Tuesday, December 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTham nhũng ở Việt Nam vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp...

Tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật

“Báo cáo của cơ quan có chức năng cho thấy các vụ tham nhũng xảy ra nhiều nhưng ra đến tòa án thì tham nhũng còn rất ít. Nhiều vụ việc khi được phát hiện thì chỉ xử lý bằng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc thuyên chuyển công tác…”

Tại buổi công bố kết quả khảo sát, nghiên cứu về thu hồi tài sản tham nhũng sáng 29/7, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) cho rằng dư luận xã hội không chỉ quan tâm đến hình phạt đối với người phạm tội mà vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng đã bị chiếm đoạt như thế nào cũng rất được chú ý, theo dõi. Nếu tài sản tham nhũng không thu hồi được thì việc xử lý tham nhũng không triệt để, không được được hiệu quả thực tế và mục tiêu phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước đã đặt ra trong nhiều văn bản, nghị quyết. “Thu hồi tài sản tham nhũng là hoạt động quan trọng và khó khăn, là thước đo hiệu quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng”- kết quả nghiên cứu thể hiện.

Đối với việc phòng ngừa, phát hiện việc chuyển tài sản do phạm tội mà có, pháp luật Việt Nam đã quy định tương đối đầy đủ cơ chế giám sát cả cá nhân, tổ chức, cơ quan có giao dịch liên quan đến tiền, tài sản để phòng, chống rửa tiền. Cơ chế này nhấn mạnh yếu tố xác định và nhận dạng khách hàng, áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định căn cước chủ sở hữu của khoản tiền, tài sản có giá trị lớn, nhận dạng các giao dịch đáng ngờ. Tuy nhiên đối với việc kiểm tra, giám sát các tài khoản được mở, được duy trì hoặc nhân danh các cá nhân đang hoặc đã từng giữ chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, hay các thành viên trong gia đình, cộng sự thân thiết của người này thì pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể.

Mặc dù cơ sở pháp luật cho việc thu hồi tài sản tham nhũng đã có nhưng thực tiễn cho thấy số lượng tiền, tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ việc, vụ án tham nhũng là rất lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của nhà nước, của nhân dân; tỷ lệ tiền, tài sản thu hồi được rất nhỏ so với thiệt hại bị chiếm đoạt.

Nhóm nghiên cứu dẫn ra báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ cho thấy năm 2013 tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng chỉ khoảng dưới 10%, năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22%.

Việc phát hiện và xử lý tham nhũng, trong đó có vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng được nhận định là khâu yếu nhất, gây ra nhiều bức xúc cho xã hội.

Rất ít án tham nhũng (?!)

Về hiệu quả phát hiện tham nhũng, có nhiều ý kiến đại biểu tại tòa đàm đồng tình cho rằng hiện nay chỉ phát hiện được 5% vụ việc tham nhũng là quá ít, còn lại 95% chưa được phát hiện đều có lý do.

“Thực tế, báo cáo của cơ quan có chức năng cho thấy các vụ tham nhũng xảy ra nhiều nhưng đến tòa án thì án tham nhũng còn rất ít. Nhiều vụ việc khi được phát hiện thì chỉ xử lý bằng hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc thuyên chuyển công tác… Việc tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất yếu. Một số trường hợp chưa xử lý triệt để, muốn xử lý nhẹ, xử lý nội bộ, không muốn chuyển cơ quan chức năng xem xét để xử lý theo quy định pháp luật”- báo cáo chỉ rõ.

Theo nhóm nghiên cứu, một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật hiện nay quy định trách nhiệm người đứng đầu nếu xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức mình quản lý.

Về nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng, người được hỏi là công chức, viên chức cho rằng những nguyên nhân sau có ảnh hưởng: Cơ sở pháp lý trong hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng còn nhiều hạn chế, vướng mắc (33,9%); thiếu trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản (22,8%); chưa có quy định về tịch thu tài sản mà không được chứng minh có nguồn gốc hợp pháp (29,7%); chưa có quy định cụ thể về hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản tham nhũng ở nước ngoài (22,2%)…

giang-kim-dat-anh-co-quan-dieu-tra-cung-cap-f6d5d-718b0

Ngoài việc niêm phong 40 bất động sản của Giang Kim Đạt – nguyên quyền Trưởng phòng kinh doanh Công ty Vinashinlines, ở Việt Nam, cơ quan chức năng sẽ phối hợp với phía Singapore thu hồi tài sản của Đạt đang ở đảo quốc này (Ảnh cơ quan an ninh điều tra cung cấp).

Hơn nữa, việc quan niệm tài sản tham nhũng là tài sản của người có hành vi tham nhũng cũng đang gây ra khó khăn trong việc thu hồi hiện nay. Chính vì quy định này nên để thực hiện các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng cần có bản án hình sự của tòa án xác định người phạm tội tham nhũng.

“Nói cách khác chúng ta mới chỉ thu hồi tài sản tham nhũng thông qua bản án hình sự. Quá trình điều tra, truy tố, xét xử là một quá trình lâu dài, mất nhiều thời gian và kẻ phạm tội kịp thời chuyển tài sản sang cho người thân, gia đình. Trong khi đó chúng ta chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của toàn xã hội nên tài sản có nguồn gốc tham nhũng dễ dàng bị tẩu tán, không thể thu hồi được”- nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học thanh tra phân tích.

RELATED ARTICLES

Tin mới