Cô đơn, trầm cảm, thiếu sức sống… đó mới là sự thật về cuộc đời các phi tần của các hoàng đế đại Thanh.
Suốt hàng nghìn năm qua, cuộc sống của các phi tần trong tam cung lục viện vẫn luôn là một điều bí ẩn. Những gì họ nhận được bên trong các cung điện vàng son ấy liệu là vinh hoa phú quý hay là sự cô độc và bi thương?
Vén màn bí ẩn của lịch sử, hậu thế mới biết được sự thật đằng sau cuộc sống nhung lụa ấy.
Cuộc sống nơi tam cung lục viện giống như “cá chậu, chim lồng”. Mọi hành động luôn bị bó buộc bởi hàng tá những thứ luật lệ gọi chung là “cung quy”. Cô đơn, trầm cảm, thiếu sức sống… đó mới là sự thật về cuộc đời các phi tần của hoàng đế.
Lụa là gấm vóc không làm nên niềm vui trọn vẹn của những cung tần, mỹ nữ nơi hậu cung Thanh triều.
Cũng bởi cuộc sống thiếu sinh khí và bí bách như vậy, nên những phi tần ở hậu cung phần lớn đều không thọ. Họ vào cung từ lúc còn niên thiếu, và phần đông ra đi do đau buồn và bệnh tật khi tuổi đời còn xuân xanh.
Trong nhiều năm, hậu cung Thanh triều không thể tách rời khỏi những thang thuốc. Thuốc dường như cũng giống như son phấn, trở thành thứ “bất ly thân” của các cung tần mỹ nữ nơi hậu cung này.
Tất nhiên, dù phải sống bức bách, nhưng phần lớn cung phi đều nuôi giấc mộng đổi đời: “Một khi được Hoàng đế sủng hạnh thì sẽ chỉ dưới một người những trên vạn người”.
Lý tưởng ấy khiến họ an phận, bằng lòng với một cuộc sống tuy buồn chán nhưng an nhàn, yên tâm hưởng vinh hoa phú quý trong chiếc “lồng son”.
Cũng vì thế, chữ “mỹ” đã trở thành mục tiêu to lớn và duy nhất của những cung tần mỹ nữ trong hậu cung Thanh triều.
Họ không những tập trung tu chỉnh dung nhan, mà còn chú ý tới trang phục sang trọng, phong thái tao nhã.
Hé lộ cuộc sống của phi tần Thanh triều
Một ngày trong cung điện của các cung phi phần lớn xoay quanh việc rửa mặt, trang điểm, dùng phấn Dương Châu, lụa Tô Châu… để tô điểm cho bản thân một cách hoàn mỹ nhất.
Thậm chí ngay cả từng chân răng kẽ tóc cũng được họ vô cùng chăm chút.
Người xưa có câu “nhàn cư vi bất thiện”. Cuộc sống trong cung tuy nhàn nhưng lại vô cùng nhàm chán.
Hoàng đế chỉ có một, trong khi phi tần nhiều không đếm xuể. Trong quãng thời gian mòn mỏi chờ “long ân”, những người phụ nữ ấy tìm thú tiêu khiển bằng cách thêu thùa, may vá, thậm chí hút thuốc, chơi bài…
Nhàn hạ, không có việc gì làm, nhiều người thậm chí đã lấy hút thuốc, đánh bài ra làm trò tiêu khiển.
Tuy nhiên hậu cung cũng là một nơi vô cùng coi trọng gia thế và danh vị. Dựa vào chế độ phân cấp ngặt nghèo, không phải vị phu nhân nào cũng được ăn sung mặc sướng.
Danh vị khác nhau, quyền lợi đương nhiên không thể giống nhau. Trong hậu cung, từ Hoàng thái hậu tới quý nhân, từ bát rau miếng thịt đều được phân phát theo số lượng khác nhau, chưa kể tới bổng lộc.
Hậu cung Thanh triều trước đây quy định, Hoàng quý phi mỗi ngày được 6kg thịt lợn. Trong khi đó, Quý phi được 4,9kg, Phi được 4,5 kg và Tần chỉ được hưởng 3,9 kg.
Ngay đến những thứ nhỏ nhặt như cà tím cũng được cân đong đo đếm cẩn thận.
Hoàng quý phi mỗi ngày được 10 quả, quý phi và phi tần đều được chia 8 quả. Việc chụp ảnh hoặc khắc họa chân dung cũng chỉ dành cho những người có địa vị cao chốn hậu cung.
Tuyển chọn phi tần
Hậu cung Thanh triều phần lớn đều được tuyển chọn kỹ càng từ những hậu duệ Hán tộc và Mãn tộc.
Tuy nhiên, những người có phẩm vị cao phần lớn đều là người Mãn Thanh để đảm bảo sự tinh khiết của huyết thống hoàng gia.
Để tuyển chọn cung tần cho Hoàng tộc, tất cả mọi thiếu nữ từ 13 đến 17 tuổi, chưa lập gia đình, đều buộc phải ghi danh kỳ tuyển “Tú nữ” của Bộ Hộ.
Những thiếu nữ xinh xắn dưới triều đại nhà Thanh đều phải đăng ký ứng tuyển “Tú nữ” cho triều đình.
Các “Tú nữ” sau khi nhập cung sẽ được đưa vào hậu cung hoặc cấp cho các Hoàng tử.
Đến thời điểm Hoàng đế chính thức nạp phi, các “Tú nữ” sẽ được cất nhắc vào các vị trí như Hoàng hậu, Hoàng quý phi, Hoàng phi, Tần…
Với luật lệ đó, chỉ cần là phụ nữ Hán tộc hoặc Mãn tộc, chỉ cần có lệnh của Hoàng đế, bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể vào cung và chôn vùi tuổi thanh xuân của mình sau bức tường thành.