Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiNhững chuyến thăm của Hải quân Nga 'khi thời tiết nóng'

Những chuyến thăm của Hải quân Nga ‘khi thời tiết nóng’

Tại sao những lúc Biển Đông có dấu hiệu nóng lên căng thẳng là Hải quân Nga xuất hiện?

 

Đi đầu đội tàu Nga ghé thăm Cam Ranh là tàu khu trục chống ngầm Nguyên soái Shaposhnikov mang số hiệu 543.

Nếu như các cuộc tập trận, ngoài tác dụng huấn luyện, nó luôn mang một thông điệp quân sự đằng sau cho những đối tượng được coi là mục tiêu giả định…thì các chuyến thăm viếng nhau của lực lượng Hải quân (và duy nhất chỉ có Hải quân) của quốc gia này đến quốc gia kia luôn chứa đựng một thông điệp chính trị.

Thông điệp quân sự là phô trương lực lượng răn đe đối phương. Thông điệp chính trị là khẳng định lòng tin, củng cố liên minh, sự giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong những tình thế nhất định.

Thông điệp quân sự và thông điệp chính trị luôn luôn mang tính “ẩn ý”, do đó, điểm nhấn để lộ “ý thật” của thông điệp mà giới quan sát thường quan tâm là thời điểm xảy ra cuộc tập trận hay thăm viếng.

Chúng ta hãy nhớ lại thời điểm khi đội tàu của Hạm đội Thái Bình Dương Liên bang Nga do tàu Tàu săn ngầm “nguy hiểm nhất thế giới” Nguyên soái Shaposhnikov thăm bất ngờ, không chính thức vào Cam Ranh Việt Nam ngày 17/6/2014 (Lưu ý là thời điểm đó chưa có thỏa thuận Nga-Việt về sử dụng Cam Ranh).

Đó là vào lúc căng thẳng nhất, có nguy cơ xảy ra xung đột khi Trung Quốc ngang ngược bất chấp hạ đặt giàn khoan trái phép sâu trong thềm lục địa Việt Nam (từ 2/5-15/7/2014), nghĩa là chỉ sau đó 2 tuần.

Vụ hạ đặt giàn khoan được coi như là sự khủng hoảng quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lớn nhất từ trước đến nay. Một số người đã đặt ra câu hỏi tại sao Nga im lặng, không có thái độ gì khi Trung Quốc đã hành động ngang ngược, bất chấp như vậy trên Biển Đông…thì chuyến thăm bất ngờ đó lớn hơn một thái độ là một hành động. 

Hoàn Cầu thời báo lúc đó vô cùng hậm hực, bêu xấu mối hợp tác quân sự Việt-Nga đủ điều. Chỉ riêng việc họ biết quân nhân Nga, sỹ quan chỉ huy biên đội, dâng hoa tưởng niệm bia mang dòng chữ “ Những quân nhân Liên Xô, Nga và Việt Nam hiến thân mình vì hòa bình khu vực” thì hành động đó, theo họ là đã “khiến cho một số quốc gia khu vực không vừa lòng…”.

Đương nhiên, tàu săn ngầm “nguy hiểm nhất thế giới” Nguyên soái Shaposhnikov và 2 tàu khác của Nga không phải bất ngờ đến Cam Ranh-Việt Nam chỉ để dâng hoa tưởng niệm. Chỉ có Việt Nam và Nga biết được đội tàu này vào Việt Nam mang theo những gì, thống nhất, chia xẻ những thông tin gì…nhưng một thông điệp chính trị rõ ràng cho Trung Quốc về vai trò của Nga, về sự hợp tác hỗ trợ quân sự của Nga và Việt Nam.

Trung Quốc ngày 22/7/2015 đã tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông đến ngày 31/7/2015 sau một loạt căng thẳng khi Mỹ đưa máy bay, tàu chiến tuần tra Biển Đông thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và hành động ngang ngược của Trung Quốc khi bồi đắp các bãi đá chìm xây dựng thành các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.

Sáng 31/7/2015, đội tàu chiến của Hải quân Nga do tàu Đô đốc Pantelev dẫn đầu đã cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng thăm chính thức Việt Nam đến hết ngày 2/8

Cuộc tập trận này Trung Quốc muốn nắn gân, thách thức Mỹ hay là đe dọa láng giềng thì không cần bàn đến, nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 23/7 tuyên bố đàng hoàng rằng, hành động của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, ngăn cản đà phát triển của quan hệ hai nước, làm cho tình hình thêm căng thẳng, phức tạp, đe dọa an ninh an toàn hàng hải trong khu vực và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay hành động xâm phạm chủ quyền này.

Tiếp theo, từ ngày 2/8, Trung Quốc lại tiếp tục tập trận tại Tây TBD gồm Khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường Type 052C Changchun; khinh hạm Type 054A Changzhou và một tàu tiếp liệu lớp Type 903 mà theo Đài Loan là nhằm để “phô diễn sức mạnh cơ bắp trước láng giềng khu vực”.

Ngày 31/7/2015 đội tàu chiến của Hải quân Nga do tàu Đô đốc Pantelev dẫn đầu đã cập cảng Tiên Sa Đà Nẵng thăm chính thức Việt Nam đến hết ngày 2/8.

Chúng ta lưu ý thời điểm vì chuyến thăm khi “thời tiết” quân sự và chính trị đang thất thường và ngay trong lúc thời tiết biển không thuận lợi đến mức tàu kéo SB-522 và tàu chở dầu Penhega không thể cập cảng Tiên Sa được và cũng như lần trước đây là tàu khu trục săn ngầm hiện đại nhất thế giới của Nga.

Tại sao thăm Đà Nẵng chứ không phải là Cam Ranh? Dễ hiểu là thăm Đà Nẵng (hay bất cứ địa điểm nào trừ Cam Ranh) mới chính danh để chuyển tải thông điệp, còn Cam Ranh thì Việt Nam-Nga đã có thỏa thuận riêng là chỉ cần báo trước thì bất cứ tàu chiến nào của Nga cũng được vào Cam Ranh. Do đó, việc có vào Cam Ranh hay không sau khi rời khỏi cảng Tiên Sa của tàu khu trục săn ngầm “Đô đốc Pantelev” số hiệu 548… là hoạt động có tính bí mật quân sự của Nga-Việt xin miễn bàn đến.

Tại sao những lúc Biển Đông có dấu hiệu nóng lên căng thẳng là Hải quân Nga xuất hiện? Câu hỏi này, về thông điệp chính trị, như đã giải thích ở trên, vấn đề ta quan tâm hơn, ở đây là tại sao chuyến thăm chỉ những khu trục hạm săn ngầm hiện đại bậc nhất thế giới mà không phải là tàu khu trục tên lửa?

Vậy tại sao Mỹ tuần tra trên Biển Đông bằng loại máy bay P-8A-loại máy bay săn ngầm hiện đại nhất của Mỹ? Rõ ràng, tàu ngầm Trung Quốc trên Biển Đông là mục tiêu hàng đầu của Hải quân Mỹ và Biển Đông là nơi trú ẩn, nơi xuất phát tấn công của các loại tàu ngầm Trung Quốc lý tưởng nhất, đe dọa đến an ninh Mỹ và đồng minh.

Trên Biển Đông, với các hệ thống tên lửa bờ hiện đại như Bastion-P, máy bay SU-30MK mang tên lửa diệt hạm tiên tiến thì “không đủ rộng” cho tàu chiến mặt nước phát huy thế mạnh để tấn công đòn phủ đầu. Do vậy, tàu ngầm là sự lựa chọn tối ưu nhất, nguy hiểm nhất hoạt động ở Biển Đông.

Biển Đông, chính xác là một khu vực sẽ xảy ra tác chiến ngầm khốc liệt nhất, lớn nhất trong tương lai và đương nhiên các lực lượng săn ngầm hiện đại nhất, tiên tiến nhất cũng không thể thiếu vắng.

Việc tàu khu trục săn ngầm Đô đốc Patelev hiện đại nhất thế giới xuất hiện trên Biển Đông ở thời điểm cuối và đầu 2 cuộc tập trận của Trung Quốc, ngoài thông điệp chính trị ra thì cũng như máy bay săn ngầm P-8A của Mỹ, đều có cùng mục đích quân sự.

Xem ra với Nga, Trung Quốc không chỉ là đối tác mà còn là đối tượng, dù sắp tới có tập trận chung với nhau trên Hoa Đông thì không có nghĩa Biển Đông, Nga chấp nhận hành động của Trung Quốc như tuyên bố của Bộ ngoại giao Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới