Wednesday, December 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 2)

Mao Trạch Đông và những người đàn bà (Kỳ 2)

Đờì tư của Mao cho đến nay vẫn là chuyện tuyệt mật của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Không thể kể hết những người đàn bà, con gái vô danh đến với Mao chỉ mây mưa một đêm hoặc vui thú dăm bữa nửa tháng rồi thôi. Trong cuộc đời Mao, họ như những người khách vội vã qua đường, thậm chí chỉ trong chốc lát rồi biến mất. Tthông qua cuốn sách này, bạn đọc có thể thấy bức tranh lịch sử của một con người.

Mao Trạch Đông và Đào Kì Vịnh chụp ảnh với các bạn vào ngay 16-11-1919

Người tình đầu tiên của Mao không phải là Dương Khai Tuệ.

Ông Dương Xương Tế, cha của Dương Khai Tuệ, người làng Bản Thương, Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, là một vị đại nho hiểu biết đông tây. Trước khi được phong hàm Giáo sư của Trường Đại học Bắc Kinh, ông đã từng dạy tại Trường Sư phạm số Một – Trường Sa, nơi Mao Trạch Đông theo học. Thời ấy, họ có ba người bạn trai số phận không may mắn và ba người bạn gái cũng không gặp may. Ba người ban trai đó là: Thái Hòa Sâm, Tiêu Du, Mao Trạch Đông; ba người bạn gái đó là: Đào Kì Vịnh, Hướng Cảnh Dự, Nhiệm Bồi Đạo. Thái Hòa Sâm về sâu trở thành một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tiêu Du trở thành nhà thơ nổi tiếng, Tiêu Du là anh cả của ba người, về sau ra nước ngoài sinh sống, làm việc cho cơ quan văn hóa Liên hợp quốc; Hướng Cảnh Dự về sau trở thành phu nhân của Thái Hòa Sâm, đi du học ở Pháp và trở thành Đảng viên Cộng sản , là nữ cách mạng nổi tiếng đầu tiên của Trung Quốc, năm 1928, Quốc Cộng chia tay, bà bị tử hình ở Hán Khẩu; Nhiệm Bồi Đạo theo đuổi sự nghiệp giáo dục, nghe nói hiện tại vẫn sống ở Đài Loan – Trung Quốc.

Người tình đầu tiên của Mao chính là Đào Kì Vịnh.

Đào Kì Vịnh người huyện Tương Đàm, Hồ Nam, xuất thân trong một gia đình danh môn, khuê các, là bạn học cũng là bạn đồng hương với Mao . Thời bấy giờ cuộc vân động “ngũ tứ’ đang nổi lên, làn gió phương Tây tràn vào Trung Quốc, thanh niên trí thức sôi nổi chống lại văn hóa phong kiến, phản đối hôn nhân ép buộc, đòi tự do dân chủ, phong trào đòi giải phóng cá nhân dâng trào. Tự do tình dục của thanh niên trí thức là mặt chủ yếu trong làn sóng đòi giải phóng cá nhân. Phong trào sôi nổi nhất ở các thành phố lớn và vừa, trai gái tự do yêu đương, sống chung trước hôn nhân như ngọn triều mới của xã hội.

Theo Tiêu Du, người bạn cùng học tại Trường Sư phạm Trường Sa nói lại, Đào Kì Vịnh là một trong những người con gái dịu dàng, tao nhã. Năm 1919, cô là một trong những người đầu tiên tham gia “Tân dân học hội”, một tổ chức học sinh tiến bộ do Mao Trạch Đông và Tiêu Du khởi xướng. Trong khoảng hai năm 1919 – 1920, Mao và Đào Kì Vịnh mở “Hiệu sách Văn hóa” ở Trường Sa để hoạt động cách mạng, Cả hai cùng đắm chìm trong dòng thác yêu đương.

Đào Kì Vịnh mối tình đầu của Mao Trạch Đông

Không bị ngăn cấm, hai người cùng chí hướng, hai thanh niên yêu nhau say đắm, trong thời đại giải phóng cá nhân, trai gái tự do, liệu có thể thoát khỏi những mê hoặc mà Thượng đế cấm kị Eva và Adam hay không?.Mao là người đàn ông cường tráng, đã có vợ, đã biết niềm vui giường chiếu. Đào Kì Vịnh cùng tầm tuổi với Mao, họ cũng đang trong thời thanh xuân. Tỉnh cảm tương hợp, lòng bên lòng, yêu thương sâu sắc, liệu ong bướm có không điên loạn?

Có người nói, Mao trong thời thanh niên học sinh, kinh tế túng thiếu, cuộc sống giản dị, cố chăm học để vươn lên. Mao không phải là con người sống phóng đãng. Đối với quan hệ tình dục trai gái, lúc ấy Mao rất nghiêm túc.

Rất đáng tiếc, tình cảm tốt đẹp của họ không được bền lâu. Hai người cùng chí hướng, nhưng vì chính kiến mà phải chia tay. Vào mùa Hè năm 1920, Đào Kì Vịnh không thể chiu nổi tư tưởng tạo phản và chủ trương cách mạng bạo lực, thêm vào đó, hai người gặp nhau đã lâu, Mao tỏ ra tàn nhẫn, ngang tàng, rời Trường Sa, khiến Đào Kì Vịnh phải xa Mao. Đào Kì Vịnh đi Thượn Hải, mở trường “Lập Kiến thư viện”, theo đuổi sự nghiệp giáo dục. Hồng nhan bạc mệnh, Đào Kì Vịnh qua đời năm 1932, mới hơn ba mươi tuổi.

Mao không vì mối tình đầu thất bại mà mất nhuệ khí. Mùa hè Đào Kì Vịnh xa Mao thì Dương Khai Tuệ bươc vào cuộc sống của Mao. Rất có khả năng, trong một thời gian ngắn, Mao, Dương Khai Tuệ và Đào Kì Vịnh có mối quan hệ tay ba. Hoặc tình cảm của Mao không chuyên nhất, hoặc vì xuất thân con nhà danh giá, Đào Kì Vịnh tâm tình cao ngạo là nguyên nhân hai người bỏ nhau. Mao và Dương Khai Tuệ sống với nau năm năm ở vùng hồ Thanh Thủy, Trường Sa, sinh hai cậu con trai là Ngạn Anh và Ngạn Thanh. Trong thời gian này, Mao còn thông dâm với vợ Lí Lập Tam, một vị lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc thời kì đầu và cũng là bạn thân của Mao, khi hai gia đình ở gần nhau. Về sau, Lí Lập Tam là bại thần trong tay Mao và chết thảm thương năm 1967, thời kì đầu Cách mạng Văn hóa

( Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới