Sunday, December 22, 2024
Trang chủQuân sựMỹ thừa nhận bị Nga đuổi kịp công nghệ radar, tên lửa

Mỹ thừa nhận bị Nga đuổi kịp công nghệ radar, tên lửa

Mỹ từ lâu tự tin có ưu thế về chiến đấu trên không. Tuy nhiên, những tiến bộ mới về công nghệ radar và tên lửa của Nga đã khiến quân đội Mỹ phải thừa nhận rằng khoảng cách thế mạnh của nước này đang bị thu hẹp.

“Thành thật mà nói, ưu thế mà chúng ta có trên không trung đang giảm bớt”, trang tin Breaking Defense Sputnik News dẫn lời Tướng Frank Gorenc – Tư lệnh Không lực Mỹ ở châu Âu – phát biểu tại một Hội nghị Không gian và Vũ trụ của Hiệp hội Không lực ngày 14/9.

Theo Sputnik News, thừa nhận của ông Gorenc là điều ngạc nhiên đối với một quân đội đã dành nhiều năm khoe sự phát triển của F-35, loại chiến đấu mà dự án chế tạo ngốn tới 400 tỷ USD. Nhưng với sự tiến bộ của quân đội Nga về cả “chất lượng lẫn số lượng”, vị tướng Mỹ buộc phải đối diện với thực tế.

Tư lệnh Không lực Mỹ ở châu Âu cho rằng, các hệ thống tên lửa phòng không của Nga không những rẻ hơn mà chúng còn dễ mua hơn. “Rõ ràng, có một tập hợp trọn bộ các hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa hiện đại đang được sắp xếp theo cách có thể làm cho việc tiếp cận khu vực đó khó khăn hơn”, ông nói thêm.

Đặc biệt, vị tướng Mỹ còn nhắc đến các căn cứ tên lửa trên mặt đất ở Kaliningrad – được cho là một thách thức lớn đối với năng lực trên không của Lầu Năm Góc ở châu Âu.

“Đến nay chúng ta đã nói về việc chống-tiếp cận/ từ chối khu vực đối với các vấn đề ở Thái Bình Dương, nhưng những gì tôi đang nói với các bạn ở đây không chỉ là một vấn đề ở Thái Bình Dương”, ông Gorenc nói. “Nó quan trọng ở châu Âu cũng như ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh”.

Lo ngại về các hệ thống phòng không Nga có thể phần nào giải thích việc Lầu Năm Góc thúc đẩy phát triển máy bay tàng hình tối tân. F-35 được thiết kế với nhiều năng lực tàng hình và Không lực Mỹ hiện đang đánh giá các đề xuất về một loại máy bay ném bom tấn công tầm xa mới, tập trung ưu tiên cao độ vào khả năng tránh bị phát hiện.

Theo Sputnik News, vấn đề của cả hai loai máy bay kể trên là ngốn tới hàng tỷ đôla của người đóng thuế Mỹ. Sửa chữa những yếu điểm của F-35 càng khiến cho chi phí của dự án này tăng cao. Bên cạnh đó, Không lực Mỹ đã dành ra 58,2 tỷ USD để phát triển một máy bay ném bom thế hệ mới nhưng mức chi đó cũng có thể bị đội lên rất nhiều.

Tư lệnh Mỹ còn gợi ý phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và thủ tục mới, được biết đến là các TTP. Ông cho rằng, NATO nên tái bố trí các căn cứ không quân, chia máy bay ra nhiều cơ sở để tránh bị ném bom.

RELATED ARTICLES

Tin mới