Mùa Hè năm 1966, Mao từ miền Nam về Bắc Kinh, ông ta đưa Thượng Quan Vân Châu vào Trung Nam Hải, ở ngay trong biệt thự Phong Trạch Viên.
Thượng Quan Vân Châu
Thượng Quan Vân Châu vào ra Trung Nam Hải
Vân Châu trở thành người của tổ phục vụ đời sống với danh nhgiã bác sĩ mát-xa đến từ Thượng Hải. Chỉ có Trương Dục Phượng biết rõ Vân Châu là ai.
Mao cần những người phụ nữ đẹp và khéo léo nhằm giải tỏa sưc ép thần kinh, giải tỏa chứng tự kỉ ám thị. Những năm gần đây Mao lúc nào cũng cảm thấy nguy hiểm mai phục chung quanh, đe dọa cuộc sống, có đủ loại âm mưu đang dò xét, nhìn trộm, âm mưu đối với ông ta.. Đấu đá trong Đảng là chuyện không tránh khỏi. Không còn con đường trung dung.
Đàn bà, trời phú cho Mao sự an ủi lớn nhất ở thế gian này. Mao thưởng thức làn da trắng như tuyết của Vân Châu, càng đáng yêu hơn là tình cảm nồng nàn của cô. Nhưng Mao chỉ còn lại những năm tháng ít ỏi, năng lực tình dục không còn hùng hậu như xưa. Tình dục của Mao có lúc chỉ còn lại ở sự ôm ấp hôn hít tấm thân phụ nữ, để phụ nữ cẩn thận ngồi lên lòng, mặc cho đôi bàn tay sờ mó nắn bóp. Miệng lưỡi và đôi tay làm cho Mao thỏa mãn một thứ tình dục, nhưng lại không làm cho người phụ nữ được thỏa mãn. Người phụ nữ ngổi trong lòng Mao cố nở nụ cười gượng gạo, cùng Mao chơi một trò chơi. Họ diễn lại bi kịch của người phụ nữ hậu cung mấy nghìn năm trước.
Từ lâu nay, Mao sống với thân phận kép “thần” và “người”. Mao diễn thuyết trong những hội nghị của Đảng, dự các hội khánh tiết, tiếp đại biểu các hội nghị lớn, tiếp khách nước ngoài đến thăm Trung Quốc, Trong mọi trường hợp công khai, Mao bước những bước hổ báo, đứng cao nhìn xa, mệnh lệnh cho đám anh hùng quần chúng, nghiễm nhiên là đấng lãnh tụ anh minh tối cao của giai cấp vô sản. Chỉ đến khi trở về với tòa biệt thự Phong Trạch Viên, hoặc đến những biệt thự, những hành cung miền Bắc hoặc miền Nam, Mao mới trở về với đại nguyên soái độc đoán, không nhường một bước trước hiện thực cuộc sống, trở thành ông già không đứng đắn, không bỏ qua rượu thuốc, tiền tài, gái đẹp.
Chính vì đã nhìn thấy bộ mặt “người” thật của Mao, khiến Thượng Quan Vân Châu vỡ mộng. Cô ta nghĩ rằng, lãnh tụ vĩ đại nhất định có cuộc sống phi phàm. Cô sống với Mao trong biệt thự Phong Trạch Viên một thời gian ngắn, không trông thấy bất cứ ai, không tham gia bất cứ một hoạt động nào, thậm chí muốn gọi điện buôn chuyện với bạn cũ trong giới điên ảnh Thượng Hải cũng không được phép. Tất cả đều bị cấm. Lúc này cô mới hiểu sự khắc nghiệt trong cung cấm. Trước mặt Mao, cô cười vui, khuôn mặt tươi như hoa, nhưng trong lòng lại muốn về Thượng Hải, về bên con gái, về với đồng nghiệp trong giới điện ảnh, được sống vui vẻ thoải mái nhưng đậm tình người.
Mao rất bận, có lúc Vân Châu hai ba ngày không thấy mặt Mao, lạnh lẽo, trống vắng giống như nơi cung cấm không người.
Mao tuy ở Bắc Kinh, nhưng ông ta không an nhàn, lúc thì tiếp đại biểu dự hội nghị toàn quốc, những là chụp ảnh, xem hát, tiếp khách nước ngoài, phê duyệt văn bản hoặc những bài báo do Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai đệ trình. Mao không thu vị gì với những công việc thường ngày của quốc gia, chỉ là đối phó mà thôi. Mao không thể không chìm đắm trong những chuyện phiền toái kia, trở thành con người bận bịu theo kiểu Chu Ân Lai.
Trong thời gian đó, Mao chủ trì một cuộc Hội nghị Bộ Chính trị, nhằm thăm dò thực hư, tìm hiểu động tĩnh. Theo như nội tâm Mao nghĩ, phải “bắt mạch, đo huyết áp các ủy viên Bộ Chính trị”.
Trong Hội nghị, Mao báo cáo tình hình trong nước và thế giới.
Về tình hình thế giới, Mao nhấn mạnh cách mạng tại các nước Á – Phi – Mĩ La tin đang sôi sục dâng trào, được Chính phủ và nhân dân Trung Quốc nhiệt tình ủng hộ về tinh thần và vật chất. Đông đảo bạn bè quốc tế coi Trung Quốc là trung tâm của cách mạng thế giới. “Nhưng đế quốc Mĩ và bè lũ xét lại Liên Xô vẫn chưa chịu chết, coi Đảng và Nhà nước chúng ta là kẻ thù số một. Cho nên chúng ta phải tăng cưởng chuẩn bị vũ khí, chuẩn bị đánh nhau. Phải đứng vững trong chiến tranh, chiến thắng trong đại chiến thế giới thứ Ba, đánh nhau bằng vũ khí hạt nhân. Cho dù phải tan nát cửa nhà, chết mấy chục triệu người. Kết thúc đại chiến thế giới thứ Ba, tiêu diệt sạch sành sanh chủ nghĩa đế quốc và chủ nghãi xét lại, giai cấp tư bản, Trước mắt, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội. chi viện nhân dân Miền Nam Việt Nam đấu tranh chống Mĩ, chi viện cả phong trào chống Mĩ của nhân dân Đông Nam Á bao gồm cả Lào và Campuchia, chi viện cách mạng công nông Inđônêxia, chi viện phong trào cách mạng giải phóng giành độc lập, chi viện cuộc cách mạng dân tộc của nhân dân các nước Mĩ La tinh, của nhân dân châu Phi, đưa ngọn lửa chiến tranh ra khỏi đất nước ta, đưa đến các nước…. Chúng ta để cho chủ nghĩa xét lại từ phương Bắc đánh xuống, tạm thòi từ bỏ vùng đất từ sông Hoàng trở lên hương Bắc, có thể để đế quôc Mĩ và Tưởng Giới Thạch đánh từ miền Nam lên miền Bắc. chúng ta tạm thời bỏ mấy tỉnh miền Nam. Chiến lược của chúng ta là tạm thời rút lui, chuyển dich đến vùng giữa sông Hoàng và Trường Giang, để đánh vu hồi với bọn chúng. Sự thật là chúng ta bố trí thiên la địa võng, chơi chiến tranh nhân dân với chúng. Đến lúc ấy. Trung Quốc trỏ thành một vũng bùn lớn, kẻ địch vào nhưng không ra nổi. Cuối cùng, chúng ta đóng cửa dánh chó, nam Bắc diệt địch, cống hiến to lớn cho cách mạng thế giới. Không biết có đồng chí nào có lòng tin, có quyết tâm, có hùng tâm ấy không?”
Mưu lược lớn của Mao đột ngột xuất hiện, khiến các vị trong Bộ Chính trị đưa mắt nhìn nhau, không biết phải nói thế nào. Họ chỉ biết đầu não bành trưởng của Mao bỗng nhiên phát cuồng. Vấn đề chiến lược lớn ấy biến hàng triệu cây số vuông từ nam sông Hoàng, Bắc Trường Giang thành chiến địa, phải trả giá bằng hàng chục triệu sinh mệnh con người. Trước đó, ông ta không trao đổi với bất cứ ai một câu, cũng không hỏi ý kiến bất cứ cơ quan quân sự nào, cứ vậy với giọng điệu quân sự phát ngôn trong Hội nghị Bộ Chín trị!
Mao thấy các bạn đồng sự không ai ho he một tiếng, liền chuyển sang nói về tình hình đất nước. Vẫn là lí thuyết toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải quán triệt những vấn đề có liên quan đến giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh hàng năm, hàng tháng, hàng ngày phải nói đến đấu tranh giai cấp. Mao chỉ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp:
– Các đồng chí, tôi đi miền Nam, nói chuyện với một số cán bộ phụ tách quân sự và chính quyền, hỏi họ một vấn đề: nếu trung ương xuất hiện chủ nghĩa xét lại thì phải thế nào? Rất có thể xuất hiện.. Lúc này tôi muốn hỏi các đồng chí: nếu trong trung ương xuất hiện chủ nghĩa xét lại thì phải thế nào? Tất nhiên Ban Chấp hành Trnng ương Đảng đoàn kết, là bộ tổng chỉ huy giương cao ngọn cờ cách mạng chống đế quốc, là thành trì đấu tranh xóa bỏ giai cấp. nếu xuất hiện trong một bộ phận trung ương thì thế nào? Xuất hiện trong các cơ sở thì sao? Ai dám bảo đảm không xuất hiện chủ nghĩa xét lại? Ông anh cả Liên Xô đấy, dại tiên sinh Khơrutsop đấy. Trong Đảng chúng ta không thể có thị trường. Ông anh cả của chung ta cũng không thể tìm đâu ra người đại diện cho họ. Vấn đề là chúng ta phải thế nào?
Lời nói của Mao ẩn chứa hiểm họa, nhưng rất có liều lượng, Mao cố gắng không để nhóm Lưu Thiếu Kì nghi ngờ.
Các Ủy viên Bộ Chính trị người nọ nhìn người kia, lục thần vô chủ, giống như trong sương mù.
Mao nói chuyện trong Hội nghị Bộ Chính trị lần đầu tiên không một ai phụ họa, hưởng ứng. Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân không ai ho he nửa lời. Các vị khác chỉ biết nhìn Mao. Mao càng nổi nóng, cảm thấy mình như bị cô lập, nhưng vẫn thản nhiên, điểm danh từng người.
– Nguyên soái Hạ Long, hãy thử nói cao kiến của đồng chí xem nào?
Hạ Long là Phỏ Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chủ trì công tác hàng ngày của Trung ương ở Bắc Kinh, chần chừ giây lát rồi mới đứng dậy, nói:
– Toi là một quân nhân, phục vụ Đảng vô điều kiện, nghe theo Đảng chỉ huy.
Chu Ân Lai tỏ ra thỏa mãn, gật đầu với Hạ Long, Mao cố che đậy điều không vui trong lòng, nhưng cũng gật đầu.
– Tốt, tốt. Xin mời đồng chí ngồi xuống. Đồng chí La Thụy Khanh Tổng tham mưu trưởng, cho ý kiến.
La Thụy Khanh cao lớn hơn Mao, ông ta là nhân vật quyền lực trung tâm, kiêm chức Phó Thủ tướng chính phủ, Bí thư Ban bí thư Trung ương, Trưởng ban Bí thư Quân ủy Trung ương, kiêm Tổng tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Trung ương, Chỉ huy phòng vệ Quân khu Bắc Kinh – Thiên Tân. La Thụy Kjhanh đứng dậy, trả lời rất dứt khoát:
– Báo cáo Chủ tịch, ý kiến của Nguyên soái Hạ Long cũng là ý kiến của tôi. Là một quân nhân, tôi kiên quyết chấp hành mọi nguyên tắc của Chủ tịch, Đảng chỉ huy súng.
– Tốt tốt. Xin mời ngồi xuống. Phát biểu trong Hội nghị không cần đứng nghiêm. Các vị nguyên soái khác cũng đều phục vụ sự chỉ huy của Đảng.Tốt lắm, tốt lắm. Đồng chí Trần Nghị thì thế nào? Hình như không có ý kiến gì.
Chu Ân Lai vội vàng trả lời:
– Đồng chí ấy xin phép nghỉ. Tổng thống Inđônêxia cử đặc phá viên đến, trợ lí của đồng chí Aiđích cũng đến, đồng chí Trần Nghị đang dự hội đàm.
Mao quay mặt đi, dịu dàng gật đầu với Tổng tư lệnh Chu Đức. Chu Đức cũng tươi cười gật đầu với Mao. Bạn bè thân thiết chỉ cần nhìn nhau là đủ.
Bỗng Mao thấy muốn hút thuốc. Ông ta lấy ra một điếu thuốc, quay sang phía Lưu Thiếu Kì. Lưu Thiếu Kì vội quét diêm, châm thuốc cho Mao. Mao rít thuốc, rồi hỏi:
– Các đồng chí Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai và các đồng chí Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, ý kiến của các đồng chí thế nào? Có thể phát biểu ra.
Lưu Thiếu Kì đặt hai tay lên mặt bàn, trong bụng đã sẵn ý kiến, lúc này mới thong thả nói ra:
– Vừa rồi Chủ tịch nói đến vấn đề chiến lược, đề xuất ý tưởng về đại chiến thế giới thứ ba. Tôi rất tán thành và ủng hộ. Toàn Đảng chúng ta phải nghiêm túc học tập, đi sâu nghiên cứu, nhằm vũ trang đầu óc của toàn thể chỉ huy quân đội, vũ trang đầu óc cho toàn dân cả nước. Về tình hình trong nước, Chủ tịch đề xuất một vấn đề trọng đại, cảnh giác trong Trung ương xuất hiện chủ nghĩa xét lại, cụ thể trong một số bộ phận nào đó của Trung ương xuất hiện chủ nhĩa xét lại, chúng ta phải làm thế nào? Quả nhiên đó là vấn đề hàng đầu đặt ra trước toàn quân, toàn dân cả nước. Chủ tịch gióng lên tiếng chuông cảnh giác. Ở đây, tôi đề nghị với Ban tư tưởng, tạp chí “Cờ Đỏ”, các đông chí ở bộ môn triết học của viện Khoa học, phải phát huy cao độ lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin, viết mấy bài có sức nặng, truyền đạt tư tưởng của Chủ tịch. Các đồng chí Lục Định Nhất, Trần Bá Đạt, Khang Sinh hôm nay đều dự hội nghị, các đồng chí phải cụ thể và đi sát thực tế. Các đồng chi Chu Ân Lai, Chu Đức, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, Bành Chân, xin nêu ý kiến của mình.
Chu Ân Lai đưa mắt nhìn Trần Vân và Đặng Tiểu Bình. Trân Vân có thói quen trong hội nghị cứ nhắm mắt di dưỡng tinh thần, phần lớn thời gian lặng lẽ nghe những lời hùng biện của Mao. Đặng Tiểu Binh thì nặng tai, nhưng lại thích ngồi một xó, cho nên không nghe rõ Mao nói những gì. Bành Chân thì từ cuối năm ngoái có chuyện “sửa đổi mười điều”, bị Mao khiển trách, đã học được cách ít nói làm nhiều.
Chu Ân Lai đưa cặp mặt hiểu biết nhìn khắp lượt những người dự hội nghị, rồi nói:
– Chủ tịch hôm nay đứng trên đất Trung Quốc để phóng tầm mắt ra toàn thế giới, phát biểu cương lĩnh chiến lược toàn cầu. Mọi công tác từ nay về sau của chúng ta phải nỗ lực thực tiễn, kiên quyết quán triệt, không có gì phải suy nghĩ. Đồng chỉ Lưu Thiếu Kì cũng vừa nói, đó là sự phát triển quan trọng khoa học quân sự Mác- Lênin, phải tiến hành giải thích lí luận. Tôi rẩt ủng hộ. Ở đây tôi có một đề nghị cụ thể, theo kế hoạch đã vạch ra, trước và sau Quốc khánh chúng ta sẽ triệu tập Quốc hội lần thứ ba. Nhón viết báo cáo của Chính phủ đã sơ bộ viết xong. Những nội dung quan trong trong phát biểu của Chủ tịch hôm nay, rất nên đưa vào báo cáo của Chính phủ.
Chu Ân Lai khéo léo chuyển từ “vụ hư” sang “vụ thực”.
Tất nhiên Lưu Thiếu Kì biết ý, lập tức nắm lấy thòi cơ. Chu Ân Lai vừa dửt lời, Lưu Thiếu Kì tiếp luôn:
– Đúng vậy. Theo kế hoạch mà Bộ Chính trị thông qua hồi đầu năm, cuối năm nay sẽ triệu tập Đại hội lần thứ Chín. Đại hội lần thứ Tám họp từ năm 1956 bắt đầu qui định trong điều lệ cứ năm năm một lần Đại hội, Năm nay sắp quá hai kì đại hội rồi đấy. Trong mười năm qua, dưới sự chỉ đạo của tư tưởng Mao Trạch Đông, toàn thể dảng viên nỗ lực phấn đấu, Đảng chúng ta trải qua một thời kì thử thách, có nhiều kinh nghiệm mới, thu hoạch được nhiều bài học lớn. Cho nên, cần phải có một kì Đại hội tổng kết mang tính lịch sử dể chúng ta giương cao ngọn cờ Mao Trạch Đông tiếp tục tiến lên, đồng tâm đồng đức, đoàn kết một lòng, giành lấy những thắng lợi mới.
Nói đến công tác chẩn bị cho kì họp thứ Tư của Quốc hội và Đại hội lần thứ Chín của Đảng, không khí hội trường bỗng sôi nổi hẳn lên, rất nhiều ý kiến. Hai vị Lí Phú Xuân và Lí Tiên Niệm nói đến vấn đề dự thảo báo cáo kinh tế. Bộ trưởng Bộ nông nghiệp Đàm Chính Lâm nói đến năm chục triệu mẫu ruộng kiểu mẫu “học tập Đại Trại”. Bạc Nhất Ba cũng nói đến vấn đề công nghiệp học tập Đại Khánh, chế độ sản xuất ở các mỏ dầu Đại Khánh. Cuối cùng là Đặng Tiểu Bình, Bí thư Ban Bí thư từ nãy đến giờ vẫn ngồi im lặng, lúc này mới báo cáo công tác chuẩn bị Đại hội Đảng.
Mao tỏ ra hờ hững với những phát biểu của các đại biểu, cảm thấy đại quyền lực của mình sắp rơi xuống. Phát biểu của ông ta vừa rồi không thiêng chút nào, không ai để ý. Đảng là của Lưu Thiếu Kì, Chính phủ là của Chu Ân Lai, Mao sắp biến thành tấm da hổ, một lá cờ, một cái thùng rỗng. Một ngày họp sắp hết, Mao cảm thấy Hội nghị Bộ Chính trị không cần tiếp tục họp nữa. vậy là với vẻ thản nhiên, Mao vỗ vỗ tay, tuyên bố:
– Sắp đến giờ ăn rồi, bữa tối hôm nay không có ai làm chủ tiệc. Hội nghị hôm nay rất có kết quả. Công tác từ nay về sau vẫn dựa vào các đồng chí, các bộ phận vẫn làm những việc như cũ. Kì họp Quốc hội lần thứ Tư do Tổng tư lệnh Bành Chân chuẩn bị; công việc chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ Chín có đồng chi Đặng Tiểu Bình, Trần Bá Đạt chịu trách nhiệm; đồng chí Lưu Thiếu Kì phụ trách công tác Đảng; đồng chí Chu Ân Lại thì nắm Chính phủ, phối hợp chung. Mọi người cứ yên tâm. Còn tôi? Xin nghỉ công tác Bộ Chính trị, ốm lắm, cơ thể mỗi lúc một tồi tệ, gần các vị Mác, Ăngghen, Lênin, Xtalin lắm rồi. Thiên đường ư? Địa ngục ư? Con người từ cổ xưa đến nay có ai không chết? Tôi không tin mình để lại tiếng thơm muôn đời, cũng không quan tâm đến tiếng xấu ngàn năm. Giải tán!
Vẻ mặt Mao tỏ ra đau ốm, đứng tựa vào bàn hội nghị một cách vất vả, bắt tay những người ra về. Mao lại thành công toả khói mù với đồng nghiệp; bản thân ốm, khó qua khỏi, bệnh tình khắp người, lực bất tòng tâm, từ nay về sau chri còn biết chữa bệnh. Dù sao thì nói nhưng điều ấy ra ai muốn nghe thì nghe, chỉ huy cũng mất thiêng. Nhưng Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Bành Chân không vui vì Mao đau ốm lâu dài, sớm đi gặp các bậc tiên hiền Mác, Ăngghen, Lênin, Xtalin.
Lưu thiếu Kì còn giả vờ ở lại bên Mao, hỏi thăm bệnh tình của ông ta, ông ta không thể không nói đãi bôi vài ba câu. Trương Dục Phượng đã bước vào phòng họp để nâng đỡ Mao.
. Về đến biệt thự Phong Trạch Viên, Mao bảo Dục Phương đi mời Vân Châu đến.
Vân Châu vào phòng làm việc của Mao, thấy vẻ mặt ủ rũ của Mao, bất giác giật mình. Vân Châu vội đi tới nhẹ nhàng nâng tay Mao.
– Có gái đẹp…, có nước mắt…, Vân Châu…
– Chủ tijh, người mệt lắm rồi, làm việc vất vả quá… Mấy hôm nay em không thấy Chủ tịch…
– Làm sao mà không mệt? Mỗi người hát một điệu, mỗi người nói một cách… Tôi cô đơn, chỉ một mình… Vân Châu, chúng ta là người miền Nam, phải về miền Nam thôi.
– Về Thuợng Hải à? Em phấn khởi lắm.
Mặt Vân Châu tươi như đóa hoa đào, hết sức phấn khởi, nhưng cô ta lập tức làm ra vẻ nghiêm túc, để Mao khỏi sinh nghi, cho rằng cô ta muốn rời nơi này.
Mao ôm lấy Vân Châu, vuốt ve tám thân ngọc ngà thơm tho, thỏa mãn đôi bàn tay.
– Vài hôm nữa chúng ta về… Bắc Kinh không tốt, Trung Nam Hải càng không tốt, là nơi cung cấm, tôi biết cô không vui vẻ gì. Người miền Nam quen với khí hậu miền Nam. Tôi đưa cô về Thượng Hải, để cô được tự do.
Vân Châu rất kích động. Bỗng cô có dự cảm từ nay về sau khó mà gặp được Mao.
– Cô Vân Châu, lần trước tôi bảo cô ngâm bài “Ca chú giải” trong “Hồng lâu mộng”, cô có đọc được không? Thôi được, hai chúng ta cùng đọc… Bắt đầu thế nào nhỉ? À, phải rồi…
– Giờ đây lều cỏ vắng tanh/Trước kia trâm hốt sắp quanh đầy giường/ Giờ đây cây cỏ ngổn ngang/ Trước đây vũ tạ ca trường là đây/ Xà chạm kia nhặng dăng đầy/ Màn the nay rủ cạnh ngay cửa bồng/ Xưa sao phẩn đượm hương nồng/ Mà nay sương nhuộm như bông trên đầu/ Bãi tha ma có xa đâu/ Là nơi màn thắm là lầu uyên ương/ Hòm kia đầy những bạc vàng/ Phải đâu hành khất bên đường là ai/ Những tham số phận của người/ Biết đâu mình đã sa nơi vũng lầy/ Trai thời dạy những điều hay/ Ngờ đâu trộm cướp sau này xấu xa/ Gái thời kén cửa chọn nhà/ Nhỡ đâu nhầm chỗ yêu hoa rơi vào/ Mũ the chê nhỏ hay sao/ Để gông cùm vướng vào đáng lo/ Trước manh áo rách co ro/ Mảnh bào giờ khoác lại cho là dài/ Ầm ầm trên chốn vũ đài/ Người kia vừa xuống người này vừa lển/ Thực là dại dại điên điên/ Quê ai mà nhận là miền làng ta/ Quay đầu giờ mới tỉnh ra/ May quần áo cưới đều là vì ai. Tuyệt diệu, Vân Châu, thật tuyệt diệu!
Vân Châu về lại Thượng Hải. Mao nói, sang năm luc nào thuận tiện sẽ cho người về đón, cố gắng có càng nhiều thời gian bên nàng càng tốt. Sau đấy, Vân Châu không còn gặp lại lanh tụ vĩ đại nữa. Mãi cho đến mùa Thu năm 1966, Vân Châu bị Giang Thanh hạ lệnh bắt giam. Hồi ấy rất nhiều người bị bắt. Có cả những người bạn trai có quan hệ trên mức thân thiết với Lam Bình trong giới điện ảnh – sân khấu hồi những năm 1930, như Đặng Quân Lí, Triệu Đơn, Sử Đông Sơn; có cả những phụ nữ có tình cảm siêu đồng chí với Mao, như Tôn Duy Thế, Thượng Quan Vân Châu, vân vân.
Thượng Quan Vân Châu bị giam ở nhà tù Đề Lam Kiều. Mao đã quên Vân Châu. Ông ta còn bận đánh đổ Lưu Thiếu Kì, không có thời gian rỗi dể quan tâm đến những chuyện khác. Đó là nguyên nhân trực tiếp để Thượng Quan Vân Châu tức giận từ bỏ địa ngục nhân gian đầy sự giả dối của con người. Còn cô con gái duy nhất tuổi vừa tròn mười lăm đẹp như ngọc, như hoa, bị một chiếc xe màu xanh của quân đội chẹt chết trên đường Nam Kinh ồn ào tấp nập. Vân Châu biết rằng giữa thế giới thắm tươi không còn nhân tính, không chút nhân đạo, có người hối thúc cô rời khỏi nhân gian, rời khỏi những điều mê đắm, khiến cô phải giữ kín quãng đời li kì huyền bí hư vinh.
(Còn tiếp)