Monday, December 23, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiKế hoạch Vành đai, Con đường của TQ có thể tắt tạm...

Kế hoạch Vành đai, Con đường của TQ có thể tắt tạm thời

Trung Quốc đang đứng trước thách thức nhằm triển khai sáng kiến Vành đai và Con đường trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn.

Công nhân làm việc tại tuyến đường sắt nối liền Tân Cương và Nội Mông.

Theo Đa Chiều, phương Tây đang ngày càng chìm sâu vào nợ nần. Nhiều quốc gia ở Nam Âu có thể theo bước Hy Lạp, vốn đang có nguy cơ bị khai trừ khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Thị trường tiền tệ thế giới thời gian qua đang đứng trước nhiều khó khăn. Đồng rupiah của Indoensia đạt mức giảm mạnh nhất trong 17 năm qua. Trong khi đó, đồng tiền của Brazil đã mất giá một phần ba chỉ trong vòng một năm qua, cho đến tháng Bảy năm nay.

Đồng ringgit Malaysia trượt giá xuống đến mức thấp nhất trong 16 năm còn đồng Bath Thái đạt mức giảm mạnh trong 5 năm. Mức tăng trưởng xuất khẩu tại các thị trường mới nổi giảm 2% trong khi con số này tại các nước đang phát triển đã trở về con số không.

Cùng với sự sụt giảm giá trị đồng tiền, giá cổ phiếu và giá vàng cũng đi xuống, nhà các đầu tư Trung Quốc – chủ yếu là phụ nữ trung niên (người hay mua vàng tích trữ) là những người hứng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Giá lúa mì giảm xuống mức thấp nhất trong 4 năm trong khi giá kim loại đồng tại sàn Giao dịch Kim loại London cũng đạt mức giảm mạnh trong 6 năm.

Giá than cốc tuột dốc không phanh khi hai công ty Nhật Bản và Brazil vừa qua đã bán mỏ khai thác than ở Australia trị giá 631 triệu USD cách đây 3 năm với mức giá siêu thấp.

Dự trữ ngoại hối của Brazil, Argentina và Venezuela hiện tại đều khá yếu, rất khó cho các chính phủ thúc đẩy chi tiêu đạt mức bền vững. Điều này cho thấy việc hoán đổi tiền tệ là điều khó tránh khỏi. Theo Viện Tài chính Quốc tế, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và Malaysia là những quốc gia nhiều khả năng đứng trước cuộc khủng hoàng tiền tệ.

Nhiều quốc gia đối mặt với khủng hoảng nợ công nằm trong sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Như vậy, Bắc Kinh có thể sẽ phải chờ đợi cho đến khi khủng hoảng “chạm đáy” và bắt đầu “đánh bắt từ đáy”. Tuy nhiên, những quốc gia này cũng đang khó khăn khi phải đối mặt với khó khăn, nhạy cảm…

Mặc dù Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã thực hiện nhiều quy định nhưng cũng không thể gánh vác nền kinh tế. Chi phí sản xuất đã giảm mạnh cùng với giá năng lượng giúp cho nền kinh tế quốc gia vẫn có thể cứu vãn.

Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (SOE) sẽ né tránh khả năng phá sản thông qua các khoản đầu tư hạ tầng để hướng tới cải cách. Các loại thuế và lãi suất có thể sụt giảm, chí ít có thể cứu vãn nền kinh tế khỏi sụp đổ, theo Đa Chiều.

Trong khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng tồi tệ hơn, sáng kiến Vành đai và Con đường phải đối mặt với những thách thức chưa từng có cùng với những điều kiện địa chính trị phức tạp ở Trung Á. Sáng kiến tương tự như khái niệm Con đường Tơ lụa từng được Mỹ, Nhật Bản và Nga áp dụng nhưng đều gặp trở ngại trong cách tiếp cận với Trung Á.

Năm 1999, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Chiến lược Con đường Tơ lụa, nhằm mở rộng trở thành sáng kiến mới vào năm 2011. Mục tiêu của sáng kiến nhằm hội nhập sâu rộng hơn trong khu vực bằng việc nối lại các tuyến đường thương mại cũ và liên kết các cơ sở hạ tầng bị phá hủy do hàng thập kỷ xung đột.

Khái niệm của Nhật Bản về Con đường Tơ lụa mới bắt đầu từ thời kỳ Minh Trị trong thế kỷ 19. Năm 1997, Nhật Bản còn đề xuất sáng kiến “Ngoại giao Con đường Tơ lụa”. Kế hoạch đối diện với sự ngờ vực của nhiều quốc gia châu Âu.

Theo Đa Chiều, ảnh hưởng của Nga trong khu vực diễn ra tự nhiên so với Mỹ. Năm 2000, Nga đề xuất hành lang vận tải Bắc-Nam nối liền Nga, Iran và Ấn Độ. Tuy nhiên, do phản đối từ Pakistan- quốc gia nằm giữa Iran và Ấn Độ cũng như xung đột ở Afghanistan và sự suy thoái của kinh tế Nga, kế hoạch đã không gặt hái được nhiều thành công.

Cho đến nay, sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc chưa thể tác động đến các thành viên tương tự như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nếu như xảy ra tranh chấp hay bất đồng, những vấn đề này phải được giải quyết thông qua Trung Quốc. Liệu Bắc Kinh có đủ khả năng xử lý các đối thoại quốc tế?

Quan trọng hơn, sáng kiến Vành đai và Con đường dự kiến sẽ tạo nên những thay đổi trong 30-50 năm tới. Hiện chưa rõ liệu Bắc Kinh có thể tận dụng tầm ảnh hưởng của sáng kiến này để thay đổi toàn bộ nền kinh tế và chính trị toàn cầu?. Trong khi đó, khu vực châu Á có thể sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới