Bài báo phân tích thái độ của từng nước ASEAN, cho rằng, ASEAN muốn xây dựng khuôn khổ đa phương, kéo các nước lớn can dự Biển Đông, kiềm chế Trung Quốc.
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 23 tháng 9 dẫn hãng tin VOA Mỹ ngày 21 tháng 9 đưa tin, Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ 12 và Hội nghị cấp cao thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN lần thứ 12 tổ chức ở Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc là các hội nghị lấy thương mại và đầu tư làm chính; không bàn chính trị, chỉ bàn làm ăn.
Theo cách nói của truyền thông nhà nước, những người tham dự hội nghị đã nhìn lại “thập niên vàng” đã qua của Trung Quốc và ASEAN, hướng tới “thập niên kim cương” tương lai, cùng đưa ra kế hoạch xây dựng, phát triển “một vành đai một con đường”.
Báo Mỹ cho rằng, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN luôn tôn trọng phương châm “lấy kinh tế thúc đẩy chính trị”. Năm 2014, kim ngạch thương mại Trung Quốc-ASEAN đạt 480 tỷ USD, Trung Quốc trở hành đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN, trong khi đó, 10 nước ASEAN cũng đều đã gia nhập Ngân hàng đầu tư hạ tầng cơ sở châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.
Mặc dù vậy, kinh tế hai bên tuy phát triển đáng kể, nhưng xung đột về chính trị lại khó tránh khỏi, đặc biệt là 3 năm gần đây, sau khi tổng kim ngạch thương mại của ASEAN đối với Trung Quốc từ xuất siêu đổi sang nhập siêu,
ASEAN với tư cách là một chỉnh thể, từng bước sử dụng một số vấn đề ngoài kinh tế để làm đối trọng của đàm phán thương mại, trong khi đó, vấn đề tranh chấp Biển Đông trở thành một trong những “quả cân” quan trọng nhất.
Thái độ của các nước ASEAN đối với vấn đề Biển Đông
Theo bài báo, trong 10 nước ASEAN, có năm quốc gia liên quan đến tranh chấp các hòn đảo trên Biển Đông với Trung Quốc, trong đó Việt Nam và Philippines là những nước có phản ứng mạnh mẽ nhất.
Tháng 11 năm 1999, Việt Nam và Philippines đã khởi thảo “Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông” (COC), đệ trình lên Diễn đàn hội nghị không chính thức các nhà lãnh đạo lần thứ ba ASEAN, đây là “sự khởi đầu cho việc hai nước Việt Nam và Philippines kéo các nước ASEAN khác vào tranh chấp Biển Đông” (Đây là sự tuyên truyền xuyên tạc của Trung Quốc – PV).
Nhưng, Trung Quốc không đồng ý với bộ quy tắc này, do lập trường của các nước khác nhau, nội bộ ASEAN cũng luôn không đạt được ý kiến thống nhất về bộ quy tắc này.
Ngoài ra, trong 3 nước có tranh chấp, Brunei và Malaysia lần lượt có 1 và 5 đảo ở “khu vực tranh chấp Biển Đông”, nhưng 2 nước này đều không để vấn đề này biến thành trở ngại trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, Quân đội Trung Quốc và Malaysia tiến hành diễn tập thực binh liên hợp ở eo biển Malacca |
Thực ra, một số trở ngại là do Trung Quốc gây ra: Chính Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm các đảo đá của Việt Nam trên Biển Đông, nhảy vào tranh chấp, gây ra tranh chấp phức tạp hiện nay. Chính Trung Quốc đã cho quân đội vào đe dọa vũ lực ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam vào năm 2014, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ Việt-Trung, v.v… – PV.
Indonesia mặc dù có 2 đảo thuộc đặc khu kinh tế chồng lấn với “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò) do Trung Quốc áp đặt, nhưng Chính phủ Indonesia chưa từng coi mình là bên tranh chấp của vấn đề Biển Đông.
Trong thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Malaysia và Indonesia luôn được hưởng xuất siêu trong thương mại với Trung Quốc, trong kim ngạch nhập khẩu từ các nước ASEAN của Trung Quốc, hai nước này cũng đứng vị trí thứ nhất và thứ ba.
Cho nên, trong lập trường vấn đề Biển Đông, họ thống nhất với Thái Lan, Singapore và Brunei, thể hiện tương đối “trung lập”.
Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, Quân đội Trung Quốc và Malaysia tiến hành diễn tập thực binh liên hợp ở eo biển Malacca |
Theo bài báo, ba nước nghèo nhất ASEAN như Campuchia, Lào và Myanmar một mặt không liên quan gì đến vấn đề Biển Đông, mặt khác kinh tế các nước này phải lệ thuộc rất lớn vào đầu tư của Trung Quốc. Vì vậy, lập trường của họ tương đối “nghiêng về Trung Quốc”.
Tại Hội nghi Ngoại trưởng ASEAN và các hội nghị quan trọng khác những năm gần đây, đối với đề nghị ASEAN đưa ra một lập trường thống nhất về vấn đề Biển Đông của Việt Nam và Philippines, nhà lãnh đạo các nước này đều thể hiện thái độ “ngăn cản”.
Trong một loạt hội nghị Ngoại trưởng ASEAN vào tháng 7 năm 2012, nước Chủ tịch luân phiên Campuchia và Philippines đã từng xảy ra xung đột trực tiếp về vấn đề Biển Đông, dẫn đến ASEAN lần đầu tiên không ra được “Tuyên bố Chủ tịch” của hội nghị trong 45 năm qua.
Sự thay đổi trong lập trường của ASEAN
Theo bài báo, tôn chỉ ban đầu sáng lập của ASEAN chính là bảo vệ sự đoàn kết và ổn định của khu vực. Cho nên, “một khi tranh chấp với bên ngoài của nước thành viên nào đó gây bất đồng nội bộ và ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ ASEAN, mong muốn thông qua phối hợp nội bộ bảo vệ sự thống nhất lập trường ASEAN của các nước sẽ tăng lên”.
Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, Quân đội Trung Quốc và Malaysia tiến hành diễn tập thực binh liên hợp ở eo biển Malacca |
2 năm gần đây, những nước từng duy trì “trung lập” luôn tìm cách điều hòa sự bất đồng trong nội bộ ASEAN, bất kể Trung Quốc cuối cùng có đồng tình và ký kết “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” hay không,
bộ quy tắc này đã đưa ra các hội nghị ASEAN để tiến hành thảo luận, đánh dấu ASEAN với tư cách là một chỉnh thể, sớm muộn phải đưa ra thái độ trong vấn đề Biển Đông.
Ngoài ra, sự thay đổi chính trị gần đây của bản thân các nước Myanmar, Malaysia đang có xu hướng thoát khỏi lệ thuộc vào một nước lớn duy nhất, tìm kiếm xu thế cân bằng giữa vài nước lớn.
ASEAN với tư cách là một chỉnh thể, cũng hy vọng đưa vấn đề Biển Đông ra cộng đồng quốc tế để tìm kiếm phương án giải quyết, thông qua xây dựng một loạt khuôn khổ hợp tác đa phương lấy ASEAN làm trung tâm, cùng với thu hút các thế lực bên ngoài, bảo đảm vai trò chủ đạo của ASEAN trong các vấn đề khu vực.
Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, Quân đội Trung Quốc và Malaysia tiến hành diễn tập thực binh liên hợp ở eo biển Malacca |
Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đều bị kéo vào vấn đề Biển Đông, các nước ASEAN cũng vui với việc qua đây làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc đối với an ninh khu vực sau khi trỗi dậy.
Ngoài ra, mặc dù truyền thông Indonesia tuyên bố, Indonesia vẫn là “nhà trung gian thành thật” trong vấn đề Biển Đông, nhưng, vào ngày 17 tháng 9, tờ “Thời báo Tài chính” Anh cho biết, Bộ trưởng Bộ Nghề cá hải dương Indonesia Susi Pudjiastuti xác nhận:
Indonesia có kế hoạch xây dựng một căn cứ hải quân mới trên đảo ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc thay đổi ký hiệu “đường chín đoạn” trên bản đồ. Bên ngoài suy đoán, lập trường của Indonesia trong vấn đề Biển Đông đã thay đổi, có ý đồ đối phó Trung Quốc.
“Quan điểm đường đôi” của Trung Quốc
Tháng 8 năm 2014, tại các hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Đông Á tổ chức ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc và ASEAN “đã tìm được con đường giải quyết vấn đề Biển Đông”, đó là “quan điểm đường đôi” do Trung Quốc đưa ra.
Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, Quân đội Trung Quốc và Malaysia tiến hành diễn tập thực binh liên hợp ở eo biển Malacca. |
Tháng 11 cùng năm, khi tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 9 ở Myanmar, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tiếp tục tái khẳng định phương châm này.
Cái gọi là “quan điểm đường đôi” chính là vấn đề tranh chấp do các nước đương sự “đàm phán song phương” để giải quyết, vấn đề hài hòa (phát triển kinh tế) do Trung Quốc và tập thể ASEAN cùng thực hiện. “Gác tranh chấp, cùng khai thác” chính là việc giải thích trực tiếp của phương châm này.
Tuy nhiên, “sáng kiến” này của Trung Quốc hoàn toàn không được Việt Nam và Philippines đồng tình, hai nước này luôn hy vọng kéo ASEAN vào đối thoại với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, “lấy thế mạnh để tăng cường mặc cả trong đàm phán”.
Thực ra thì, Trung Quốc mặc dù đề xuất “gác tranh chấp, cùng khai thác”, nhưng có tiền đề là “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” – đây là điều không ai có thể chấp nhận được – PV.
Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, Quân đội Trung Quốc và Malaysia tiến hành diễn tập thực binh liên hợp ở eo biển Malacca |
Ngày 22 tháng 9, Tổng thống Philippines phát biểu cho rằng, Trung Quốc đề xuất như vậy là một trò hề, “Trung Quốc nói rằng cái gì của chúng tôi thì nó là của chúng tôi, cái gì của bạn thì chúng ta cùng chia sẻ”. Rõ ràng, Trung Quốc không có quyền khai thác ở vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam hay các nước khác khi chưa được phép – PV.
Theo bài báo, Trung Quốc cũng đã tiến hành điều chỉnh đối với sách lược của mình. “Quan điểm đường đôi” là một loại biểu đạt mới xuất hiện gần đây, các học giả Trung Quốc cũng đang đề nghị, tận dụng hội chợ và hội nghị cấp cao thương mại và đầu tư với ASEAN lần này,
thực hiện “nâng cấp” thương mại với các nước ASEAN, ngoài đưa các nước vào quy hoạch chiến lược “một vành đai một con đường” tương lai của Trung Quốc, còn phải tăng cường hợp tác trên nhiều lực vững như giáo dục, nghệ thuật và dân gian.
Theo bài báo, ngoài ra, có học giả Trung Quốc đề nghị, Trung Quốc chỉ tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN hoàn toàn không đủ, trong khi đó, cần tìm kiếm hợp tác ngoại giao “phiên bản nâng cấp”, trong các nước Đông Nam Á, tìm kiếm xây dựng đồng minh vững chắc tương tự quan hệ Anh-Mỹ.
Nhưng, loại đề nghị này một mặt đi ngược lại chính sách “không liên kết” do Trung Quốc kiên trì từ lâu, mặt khác thiếu các biện pháp cụ thể có hiệu quả.
Từ ngày 17 đến ngày 22 tháng 9 năm 2015, Quân đội Trung Quốc và Malaysia tiến hành diễn tập thực binh liên hợp ở eo biển Malacca |