Monday, November 18, 2024
Trang chủBiển nóngĐoàn luật sư Philippines "cãi" gì trong phiên tranh tụng Biển Đông?

Đoàn luật sư Philippines “cãi” gì trong phiên tranh tụng Biển Đông?

Bởi diễn ra theo thể thức kín nên diễn biến của phiên tranh tụng trong vụ kiện Philippines – Trung Quốc tại Tòa Trọng tài luôn là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của dư luận.

Sáng 10/9, buổi tọa đàm pháp lý với tiêu đề “Bình luận về phiên tranh tụng đầu tiên vụ kiện trọng tài Philippines – Trung Quốc” đã diễn ra tại Học viện Ngoại giao Việt Nam.

 Buổi tọa đàm pháp lý điểm qua những nét chính từ cái nhìn “trong cuộc” về phiên tranh tụng diễn ra kín tại Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (The Hague – PCA) dựa trên bản ghi những diễn biến của phiên tranh tụng liên quan đến nội dung tòa có thẩm quyền với vụ kiện hay không.
 Theo diễn giả của buổi tọa đàm Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Luật Quốc tế, Phó Viện trưởng Viện Biển Đông, do đề cập đến một tranh chấp khởi kiện ra một cơ quan tài phán, nên câu hỏi đầu tiên được các luật sư của Philippines giải đáp nhằm phản bác những lập luận của Trung Quốc là: có tồn tại tranh chấp.
 
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, những tranh chấp này chỉ thuộc thẩm quyền của PCA theo phụ lục VII nếu đó là những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS, chứ không phải tranh chấp chủ quyền.
Thứ nhất, vì Trung Quốc và Philippines có cách giải thích quy chế của các thực thể khác nhau, do đó tồn tại bất đồng về việc giải thích và áp dụng các điều khoản của UNCLOS liên quan đến quy chế pháp lý của các thực thể này, cụ thể là Điều 13 và 121.
 
Trong vấn đề tồn tại quyền lịch sử, câu hỏi được đặt ra là liệu Trung Quốc có được quyền yêu sách lịch sử hay không? Việc yêu sách đó có phù hợp với UNCLOS hay không? Vì Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử, nội dung nằm ngoài UNCLOS, trái với cơ sở pháp lý của phía Philippines, do đó, đây là sự khác biệt thứ hai.
 
Với hai lập luận này, luật sư Reichler đã chứng minh thành công có tồn tại tranh chấp về mặt pháp lý trong vụ việc lần này.
 
Tiếp đó, để chứng minh Philippines không yêu cầu phân định chủ quyền như lập luận của Trung Quốc về việc Philippines đã thay đổi chủ đề của tranh chấp, không nhìn thấy bản chất của tranh chấp này là tranh chấp chủ quyền, Tiến sĩ Lan Anh cho biết luật sư, giáo sư Philippe Sands đã có những lập luận thú vị tại phiên tòa.
 
Thứ nhất, theo giáo sư Sands, nếu một thực thể là đảo thì nó là đảo, không phụ thuộc đảo đó là của bên nào. Để minh họa cho lập luận này, ông lấy ví dụ về vị trí đứng phát biểu của các luật sư trong khán phòng của phiên tranh tụng tại PCA. Theo ông, vị trí này có thể là của PCA hoặc cũng có thể là của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) có cùng trụ sở. Nhưng dù là thuộc PCA hay ICJ, đó vẫn là vị trí đứng của các luật sư. Như vậy, ông kết luận, việc xem xét quy chế của một thực thể không cần xem xét thực thể đó thuộc nước nào.
 
Trước lập luận của Trung Quốc cho rằng Philippines đã phân mảnh các tranh chấp, và để xác định quy chế các thực thể cần phải xác định quyền chủ quyền, luật sư Sands lập luận, một vụ kiện có nhiều khía cạnh pháp lý khác nhau, bản thân việc đệ trình một khía cạnh không làm vô hiệu hóa việc đệ trình đó và cũng không bị cấm.
 
Trong lúc Trung Quốc cho rằng việc xác định bên nào sử dụng bãi nửa nổi nửa chìm cũng là vấn đề chủ quyền, luật sư Philippines lập luận như trong các vụ kiện trước đó, không thể đồng nhất bãi nửa nổi nửa chìm với lãnh thổ.
 
Với việc trong lúc Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền với tất cả các thực thể ở Biển Đông, trong khi Philippines chỉ khởi kiện một số thực thể, luật sư Sands khẳng định nếu có thể phân định một số thực thể, hoàn toàn có thể áp dụng kết quả cho các thực thể còn lại.
 
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, những tranh chấp này chỉ thuộc thẩm quyền của PCA theo phụ lục VII nếu đó là những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS, chứ không phải tranh chấp chủ quyền.
 
Trong lúc Trung Quốc cho rằng việc xác định bên nào sử dụng bãi nửa nổi nửa chìm cũng là vấn đề chủ quyền, luật sư Philippines lập luận như trong các vụ kiện trước đó, không thể đồng nhất bãi nửa nổi nửa chìm với lãnh thổ.
 
Việc xác định bên nào sử dụng bãi nửa nổi nửa chìm là vấn đề phân định biển vì phụ thuộc vào cấu trúc của đáy biển: bên nào sở hữu đáy biển có bãi nửa nổi nửa chìm thì sở hữu bãi nửa nổi nửa chìm đó. Quy trình xác định ai sử dụng bãi nửa nổi nửa chìm không phải là quy trình xác định lãnh thổ và vì thế đây không phải là vấn đề về chủ quyền.
 
Giả thuyết tối đa cũng được đưa ra tại tòa để bác bỏ lập luận của Trung Quốc, cho rằng muốn xác định các hoạt động của Trung Quốc có bất hợp pháp hay không theo khẳng định của Philippines, cần phải xác định quyền chủ quyền để biết các hoạt động diễn ra ở đâu, từ đó có cơ sở để xác định hoạt động có bất hợp pháp hay không.

Quang cảnh phiên tranh tụng.

Theo luật sư Sands, đệ trình của Philippines dựa trên giả thuyết tối đa, trong đó giả thuyết tối đa thứ nhất là Philippines có chủ quyền. Giả thuyết tối đa thứ hai là những vùng lãnh thổ Trung Quốc có chủ quyền có khả năng tạo ra các vùng biển cũng là tối đa. Dựa trên hai giả thuyết tối đa này, Trung Quốc không thể vươn tới những vùng biển mà nước này có những hành động theo phía Philipines là bất hợp pháp, và như vậy chắc chắc các hoạt động của Trung Quốc là bất hợp pháp, không cần phải xác định quyền chủ quyền hay phân định biển.

 
Với những lập luận như vậy, luật sư Sands kết luận những gì Philippines đưa ra không liên quan đến tranh chấp chủ quyền.
Trong phần chứng minh Philippines thỏa mãn các bước thủ tục (cụ thể mục 1 phần XV), trong đó có Điều 281 quy định nếu các bên đã có thỏa thuận để giải quyết tranh chấp thì các bên phải theo thỏa thuận đó và Trung Quốc có viện dẫn Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), luật sư Lawrence Martina lập luận, DOC là một cam kết chính trị, và vì Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo DOC, do đó Trung Quốc không được viện dẫn quyền theo DOC.

 
Ngoài ra, luật sư cũng cho rằng vì Trung Quốc viện dẫn Điều 281 để phản đối việc Philippines kiện lên PCA, trong khi Điều 281 quy định về việc giải quyết những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS giữa các bên; do đó, chính Trung Quốc đã thừa nhận có tồn tại tranh chấp giữa hai bên.
 
Năm 2006, Trung Quốc đưa ra tuyên bố loại trừ tất những gì Điều 298 cho phép loại trừ, do vậy, tại phiên tranh tụng, đoàn luật sư Philippines cũng tập trung chứng minh các hoạt động của Trung Quốc không phải là hoạt động quân sự để tránh loại trừ theo Điều 298 Điểm 1b dẫn đến việc trọng tài không có thẩm quyền; hay việc Trung Quốc không ngăn chặn ngư dân và tàu thuyền nước này khai thác nghề cá ở vùng biển thuộc vùng
đặc quyền kinh tế của Philippines, vì không thực hiện thì không thực thi quyền tài phán, quyền chủ quyền, do đó không thuộc phạm vi loại trừ của Điều 297…

 
Vì các loại trừ của đều không trùng với nội dung Philippines đưa ra khởi kiện, do đó trọng tài có thẩm quyền với toàn bộ nội dung khởi kiện.
 
Kết thúc buổi bình luận, Tiến sĩ Lan Anh nhấn mạnh, vì đây không phải là một phiên tranh tụng về vấn đề thực chất, chính vì thế Philippines không đi vào biện hộ tại sao Philippines đúng hay sai. Mục đích của phiên tranh tụng này nhằm khẳng định trọng tài có thẩm quyền.
 
 
 
 
 
 
 
 
RELATED ARTICLES

Tin mới