Wednesday, January 15, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiBáo Nga: “Người Nhật đã được phép tấn công Trung Quốc”

Báo Nga: “Người Nhật đã được phép tấn công Trung Quốc”

Ngày 18/7, Tờ “Svobodnaia Pressa” (SV-Nga) đã cho đăng bài với tiêu đề trên, xin dịch lại để giới thiệu cùng bạn đọc (có sắp xếp lại để tiện theo dõi).

Mục đích là để cung cấp thêm một cách nhìn từ một hướng khác về cùng một vấn đề.

Phần một: Lời dẫn của Ban biên tập

“Nhật Bản vừa tiến hành một bước đi tối quan trọng trong việc mở rộng thẩm quyền của Lực lượng phòng vệ nước này. Ngày thứ năm 16/7/2015, Hạ viện Nhật Bản đã thông qua một gói các điều chỉnh trong lĩnh vực quốc phòng cho phép Lực lượng quân sự nước này quyền sử dụng sức mạnh của mình ở nước ngoài.

Lần đầu tiên kể từ sau thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có quyền sử dụng vũ khí trong trường hợp đối mặt với khiêu khích quân sự, để bảo vệ các nước bạn bè kể cả trong trường hợp Nhật Bản không bị tấn công. Thêm nữa, điều khoản cấm các quân nhân Nhật Bản mang vũ khí trong các chiến dịch của Liên Hợp Quốc cũng bị hủy bỏ.    

Người đưa ra sáng kiến trên (các điều chỉnh) là Thủ tướng S.Abe tuyên bố: “Tình hình an ninh quanh Nhật Bản đang ngày càng trở nên phức tạp. Những điều chỉnh này (trong luật) có tầm quan trọng mang tính chất sống còn để bảo vệ cuộc sống của người dân Nhật Bản và ngăn ngừa chiến tranh”.

Những mối đe dọa đối với an ninh Nhật Bản, theo quan điểm của giới lãnh đạo nước này, xuất phát từ ba cường quốc hạt nhân – Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga. Đồng thời, cũng theo các nhà lãnh đạo Nhật Bản thì nước này sẽ tiếp tục tăng cường và củng cố mối quan hệ với đồng minh chủ chốt của mình – Mỹ.

Bắc Kinh đã có ngay những phản ứng hết sức căng thẳng trước bước đi trên của Tokyo. “Việc Nghị viện Nhật Bản thông qua đạo luật mới về an ninh là chưa từng có tiền lệ” –  nguyên văn một trích đoạn trong Thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Cũng trong thông cáo này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết là Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì trong cuộc hội đàm với Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Nhật Bản Siotaro Iati đang có chuyến thăm chính thức tại Trung Quốc  đã bày tỏ sự “quan ngại sâu sắc” và  “nhận thức cứng rắn” của Trung Quốc trước sự kiện này.        

Tại cuộc hội đàm này, ông Dương cũng nhấn mạnh: “Nhật Bản đang tăng cường sức mạnh quân sự và đã có những thay đổi đáng kể trong chính sách của mình trong lĩnh vực phòng vệ và an ninh. Không nhẽ Tokyo có ý định từ bỏ đường lối chính trị phòng thủ? Chúng tôi kiên quyết kêu gọi Nhật Bản rút ra những bài học kinh nghiệm từ lịch sử bằng một cách thức thích hợp và theo đuổi con đường phát triển hòa bình”.   

Nhưng giờ thì ngay cả “nhận thức cứng rắn” (của Trung Quốc) cũng đã rất khó có thể làm cho Thủ tướng S.Abe thay đổi quan điểm. Vấn đề tăng cường quyền hạn cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, có thể nói là mũi tên đã được đặt trên dây cung. Hiện nay gói dự luật sẽ được chuyển cho Thượng viện xem xét.

Và kể cả trong trường hợp các dự án luật này không được (Thượng viện) thông qua (liên minh của S.Abe chiếm đa số trong Thượng viện – nhưng không phải là đa số áp đảo), thì về mặt nguyên tắc cũng không có gì có thể thay đổi được tình hình.

Trong trường hợp dự thảo luật được đưa quay lại Hạ viện (theo Hiến pháp Nhật thì Hạ viện có quyền ưu tiên trong quá trình thông qua các dự án luật) thì luật mới này sẽ mặc nhiên được coi là đã được thông qua sau 60 ngày kể từ ngày bỏ phiếu thông qua lần đầu tại Hạ viện. Tức là sẽ có hiệu lực vào ngày 14/9/2015 tới.      

Phần hai : Các chuyên gia Nga am hiểu về Nhật Bản trả lời các câu hỏi của “SV”.

Nhật Bản dự định đánh nhau với ai và tại sao?

1.Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Viễn đông Viện Hàn lâm khoa học Nga Valeri Kistanov cho biết ý kiến của mình về câu hỏi này như sau:

Nhật Bản chuẩn bị đánh nhau với ai thì chắc chắn là các nhà chiến lược Nhật Bản biết, nhưng để tuyên bố công khai thì nước này, như người ta thường nói, chỉ củng cố khả năng quốc phòng của mình.

Trong tốp đầu các mối đe dọa đối với Nhật Bản có:  thứ nhất là Bắc Triều Tiên sở hữu tên lửa hạt nhân, vị trí thứ hai – mối đe dọa Trung Quốc.

Một hiện tượng rất phổ biến ở Nhật Bản là thuật ngữ “mối đe dọa Trung Quốc” đã ăn sâu vào trong tiềm thức và phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp của các chính khách, chuyên gia, quân nhân và các nhà hoạt động xã hội nước này.

Tôi nghĩ rằng, tất cả mọi người đều hiểu: Nhật Bản tăng cường tiềm lực quân sự và mở rộng khuôn khổ hoạt động của Lực lượng phòng vệ chính là nhằm vào hướng Trung Quốc.    

RELATED ARTICLES

Tin mới