Tuesday, November 19, 2024
Trang chủBiển nóngMỹ sẽ không còn có thể thống trị đại dương trong tương...

Mỹ sẽ không còn có thể thống trị đại dương trong tương lai?

Các ứng viên Tổng thống Mỹ hiện đang tranh cãi dữ dội về quy mô hải quân Hoa Kỳ nhằm đảm bảo việc duy trì sự hiện diện chiến lược tại các điểm nóng trên thế giới.

Tàu sân bay hạt nhân USS Theodore Roosevelt tại Vịnh Ba Tư tháng 6/2015.

Trong bối cảnh Trung Quốc và Nga đang ngày càng trỗi dậy, đặc biệt là hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông, các ứng viên Tổng thống Mỹ cảnh báo Hoa Kỳ cần đóng mới nhiều tàu chiến hơn nữa để tiếp tục duy trì sự thống trị trên thế giới.

Nhấn mạnh chính sách của mình đối với Trung Quốc, Thượng Nghị sĩ Marco Rubio cảnh báo: “Hải quân Mỹ đang thu hẹp lại ở mức nhỏ nhất kể từ trước Thế Chiến I”.

Thống đốc bang Wisconsin, Scott Walker hồi tháng 4 so sánh số lượng tàu chiến Mỹ hiện tại so với thời cựu Tổng thống Ronald Reagan. “Chúng ta hiện đang cắt giảm xuống đến mức 250 tàu chiến. Con số này chỉ bằng một nửa so với thời Reagan”.

Hải quân Mỹ hiện đang vận hành 273 tàu chiến. Đây là con số thấp nhất so với 245 tàu chiến vào năm 1916. Ở giai đoạn đỉnh điểm, Mỹ từng vận hành 6.768 tàu trong Thế Chiến II. Trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Geogre W. Bush năm 2006, Mỹ cũng chỉ triển khai 281 tàu chiến.

Nền tảng chiến lược của hải quân Mỹ nằm ở khả năng duy trì, triển khai quân sự tại các khu vực nằm cách xa nước Mỹ bằng việc sử dụng các vùng biển quốc tế và mạng lưới đồng minh khi cần thiết.

Việc cắt giảm ngân sách cho quân đội sẽ khiến hải quân Mỹ không thể duy trì sự hiện diện tại một số khu vực địa lý cũng như làm giảm ưu thế tác chiến, bản báo cáo của hải quân Mỹ trình lên Quốc hội hồi tháng Ba cho biết.

Với kết hoạch điều 60% tàu chiến và máy bay đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2020, hải quân Mỹ cần thêm 30 tàu chiến, bao gồm một tàu sân bay và một số tàu đổ bộ, nhằm đảm bảo sự hiện diện ở các khu vực khác trên thế giới.

Tuy vậy, các ứng viên tranh cử Tổng thống của Đảng Cộng hòa cho rằng, Mỹ cần “phục hồi năng lực” hải quân bằng việc triển khai tới 350 tàu chiến. Một kế hoạch sẽ tiêu tốn hàng trăm tỷ USD.

Mỹ cần bao nhiêu tàu chiến trong tương lai?

Nhiều quan chức quốc phòng và các nhà lập pháp đồng ý với quan điểm cho rằng, hải quân Mỹ cần thêm các tàu chiến để duy trì sự hiện diện toàn cầu.

Trong số 273 tàu chiến hiện nay, Mỹ thường triển khai 85 tàu trong cùng một thời điểm. Mùa thu này, Mỹ sẽ không có tàu sân bay neo tại Vịnh Ba Tư trong ít nhất 2 tháng vì vấn đề cắt giảm ngân sách và thời gian bảo dưỡng.

Nhiều chuyên gia thậm chí còn nhận định, Mỹ cần nhiều hơn con số đề xuất bao gồm 308 tàu chiến. Ông Jerry Hendrix, cựu đại tá hải quân Mỹ và hiện là nhà phân tích cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) nói rằng Washington có thể cần tới 355 tàu.

    Mỹ sẽ không còn có thể thống trị đại dương trong tương lai? - Ảnh 2

Ba tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ neo tại San Diego.

Trong khi đó, nhà báo Gregg Easterbrood hiện đang công tác tại Reuters bình luận rằng, công nghệ vượt trội của hải quân Mỹ sẽ đảm bảo sự thống trị của Hoa Kỳ trong ít nhất 50 năm tới.

“Hải quân Mỹ có sức mạnh gấp 10 lần so với hải quân các quốc gia khác cộng lại. Nói rằng hải quân suy yếu vì số lượng tàu chiến giảm xuống là điều không có cơ sở”. Ông Easterbrook dẫn chứng về lớp tàu sân bay Ford của Mỹ, tàu sân bay hiện đại nhất thế giới từng được chế tạo.

Một số nhà lập pháp thì quan tâm đến mục tiêu chiến lược bởi theo Randy Forbes, Chủ tịch Tiểu ban Lực lượng và Sức mạnh trên biển nhận định, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn.

Ngân sách và mục tiêu chiến lược

Nhiều chuyên gia cho rằng, kế hoạch chế tạo thêm nhiều tàu chiến trên thực tế bao giờ cũng nói dễ hơn làm. Ngân sách quốc phòng cho đến năm tới giới hạn ở mức 499 tỷ USD sẽ khiến Mỹ buộc phải chi tiêu khoa học hơn.

“Chúng ta sẽ phải sử dụng nguồn ngân sách một cách khoa học bằng cách đầu tư vào các những con tàu với chi phí phải chăng và bỏ qua các dự án tốn kém”, ông Hendrix cho biết.

Mỹ hiện đang duy trì chiến lược hải quân tập trung vào tàu sân bay nhằm triển khai tàu chiến và máy bay đến nhiều khu vực điểm nóng. Tuy vậy, với chi phí gần 14 tỷ USD cho mỗi tàu sân bay, ông Hendrix cho rằng chế tạo thêm các tàu loại này là điều phi thực tế.

Thay vào đó, Mỹ nên tận dụng các căn cứ quân sự của đồng minh để tập trung thêm các tàu chiến và binh sĩ gần đến khu vực chiến lược cũng như triển khai các tàu ít tốn kém hơn và các tàu không người lái.

Sức mạnh hải quân Mỹ không chỉ dựa trên số lượng tàu chiến mà còn phụ thuộc vào quy mô phù hợp với mục tiêu chiến lược. “Vai trò của hải quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ không phụ thuộc vào vấn đề số lượng các tàu chiến”, cựu đại tá hải quân Hendrix kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới