Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung - Ấn cạnh tranh nhau cả trên núi và trên biển

Trung – Ấn cạnh tranh nhau cả trên núi và trên biển

BienDong.Net: Các diễn biến dọc Đường Kiểm soát thực tế (LoAC) ở vùng núi biên giới tranh chấp là dấu hiệu rõ ràng nhất cho sự cạnh tranh Trung – Ấn. Tuy nhiên, giữa họ còn tồn tại một cuộc chiến khó thấy hơn, đó là không gian ảnh hưởng hàng hải.

BDN xin giới thiệu bài viết trên The Diplomat về vấn đề này, qua bản chuyển ngữ của VietNamNet.

Ngoại giao con thoi

Những tháng gần đây, Ấn Độ đã có nhiều động thái để củng cố chính sách hướng Đông, trong đó có việc không ngừng mở rộng hợp tác, đề xuất tài trợ cho một số quốc gia Đông Nam Á, nhất là tăng cường khả năng phòng thủ hàng hải

Tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A.K. Antony đã thăm Singapore để tái khẳng định quan hệ quốc phòng song phương lâu dài giữa hai nước.

alt 

Cuối tháng 5, Thủ tướng Manmohan Singh đến Thái Lan, hai nước cam kết làm việc hướng tới một thoả thuận tự do thương mại. Bộ trưởng Antony cũng tới vương quốc này trong tháng 6. Ấn Độ và Thái Lan thường có những cuộc tuần tra chung. Tại Thái Lan, ông Antony đã đề xuất mở rộng sản xuất quốc phòng chung, Ấn Độ cũng sẽ gia tăng tiêu thụ vũ khí sang Thái.

Ở Bangkok, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khẳng định: “Chúng tôi ủng hộ giải pháp cho các bất đồng và tranh chấp thông qua tiến trình hội đàm và tham vấn giữa các bên. Mọi quốc gia phải tự kiềm chế và giải quyết vấn đề thông qua con đường ngoại giao, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế”.

Giữa điểm dừng chân Thái Lan và Singapore, ông Antony còn đến thăm Australia. Đây là lần đầu tiên một bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới thăm Australia – quốc gia có vị trí chiến lược và đồng minh hải quân tiềm năng. Không có gì phải ngạc nhiên khi ông Antony và người đồng cấp Australia Stephen Smith đưa ra cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự song phương.

Tiếp đến là Nhật Bản. Ấn Độ đã tăng cường đáng kể quan hệ với Nhật những tháng gần đây giữa lúc quan hệ Tokyo – Bắc Kinh xấu đi vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh đã tuyên bố trong chuyến công du tới Nhật hồi tháng 5 rằng, Tokyo là “một đối tác tự nhiên và không thể thiếu trong nỗ lực tìm kiếm của chúng tôi vì ổn định và hoà bình ở khu vực rộng lớn Châu Á – Thái Bình Dương”. Hơn thế nữa, không lâu sau chuyến thăm là thông báo Nhật hoàng sẽ có chuyến thăm Ấn Độ lần đầu tiên vào cuối năm nay.

Đáng chú ý là, cùng với Mỹ – nước có nhiều cuộc gặp cấp cao với Ấn Độ trong vài tuần nay – Nhật Bản, Australia và Singapore cũng bắt tay cùng New Delhi thực hiện cuộc tập trận hải quân Malabar 2007 tại vịnh Bengal khiến Trung Quốc bất an.

Ấn Độ cũng quan tâm đến việc tiếp cận gần hơn với láng giềng của Trung Quốc giống như cách Bắc Kinh làm với các láng giềng Ấn Độ. Mới đây, Ấn Độ cuối cùng đã chấp thuận yêu cầu của Myanmar giúp họ xây dựng các tàu tuần tra ngoài khơi. Tuyên bố đưa ra là một phần thuộc thoả thuận lớn hơn để mở rộng quan hệ quốc phòng song phương trong khuôn khổ chuyến thăm của Tư lệnh hải quân Myanmar Thura Thet Swe tới New Delhi.

Lấn sân vào Ấn Độ Dương

Trung Quốc có một chính sách đặc biệt khiến cả Ấn Độ và Myanmar lo ngại là bán vũ khí cho Bangladesh – quốc gia mà Myanmar có tranh chấp hàng hải dường như mới chỉ được giải quyết bên ngoài theo phán quyết của toà án quốc tế năm ngoái. Với Ấn Độ, động thái của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh không ngừng gia tăng hiện diện ở khu vực láng giềng Ấn Độ cũng như Ấn Độ Dương nói chung.

Ví dụ hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapaksa tại Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo nhất trí nâng cấp quan hệ thành đối tác hợp tác chiến lược. Tiếp đó, công ty xây dựng viễn thông Trung Quốc (CCCC) đã ký thoả thuận với Cục quản lý cảng Sri Lanka, theo đó, CCCC cam kết dành 1,4 tỉ USD để xây dựng một “thành phố cảng” xung quanh cảng Colombo. Nhiều công ty dầu khí Trung Quốc vẫn đang hoạt động trong khu vực này.

Ngoại trưởng Bangladesh Md Shahidul Haque đã dẫn đầu phái đoàn cấp bộ có chuyến thăm 5 ngày tới Trung Quốc vào cuối tháng 6. Tương tự như vậy, Ngoại trưởng của Seychelles (Châu Phi) Jean – Paul Adam cũng vừa kết thúc chuyến công du Trung Quốc. Mặc dù có ít chi tiết được công bố, nhưng Ấn Độ đang lo ngại về việc Trung Quốc lập một căn cứ hải quân tại Seychelles. Bắc Kinh còn tăng cường quan hệ quốc phòng với Maldives, và Seychelles sẽ là bước hợp lý tiếp theo.

Có lẽ thu hút sự chú ý nhất từ Ấn Độ là việc Trung Quốc muốn tài trợ để nâng cấp cảng Chabahar của Iran – một dự án được chú tâm lâu nay của Ấn Độ. 

Các động thái trên đã khiến New Delhi phải nhanh chóng phản ứng. Đầu tháng 7, họ ký hiệp ước an ninh hàng hải ba bên với Sri Lanka và Maldives. Ấn Độ công khai gọi Iran là “quan trọng” trong an ninh năng lượng của mình. New Delhi cũng xúc tiến các cuộc thảo luận với chính phủ Iran về việc để các doanh nghiệp Ấn Độ độc quyền phát triển cảng Chabahar Port từ 60 – 90 năm. 

Tổng thống Iran Hassan Rouhani thì ra tuyên bố: “Mở rộng quan hệ toàn diện với Ấn Độ sẽ là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của chính phủ Iran.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới