Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiHội nghị Shangri - La 2014: Ám ảnh mối đe dọa từ...

Hội nghị Shangri – La 2014: Ám ảnh mối đe dọa từ Trung Quốc

BienDong.Net: Các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông gây lo ngại cho các nước láng giềng đã trở thành là chủ đề nóng tại hội nghị an ninh Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 13 diễn ra từ ngày 30/5 đến 1/6/2014 khi Đối thoại Shangri – La đã trở thành diễn đàn để các nước tập trung tố cáo những hành vi gây căng thẳng trong khu vực của Bắc Kinh.

Shangri – La, mang tên khách sạn nơi tổ chức sự kiện, là một diễn đàn an ninh liên chính phủ do cơ quan nghiên cứu độc lập IISS (Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế) trụ sở ở London (Anh), tổ chức hàng năm từ 2002 tại Singapore, với sự tham dự của các Bộ trưởng quốc phòng và các tướng lĩnh quân đội 27 quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương.

 

Tàu Trung Quốc gây hấn trên Biển Đông

Trước phiên khai mạc Đối thoại Shangri – La 2014, IISS đã công bố tài liệu chiến lược với tiêu đề “Đánh giá An ninh khu vực năm 2014”. Tài liệu này tập trung vào các chủ đề quan trọng nhất được thảo luận tại các cuộc đối thoại trước, như sự thay đổi vai trò trong khu vực của các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ; những mối đe dọa từ những điểm bùng nổ bạo lực tiềm tàng, đặc biệt là bán đảo Triều Tiên và các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Tài liệu này cũng đề cập tới những vấn đề về cạnh tranh quân sự trong khu vực và biện pháp để xây dựng một trật tự an toàn và ổn định hơn ở khu vực.

Trong khuôn khổ của Đối thoại Shangri – La 2014, ngày 31/5 và 1/6 diễn ra năm phiên họp toàn thể về các chủ đề: Đóng góp của Mỹ vào ổn định ở khu vực; thúc đẩy hợp tác quân sự; giải quyết các mối quan hệ căng thẳng mang tính chất chiến lược; triển vọng hòa bình và an ninh tại Châu Á – Thái Bình Dương; và đảm bảo giải quyết xung đột tại Châu Á – Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, cũng có 5 phiên họp đặc biệt về thách thức của việc duy trì và giải quyết các vùng biển khơi; ảnh hưởng của năng lực quân sự mới tại Châu Á – Thái Bình Dương; biến đổi khí hậu, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HADR) và an ninh tại Châu Á – Thái Bình Dương; ASEAN và trật tự an ninh khu vực đang nổi; tương lai của Triều Tiên liên quan với an ninh khu vực.

Tham dự Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 có đại diện của nhiều quốc gia với thành phần gồm: Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng và các học giả. Đối thoại Shangri – La lần thứ 13 chính thức bắt đầu tối 30/5 với bài phát biểu trung tâm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng nước chủ nhà Singapore Ng Eng Hen đã bày tỏ lo ngại về tình hình an ninh khu vực khi « Không giống như Châu Âu, ở đây không có cơ chế liên kết cảnh báo bùng nổ xung đột khu vực.

Ông nhấn mạnh: Các tranh chấp về tài nguyên thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ và bối cảnh tăng trưởng kinh tế bất ổn như hiện nay đặt an ninh Châu Á trước một thách thức mới, đặc biệt với các sự cố mới đây tại Biển Hoa Đông và Biển Đông. Chính vì vậy, Châu Á cần phải xây dựng được một cơ chế có sức kháng cự lớn, nhằm tạo được các đồng thuận và niềm tin chính trị. Cơ chế này bao gồm các quy tắc đa phương, các hợp tác cụ thể và các hoạt động phối hợp giữa giới quân sự các nước.

Theo chuyên gia cao cấp Alexander Neill của Đối thoại Shangri – La nói với báo giới trước thềm hội nghị: “Trong vòng 12 tháng qua, an ninh khu vực rõ ràng đã đi xuống. Niềm tin trong quan hệ song phương đã suy giảm. Ẩn giấu phía sau tất cả điều này là sự thù địch giữa một Trung Quốc đang lên và siêu cường hiện tại là Mỹ”.

Bắc Kinh luôn cho rằng, Đối thoại Shangri – la thực chất là hội nghị duy trì và tăng cường vị thế chủ đạo của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương nên trước đây họ thường không cử quan chức cấp cao tham gia.

 alt

Bà Phó Oánh

Năm nay, theo báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, lần đầu tiên Bắc Kinh cử các quan chức ngoại giao hàng đầu đến tham dự. Dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc là cựu Thứ trưởng Ngoại giao và hiện là chủ tịch Ủy ban các vấn đề đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc, bà Phó Oánh.

Về phía Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Quán Trung dẫn đầu đoàn đại biểu 11 người đến dự hội nghị. Theo giới quan sát, Trung Quốc cử lực lượng hùng hậu tới Shangri – la để có sức biện minh cho các hành động khiêu khích trên Biển Đông thời gian qua, bao gồm vụ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Giáo sư Thời Ân Hoằng thuộc Đại học Nhân Dân cũng thừa nhận, trong Đối thoại Shangri – la năm nay, Bắc Kinh đưa đến một đoàn đại biểu hùng mạnh và giỏi hùng biện hơn “nhằm bảo vệ chính sách ngoại giao của Trung Quốc một cách chuyên nghiệp”.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới