Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ sẽ không cứng rắn để giải quyết vấn đề Biển Đông?

Mỹ sẽ không cứng rắn để giải quyết vấn đề Biển Đông?

Ngày càng nhiều các quan chức và các nhà phân tích Mỹ thúc giục chính quyền của Tổng thống Obama cứng rắn hơn trước những hành động đơn phương của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Trung Quốc điều giàn khoan xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014.

Tờ The Age ngày 14/8 đã đăng tài bài phân tích của chuyên gia Ashley Townshend thuộc Viện Nghiên cứu Mỹ ở Đại học Sydney, Australia về chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc ở Biển Đông.

Nhiều quan chức Mỹ đề nghị triển khai “hoạt động tự do hàng hải”, bao gồm việc các tàu chiến và máy bay tiếp cận khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông.

Những người khác kêu gọi Washington gây sức ép với Bắc Kinh bằng việc khuyến khích các nước Đông Nam Á thiết lập bộ quy tắc ứng xử mà không có sự tham gia của Bắc Kinh.

Những hành động này có thể là phản ứng chính đáng trước những hành động xây dựng “vạn lý trường thành bằng cát” của Trung Quốc. Bởi Bắc Kinh hoàn toàn có khả năng quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo, kiểm soát tuyến đường hàng hải quốc tế ở Biển Đông.

Theo chuyên gia Ashley Townshend, chính sách quyết đoán của Mỹ sẽ khó có thể ngăn cản hoàn toàn Trung Quốc mà thậm chí có thể gây tác động xấu đến vị trí chiến lược của Washington.

Về mặt lý thuyết, việc hải quân Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải sẽ nhằm phản đối hành động xây đảo của Trung Quốc phục vụ mục đích quân sự. Các nhà hoạch định quốc phòng Mỹ cũng hy vọng một lực lượng mạnh mẽ sẽ khiến lãnh đạo Trung Quốc suy nghĩ lại.

Tuy nhiên, chính sách này nhiều khả năng sẽ không mang lại hiệu quả. Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng trước hành động quân sự từ Washington. Thay vì chấp thuận theo yêu cầu của Mỹ, Bắc Kinh có thể tăng cường sử dụng radio để cảnh báo các lực lượng hải quân nước ngoài rời khỏi khu vực. Trung Quốc cũng có thể điều máy bay và tàu chiến áp sát lực lượng Mỹ và các quốc gia khác.

Như vậy Mỹ sẽ đáp trả kịch bản này như thế nào? Liệu Hoa Kỳ có chấp nhận lùi bước hay tiếp tục các hành động mạnh mẽ nhưng gây rủi ro xung đột? Dù thế nào, Washington cũng bị đẩy vào tính thế mà không thể vẽ nên ranh giới đỏ nếu như không leo thang xung đột.

Việc kiên quyết thực hiện hoạt động tự do hàng hải cũng sẽ gây sức ép lên tình hình trong nước của Trung Quốc mà các nhà lãnh đạo không thể bỏ qua. Đối với đại đa số người dân Trung Quốc, họ được tuyên truyền nhồi sọ là “các đảo ở Biển Đông không chỉ là vấn đề chủ quyền mà còn là yếu tố mang tính biểu tượng của quốc gia”. Sự xuất hiện của các tàu chiến Mỹ tại các cơ sở mới do Trung Quốc xây trái phép sẽ khiến những người theo chủ nghĩa dân tộc kêu gọi sự đáp trả thích đáng.

Trong bối cảnh mà nền kinh tế đang có dấu hiệu chững lại, chủ nghĩa dân tộc là một trong những yếu tố giúp các nhà lãnh đạo Trung Quốc bảo đảman ninh trong nước.

   Mỹ sẽ không cứng rắn để giải quyết vấn đề Biển Đông? - Ảnh 2

Máy bay Mỹ ghi lại hoạt động cải tạo trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông hồi tháng Năm (ảnh CNN)

Hành động cứng rắn của Mỹ cũng có thể củng cố quan điểm của những người muốn Bắc Kinh thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) (phi pháp) ở Biển Đông. Điều này dẫn đến sự hiện diện của máy bay quân sự và pháo tự hành trên các đảo nhân tạo cùng với việc triển khai tàu chiến và tàu bán quân sự.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ kêu gọi thành lập bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông mà không có sự tham gia của Trung Quốc? Trong bối cảnh mà Bắc Kinh tiếp tục trì hoãn việc đạt được thỏa thuận với ASEAN, đây được coi là cách tiếp cận hợp lý.

Chuyên gia Ashley Townshend cho rằng ASEAN có thể đặt ra nguyên tắc riêng cùng với sự hỗ trợ từ Washington. Như vậy, Bắc Kinh có thể chịu sức ép về uy tín và buộc phải đàm phán, tiến tới một sự thống nhất chung.

Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng sẽ tạo ra những hiệu ứng tiêu cực. Đối với Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể bất hợp tác trên phương diện ngoại giao. Bắc Kinh cũng hoàn toàn có khả năng bác bỏ những thỏa thuận trừ khi các nước ASEAN đạt được sự thống nhất chung.

Nhiều quốc gia ASEAN cũng do dự trong việc ký kết bộ quy tắc ứng xử vì lo ngại những tác động xấu đến quan hệ kinh tế với Bắc Kinh.

Như vậy, nỗ lực của Washington có thể sẽ chỉ xây dựng một liên minh với bộ quy tắc ứng xử không có trọng lượng hoặc bị bác bỏ bởi Trung Quốc. Điều này có thể tác động xấu đến quá trình hội nhập và phát triển ASEAN.

   Mỹ sẽ không cứng rắn để giải quyết vấn đề Biển Đông? - Ảnh 3

Máy bay tuần thám biển của Mỹ bay trên khu vực không phận ở Biển Đông

Xây dựng một cách ứng phó hiệu quả trước những hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông là một nhiệm vụ không hề dễ dàng. Mỹ có lý do để tiến hành những hoạt động cứng rắn hơn nhằm nhưng đây không phải là sự lựa chọn mang ý nghĩa tích cực để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới