Wednesday, December 25, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ chỉ dám đánh nhau với láng giềng, không dám ho he...

TQ chỉ dám đánh nhau với láng giềng, không dám ho he tiến ra xa

Trung Quốc ngày nay đang đẩy mạnh hiện đại hóa quân sự nhưng xét cho cùng, Bắc Kinh vẫn chỉ là con rồng trên giấy khi không thể can thiệp vào những sự kiện diễn ra xa bên ngoài lãnh thổ.

Báo cáo thường niên năm 2015 của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc có viết, một trong mục tiêu của Bắc Kinh trong thời gian tới là “trở thành một cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn và thốn trị trong khu vực”.

Trung Quốc chưa bao giờ là một cường quốc về quân sự trên toàn cầu. Trên thực tế, Bắc Kinh cũng chưa từng thực hiện được chiến lược như vậy.

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này không muốn phô trương sức mạnh. Mỹ và Trung Quốc đang có những mâu thuẫn kể từ khi Bắc Kinh mở rộng định nghĩa (trái phép) về lãnh thổ ở khu vực Tây Thái Bình Dương, đe dọa các đồng minh của Mỹ và trật tự kinh tế thế giới sau chiến tranh.

Tuy nhiên, Trung Quốc chưa thể sánh ngang với quân đội Mỹ trong cuộc chiến toàn cầu – Reuters nhận định. Bắc Kinh thiếu sự chuyên nghiệp, học thuyết quân sự và các trang thiết bị để thực hiện điều này.

Quân đội Trung Quốc chưa từng có kinh nghiệm chiến đấu trong khi công tác đào tạo vẫn thiếu gắn kết với thực tế.

Đa số các trang thiết bị quân sự của Trung Quốc chưa từng được tham gia thực chiến. Vì vậy, không thể biết rõ những khí tài quân sự này hoạt động như thế nào.

Điều này có thể không quan trọng bởi Bắc Kinh chỉ sẵn sàng tham chiến với các nước láng giềng xung quanh khu vực biên giới và các vùng biển giáp với quốc gia này. Một nhiệm vụ được xem là dễ dàng hơn với lực lượng chưa có nhiều kinh nghiệm.

Trung Quốc luôn hướng đến phòng thủ chủ động

Chiến tranh thế giới lần II đã tạo nên ảnh hưởng mạnh mẽ với sự phát triển của một Trung Quốc hiện đại sau này. Trong giai đoạn những năm 1980, chiến lược quân sự Trung Quốc tập trung vào một mối đe dọa lớn, đó là ảnh hưởng ngày càng lớn ở trên bộ từ Liên Xô.

Để chống lại mối đe dọa này, Bắc Kinh tập trung vào các chiến lược ngắn hạn, nâng cao khả năng phòng thủ của lực lượng bộ binh.

Năm 1985, mối đe dọa từ Liên Xô suy yếu và Trung Quốc đã thay đổi chiến lược chiến tranh. Chiến lược phòng thủ chủ động từ trung tâm Trung Quốc được di dời xa đến khu vực biên giới phía tây và khu vực giáp biển ở phía đông, bao gồm Đài Loan. Tuy nhiên, chiến lược mới vẫn chú trọng vào việc phòng thủ.

30 năm sau này, Trung Quốc vẫn theo đuổi tham vọng phòng thủ ngoài khơi, đến những hòn đảo mà Bắc Kinh chỉ mới tuyên bố chủ quyền phi lý. Đó là lý do mà Trung Quốc đã chi hàng trăm tỷ USD trong giai đoạn những năm 1990 và 2000 đểphát triển vũ khí phòng thủ và tầm ngắn nhằm tối ưu hóa khả năng tấn công Đài Loan.

Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc

Trung Quốc sở hữu số lượng máy bay chiến đấu nhiềuthứ hai thế giới (1.500 so với 2.800 máy bay của Washington) nhưng chỉ có một vài máy bay tiếp dầu trên không giúp mở rộng phạm vi tác chiến từ căn cứ quân sự. Trong khi Mỹ có 500 máy bay tiếp dầu để có thể hoạt động trên khắp thế giới.

Tương tự, hải quân Trung Quốc với quy mô khoảng 300 tàu chiến chỉ kém Mỹ khoảng 200 tàu. Nhưng Trung Quốc chỉ có 6 tàu hậu cần có khả năng tiếp nhiên liệu cho các tàu khác trên biển. Ham đội của Mỹ biên chế 30 tàu loại này.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng không có các căn cứ quân sự ở nước ngoài để hỗ trợ tác chiến khi xung đột xảy ra. Không có sức mạnh quân sự trên toàn cầu nhưng Bắc Kinh lại có thể đe dọa Mỹ bằng số lượng các tàu chiến, máy bay tầm ngắn trong một khu vực địa lý nhỏ hẹp. Bởi Hoa Kỳ không thể triển khai một lượng lớn tàu chiến và máy bay cùng một khu vực trong một khoảng thời gian nhất định.

Thống kê vào năm 2008 của tổ chức RAND có trụ sơ tại California ước tính Trung Quốc sẽ giành lợi thế lớn trước Mỹ nếu xung đột xảy ra xung quanh vùng lãnh thổ Đài Loan. Mỗi máy bay Mỹ cất cánh từ căn cứ quân sự ở Nhật Bản phải đối mặt với 3 máy bay Trung Quốc hay tỷ lệ này là 10:1 nếu cất cánh từ đảo Guam. Ngay cả khi sở hữu các chiến đấu cơ hiện đại gấp nhiều lần Trung Quốc, các máy bay Mỹ cũng sẽ không thể tác chiến với số lượng chênh lệch như vậy.

Chuỗi đảo thứ hai

Máy bay cảnh báo sớm Y-8 của Trung Quốc bay qua không phận nằm giữa đảo Okinawa và đảo Miyako ở phía nam Nhật Bản năm 2013

Mặc dù chiến lược của Trung Quốc tập trung vào phòng thủ nhưng Bắc Kinh vẫn coi việc Mỹ cản bước trước những tham vọng mở rộng lãnh thổ là một yếu tố mang tính “tấn công”.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý đối với các đảo, bãi đá ở biển Hoa Đông và Biển Đông và đẩy mạnh việc biến chúng thành những cơ sở hạ tầng, sân bay và tiền đồn phục vụ mục đích quân sự kể từ năm ngoái.

Mỹ với tư cách là đồng minh quân sự của Nhật Bản và Philippines đã tiến hành các hoạt động tuần tra ở Biển Đông nhằm đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trong khu vực. Kịch bản xung đột quân sự nếu xảy ra sẽ không có lợi cho Mỹ khi lực lượng Trung Quốc đông hơn gấp nhiều lần khi tác chiến ở Biển Đông.

Chiến lược của Mỹ tránh giao tranh với Trung Quốc nhưng cũng không để cho Bắc Kinh nắm hoàn toàn quyền kiểm soát khu vực Tây Thái Bình Dương. Cùng với mối đe dọa quân sự, Mỹ cũng xúc tiến đàm phán với Trung Quốc nhằm “thúc đẩy hòa bình, an ninh châu Á cũng như trên toàn thế giới”.

Binh sỹ quân đội Trung Quốc

Sau khi để Trung Quốc vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, Mỹ những năm qua đã tập trung lực lượng ở chuỗi đảo thứ hai trải dài từ đảo Honshu của Nhật Bản, đi qua quần đảo Ogasawara, đảo Iwo Jima, quần đảo Mariana, quần đảo Palau… Đây cũng là khu vực mà những hành động của Trung Quốc đe dọa mạnh mẽ đến quyền lợi của Hoa Kỳ.

Như vậy, dù chưa thể trở thành cường quốc với tiềm lực quân sự toàn cầu, Trung Quốc đang thách thức chiến lược của Mỹ tại những khu vực giáp với biên giới mà Bắc Kinh đang cố nhận trên Biển Đông và biển Hoa Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới