Monday, December 23, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNgân hàng TQ "Đại nhảy vọt"

Ngân hàng TQ “Đại nhảy vọt”

Cuộc Đại nhảy vọt nhằm công nghiệp hóa nông thôn trong Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) trong lịch sử, gây ra 10 năm khủng hoảng  trầm trọng cũng gợi không ít lo lắng trong quyết định “nhảy vọt” này của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc…

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tiến một bước lớn đến mục tiêu thả nổi tỷ giá khi liên tiếp trong ba ngày 11, 12 và 13/8, họ thông báo giảm tỷ giá đồng NDT lần lượt 1,9%, 1,6% và 1,1%.

Đây là mức phá giá lớn nhất trong hai thập kỷ trở lại đây, trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế của nước này chậm dần, biến động thị trường chứng khoán đầy bất ổn. Tuy vậy, không đơn thuần nhằm giành lợi thế xuất khẩu nhờ đồng nội tệ rẻ, đây thực sự là bước nhún cần có trước một bước “đại nhảy vọt” sang nền kinh tế thị trường thực sự của Trung Quốc.

Bước “nhảy vọt” sang kinh tế thị trường

Hành động của Trung Quốc ít nhắm tới “lối mòn” lũng đoạn tiền tệ để tạo lợi thế cho xuất khẩu, mà phần nhiều là nỗ lực nhằm để NDT thả lỏng theo quy luật thị trường hối đoái.

Trong 4 tháng qua, NDT đã yếu đi gần như là hàng ngày so với tỷ giá ấn định, nhưng giá trị của đồng tiền này vẫn được ấn định không đổi. Trong nhiều ngày qua, ngân hàng trung ương đã can thiệp vào thị trường (bán USD và mua NDT).

Có thể hiểu hành động trên của Trung Quốc xuất phát từ quan ngại về tình trạng tăng trưởng kinh tế giảm sút do xuất khẩu giảm, nhưng động lực chính lại không nằm ở  đó. Phá giá NDT, Trung Quốc đang hướng tới một tham vọng lớn, đó là đưa NDT vào nhóm 4 đồng tiền quốc tế chính (USD, Euro, Bảng Anh và Yên Nhật Bản) để định giá đơn vị tiên SDR (Special Drawing Rights – Quyền rút vốn đặc biệt) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tháng 11 tới, Ban giám đốc IMF sẽ quyết định liệu sẽ bổ sung NDT vào trong giỏ SDR hay không. Trong một báo cáo đặc biệt hôm tuần trước, IMF đã đánh giá tính ổn định sau lựa chọn này. Theo đó, mối quan ngại nằm ở sự chênh lệch giữa tỷ giá thị trường và tỷ giá ấn định của NDT. Bởi vậy, yêu cầu đối với Chính phủ Trung Quốc là cần tăng thêm tính thị trường tự do cho NDT trong thời gian tới.

Sự thay đối của Trung Quốc diễn ra theo đúng khuyến cáo của IMF và Bộ Tài chính Mỹ. Hai cơ quan này đã liên tiếp kêu gọi Trung Quốc áp dụng chính sách tỷ giá thị trường, theo đó, NDT được thả nổi tỷ giá so với USD. Một số nhà bình luận phương Tây ủng hộ động thái này, coi đó là nhằm tự do hóa NDT.

Nỗi lo lớn từ vị thế nước lớn

Thời gian sẽ trả lời liệu Chính phủ Trung Quốc có đủ tự tin để thả nổi NDT tăng giảm tự do hay không. Nhà kinh tế học Paul Krugman cho rằng, chưa thể đánh giá hết tác động của sự thay đổi này, nhưng chắc chắn rằng, sẽ gây một luồng tâm lý e sợ lan tỏa sâu rộng. 

Chính vì lo ngại nên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phải thực hiện đợt phá giá lớn nhất NDT vừa qua nhằm chỉnh đốn lại những sự “méo mó” và “khắc phục sự chênh lệch giữa tỷ giá tham chiếu và tỷ giá thị trường.”

Ngày nay, dựa vào tỷ giá thấp để thúc đẩy khu vực sản xuất là hành vi làm mất mặt nước lớn như Trung Quốc. Đó là viên thuốc đắng, chỉ mang tính tạm thời. “Giấc mơ Trung Hoa” mà Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra xuất phát từ ngôi vị thống trị xứng đáng trong khu vực, bởi vậy nó không cho phép Trung Quốc “thấp mình” trong quan hệ quốc tế. Lãnh đạo Trung Quốc đang cực kỳ nhạy cảm trước bất kỳ ảnh hưởng gì tới vị thế quốc gia.

Sự can thiệp sống sượng vào tiền tệ sẽ chỉ khiến lãnh đạo Trung Quốc lo sợ bị tổn thương “thanh danh” quốc tế. Sau khi mạnh dạn “tạo biến” cho thị trường tiền tệ, lãnh đạo Trung Quốc đang cần trấn an các đối tác thương mại về cam kết cải cách kinh tế thị trường. Nếu không, hình ảnh “thành viên có trách nhiệm” trong các thể chế toàn cầu của Trung Quốc sẽ bị hủy hoại.

Sự phá giá NDT còn gợi về một tâm lý e ngại còn bởi một lý do khác. Chính phủ Trung Quốc lo sợ về một sự ổn định thiếu tính bền vững chính sách này. bởi vậy chính sách cần được cân nhắc kỹ càng, cụ thể. Cuộc Đại nhảy vọt nhằm công nghiệp hóa nông thôn trong Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) trong lịch sử, gây ra 10 năm khủng hoảng  trầm trọng cũng gợi không ít lo lắng trong quyết định “nhảy vọt” này của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc.

Theo nhật báo National Business Daily, trên 10.000 doanh nghiệp được thành lập/ngày và phần lớn là các công ty Internet. Đây là môi trường kinh doanh sáng tạo vào dân chủ và hội nhập với toàn cầu. Và lãnh đạo Trung Quốc cũng cần thích ứng với môi trường này. Nếu cứ tiếp tục muốn kiêm soát mọi thứ, họ sẽ đánh mất uy tín cả với người dân lẫn đối với thế giới.

Chiến dịch chống tham nhũng giúp tập trung quyền lực trung ương, tăng cường uy tín lãnh đạo số một của ông Tập Cận Bình, điều này tạo điều kiện cần thiết giúp Chính phủ Trung Quốc đưa ra những sự thay đổi nhạy cảm về tiền tệ trong thời gian tới.

RELATED ARTICLES

Tin mới