Cuộc chạy đua tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và Ấn Độ trong các vùng biển ở châu Á hiện nay có thể gây ra bất ổn và xung đột.
Tờ Diplomat hôm 9/9 đưa tin, cuộc chạy đua tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và Ấn Độ trong các vùng biển ở châu Á hiện nay có thể gây ra bất ổn và xung đột.
Nhận định trên được đưa ra trong một báo cáo mới đây của Viện Lowy, trong đó nói rằng tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN) của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chưa có công nghệ tiên tiến, số lượng không đủ để giúp tạo ra một kho vũ khí hạt nhân bất khả xâm phạm ngăn chặn một đối thủ tung ra một cuộc tấn công hạt nhân vì họ sợ bị trả đũa.
Trung Quốc và Ấn Độ tất nhiên có thể hiện đại hóa hạm đội tàu ngầm của họ, nhưng đòi hỏi phải có một thời gian dài. Cho đến lúc đó, sự ổn định chiến lược sẽ là rất khó trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.
Ngoài ra, tàu ngầm Trung Quốc và Ấn Độ tuần tra tại vùng biển châu Á rất ồn và dễ bị phát hiện. Ngay cả chiếc tàu ngầm SSBN Type 094 lớp Jin được mô tả là khả năng răn đe hạt nhân trên đáng tin cậy đầu tiên của Trung Quốc cũng vậy. Theo Lầu Năm Góc, nó rất dễ bị phát hiện hơn cả những chiếc SSBN của Liên Xô sản xuất từ cuối thập niên 1970. Ngược lại, những chiếc tàu ngầm SSBN lớp Arihant của Ấn Độ cũng chẳng êm hơn so với tàu ngầm lớp Jin của Trung Quốc.
Ngoài ra, New Delhi phải đối mặt với các vấn đề nữa là tên lửa đạn đạo K-15 của họ chỉ có tầm bắn 750km, có nghĩa là các SSBN của Ấn Độ phải vượt qua huyết mạch hàng hải bận rộn để tuần tra dọc theo bờ biển của Trung Quốc. Điều đó làm cho chúng dễ bị phát hiện hơn.
Sự thiếu kinh nghiệm, kiểm soát hệ thống cũng làm tăng thêm sự bất trắc của tàu ngầm tên lửa đạn đạo của Trung Quốc và Ấn Độ và hơn nữa có thể đóng góp vào sự không chắc chắn của cuộc khủng hoảng.
Hiện có những căng thẳng hàng hải cũng có thể được tăng cường bởi các cuộc đua để triển khai các SSBN trong vùng biển châu Á, tờ báo viết. Ví dụ, một số nhà phân tích hải quân sự đã lập luận rằng sự gia tăng hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc và hành vi Bắc Kinh ngày càng hung hăng hiếu chiến ở Biển Đông được kích hoạt bởi sự mong muốn độc chiếm vùng biển này thành một pháo đài cho lực lượng SSBN của mình.
Một cựu Đô đốc Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ của quan điểm cho rằng “mục đích bí mật” của Trung Quốc trong việc cố gắng để đẩy Mỹ ra khỏi Biển Đông là để có thể tự do triển khai các SSBN vào Thái Bình Dương nhằm tiếp cận các mục tiêu của Mỹ mà không bị phát hiện.
Thêm nữa, hiện nay cả Triều Tiên và Pakistan đều muốn tham gia vào cuộc chạy đua tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân nhằm cân bằng với khả năng hạt nhân của Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo nhận định của các tác giả báo cáo, các chính phủ trong khu vực đã quyết định triển khai các SSBN của họ quá sớm trong bối cảnh tình hình chính trị căng thẳng. An ninh của khu vực đang phụ thuộc rất lớn vào cuộc chạy đua SSBN của Trung-Ấn.
Trong cuộc chạy đua thể hiện sự tự hào dân tộc mãnh liệt và uy tín gắn liền với vũ khí quyền lực lớn mang tính biểu tượng, các chỉ huy hải quân Trung Quốc và Ấn Độ không muốn nhấn mạnh đến chính trị của họ bị giới hạn trong tài sản SSBN non trẻ của họ.
Để vượt qua giai đoạn bất ổn gây ra bởi các cuộc chạy đua SSBN ở châu Á càng nhanh càng tốt, các nước trong khu vực cần phải có các biện pháp xây dựng lòng tin, xây dựng các hệ thống đối thoại an ninh hàng hải Trung Quốc-Ấn Độ cũng như một hệ thống đối thoại Mỹ-Trung Quốc để ổn định chiến lược.
Tuy nhiên, để đạt được điều này không phải là dễ dàng dù nó giúp giải quyết rất hiệu quả các vấn đề tiềm ẩn. Theo các nhà nghiên cứu của Viện Lowy, có một nghịch lý là trong bối cảnh chính trị hiện nay ở châu Á, Mỹ và các cường quốc khác quan tâm đến sự ổn định chiến lược trong khu vực chỉ có thể hy vọng rằng chương trình SSBN của Trung Quốc và Ấn Độ trưởng thành nhanh chóng hơn.