, nếu xảy ra xung đột ở Biển Đông thì không những lợi ích của các quốc gia ASEAN bị ảnh hưởng mà lợi ích của các quốc gia khác cũng bị ảnh hưởng.

alt

 

Tàu Hải giám Trung Quốc. Ảnh của Xinhua.net.

Do đó, đã từ lâu, vấn đề Biển Đông được đề cập và thảo luận ở nhiều diễn đàn đa phương khác nhau. Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa vào những năm 1988-1989, tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng. Năm 1992, khối ASEAN ra Tuyên bố về Biển Đông. Cũng khoảng thời gian đó Indonesia bắt đầu mở diễn đàn Hội thảo không chính thức về khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông. Không chỉ các nước ASEAN dự họp, mà cả Trung Quốc và Đài Loan hàng năm cũng cử các quan chức ngoại giao dự họp. Ngay ông Cao Kiến Quốc, thẩm phán đương nhiệm của Tòa án Luật Biển quốc tế và từng là đại biểu Quốc hội Trung Quốc, cũng đã nhiều lần dẫn đầu Đoàn đại biểu nước này dự diễn đàn này.

Năm 2002, ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Năm 2011, ASEAN và Trung Quốc lại ký Bộ hướng dẫn thực hiện Tuyên bố DOC năm 2002. Năm nào cũng vậy, tại các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc, các nguyên thủ và Thủ tướng của 10 nước ASEAN và Trung Quốc đều thảo luận vấn đề Biển Đông. Gần đây nhất, tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7, chính Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo cũng phát biểu về vấn đề Biển Đông. Ông nói “Trung Quốc hy vọng các tuyến đường biển quốc tế đi qua Biển Đông sẽ được sử dụng đầy đủ hơn nữa trong bối cảnh kinh tế. Trung Quốc coi trọng cao hòa bình và sự ổn định ở Biển Đông và an ninh, tự do hàng hải”. Thậm chí ông còn đề cập cả vấn đề bãi Scarborough (bãi này Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, còn Philippines gọi là Panatag).

Vấn đề Biển Đông cũng được thảo luận nhiều ở Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Số lượng nước phát biểu tại Diễn đàn này càng ngày càng tăng: năm 2010 là 14 nước, năm 2011 là 16 nước và năm 2012 là 19 nước. Trong số đó có cả Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc v.v… Tại các Hội nghị ASEM, vấn đề Biển Đông cũng được thảo luận sôi nổi. Điều đó chứng minh Biển Đông đã là một vấn đề quốc tế.

Các Hội nghị Ngoại trưởng và Hội nghị cấp cao của Phong trào Không liên kết cũng đều thảo luận vấn đề Biển Đông. Nguyên thủ và Thủ tướng của 120 nước thành viên và 17 nước quan stá viên của Phong trào này đều nhất trí dành một đoạn khá dài trong bản Văn kiện cuối cùng của các Hội nghị Thượng đỉnh để đề cập về tình hình Biển Đông. Đoạn 356 trong Văn kiện cuối cùng của Hội nghị Ngoại trưởng Phong trào Không liên kết (tháng 5/2012 tại Ai Cập) và đoạn 361 trong Văn kiện cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh Phong trào Không liên kết (tháng 8/2012 tại I-ran) nói rằng “ Các vị nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kêu gọi giải quyết mọi tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; yêu cầu các bên kiềm chế để tạo không khí thuận lợi cho giải pháp cuối cùng đối với vấn đề tranh chấp. Trong bối cảnh đó, các vị nguyên thủ và thủ tướng Chính phủ tái khẳng định sự ủng hộ đối với các nguyên tắc trong Tuyên bố về Biển Đông của ASEAN năm 1992, Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc và nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc đó.Các vị nguyên thủ và thủ tướng bày tỏ hy vọng các bên liên quan kiềm chế, không có các hành động có thể ảnh hưởng hòa bình, ổn định, an ninh trong khu vực. Các vị nguyên thủ và Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tái khẳng định việc tôn trọng cam kết về tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Đông như các nguyên tắc của Luật pháp quốc tế quy định. Nhằm mục đích này, các vị lãnh đạo hoan nghênh việc thông qua Quy tắc hướng dẫn DOC tháng 7/2011 ở Bali và nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc trong việc thực hiện có hiệu quả Tuyên bố DOC, văn kiện có thể đóng góp tích cực cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và hướng tới Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Các vị nguyên thủ và thủ tướng Chính phủ tiếp tục hoan nghênh đóng góp quan trọng của các trao đổi ý kiến tại các diễn đàn đa phương trao đổi ý kiến tại Đối thoại ASEAN – Trung Quốc, trao đổi ý kiến tại Diễn đàn khu vực ASEAN, ARF, Hội thảo không chính thức về khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông và khuyến khích các trao đổi ý kiến tại các diễn đàn này

Trung Quốc vô tình góp phần quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Hơn ai hết, Trung Quốc hiểu rõ tính khu vực và tính quốc tế của vấn đề Biển Đông. Trung Quốc cũng biết rõ: đòi hỏi chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không có cơ sở; yêu sách “đường lưỡi bò” của họ ở Biển Đông là phi lý; các hành động của họ ở Biển Đông thời gian qua là sai trái và đang làm cho tình hình Biển Đông căng thẳng hơn. Trung Quốc cũng biết rõ các nước láng giềng tiếp giáp Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a cũng như dư luận và quốc tế rất bất bình và phẫn nộ trước những việc làm sai trái của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trung Quốc tránh việc đưa vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn quốc tế vì họ biết họ sẽ bị các nước khác lên án. Trung Quốc tìm mọi cách để ASEAN cũng như các nước khác không thảo luận vấn đề này tại các diễn đàn đa phương. Trung Quốc còn thuê Campuchia phát biểu thay cho họ trong các diễn đàn ASEAN. Thaqạm chí lợi dụng thời điểm Campuchia làm Chủ tịch ASEAN để ép khói này chấp nhận squan điểm của Trung Quốc. Trung Quốc chỉ muốn thảo luận tay đôi giữa Trung Quốc với từng nước liên quan để dễ bề gây áp lực, buộc các nước liên quan chấp nhận điều mà Trung Quốc muốn ở Biển Đông. Vì thế Trung Quốc luôn luôn phản đối quốc tế hóa, đa phương hóa vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, nhiều khi Trung Quốc lại có các việc làm đi ngược lại chủ trương của Trung Quốc. Những việc đó vô hình trung làm cho vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa. Ngày 7/5/2009, Trung Quốc gửi đến Ban Thư ký Liên Hợp Quốc bản đồ có thể hiện yêu sách “đường lưỡi bò”. Việc làm này đã làm cho vấn đề Biển Đông được quốc tế chú ý hơn và thổi bùng làn sóng phản đối. ại Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a liên tiếp gửi công hàm cho Liên Hợp Quốc phản đối. Sau đó các học giả quốc tế tiếp tục viết các bài phân tích, nghiên cứu. Tháng 6/2012, Trung Quốc mời các công ty quốc tế tham gia đấu thầu ở 9 lô dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Việc làm này của Trung Quốc lại làm cho tình hình Biển Đông bước vào đợt căng thẳng mới. Tháng 4/2012, Trung Quốc gây căng thẳng với Phi-líp-pin xung quanh tranh chấp về chủ quyền đối với bãi Scarbovough ở Biển Đông. Trung Quốc thường bác bỏ quốc tế hóa các tranh chấp ở Biển Đông. Nhưng ngay tại hội nghị Đông Á vừa qua tại Căm-pu-chia, chính Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo lại chủ động nêu tranh chấp này ra. Như vậy, việc làm của ông Thủ tướng Trung Quốc đã làm cho vấn đề tranh chấp thành quốc tế hóa. Gần đây, Trung Quốc thể hiện bản đồ có yêu sách “đường lưỡi bò” trong hộ chiếu đi lại của dân. Việt Nam, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a lên tiếng phản đối thủ đoạn mới của Trung Quốc. Dư luận quốc tế cũng lên tiếng phê phán việc in bản đồ. Những việc làm như vậy của Trung Quốc càng làm cho thế giới hiểu rõ hơn câu chuyện đen, trắng của câu chuyện Biển Đông. Như vậy, Trung Quốc đang từng bước làm cho vấn đề Biển Đông bị quốc tế hoá.

An Bình

RELATED ARTICLES

Tin mới