Saturday, December 21, 2024
Trang chủThâm cung bí sửDàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 1)

Dàn đồng ca chủ nghĩa dân tộc Đại Hán (Phần 1)

Bà Susan L.Shirk hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu Xung đột và Hợp tác Toàn cầu thuộc Đại học California, đồng thời là giám đốc cấp cao của Công ty tư vấn chiến lược toàn cầu Albright Stonebridge Group. Bà đã có một cuốn sách nghiên cứu về Trung Quốc với tiêu đề Gã khổng lồ mất ngủ. Trong cuốn sách này bà trình bày những góc nhìn của mình về chính trị Trung Quốc đương đại. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một chương trong cuốn sách đó

Bà Bà Susan L.Shirk hiện là Giám đốc Viện Nghiên cứu Xung đột và Hợp tác Toàn cầu

Shirk sinh năm 1945 tại San Antonio, Texas, Hoa Kỳ. Bà theo đuổi khoa học chính trị từ thời sinh viên và năm 1974 giành học vị tiến sĩ về Khoa học chính trị tại Massachusetts Institute of Technology. Nụ cười rạng rỡ và khuôn mặt của Shirk đi kèm với một danh tiếng lớn. Là một nhà nghiên cứu hàng đầu về Trung Quốc, Shirk đảm trách nhiều vai trò quan trọng trong Chính phủ Hoa Kỳ: cựu Phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ đươi chính quyền Clinton, Ủy viên Ban Chính sách Quốc phòng, thành viên ban lãnh đạo của Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Mỹ – Trung, thành viên của Hội đồng Quan hệ Quốc tế…

Bà đã có một cuốn sách nghiên cứu về Trung Quốc với tiêu đề Gã khổng lồ mất ngủ. Trong cuốn sách này bà trình bày những góc nhìn của mình về chính trị Trung Quốc đương đại. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc một chương trong cuốn sách đó:

Tháng 1 năm 2006, Lý Đại Đồng, biên tập viên trung niên của tờ Băng điểm, bị sa thải. Băng điểm là phụ san hằng tuần của tờ nhật báo toàn quốc Thanh niên Trung Quốc, tiếng nói chính thức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc đã chuyển thành một tờ báo thương mại phổ biến. Lỗi của Lý là đăng một bài học thuật của giáo viên Viên Vĩ Thời ở Quảng Châu xét lại lịch sử chính thống Trung Quốc được giảng dạy trong các sách giáo khoa trung học cơ sở.

Giáo viên Viên so sánh những nội dung trong sách giáo khoa của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hồng Kông về các cuộc xung đột lớn với các cường quốc nước ngoài trong lịch sử Trung Quốc thế kỷ 19 – Chiến tranh Nha phiến và khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn – và phát hiện ra rằng các sách giáo khoa của Trung Quốc đã bóp méo lịch sử để “khơi dậy tinh thần dân tộc”. Ông viết: “Vì những ‘tên quỷ ngoại lai’ là kẻ xâm lược, bất cứ những gì mà người Trung Quốc làm đều được cho là đúng đắn và được ca ngợi”, ngay cả khi phong trào bài ngoại của của Nghĩa Hòa Đoàn đã “cắt đường điện tín, đập phá trường học, hủy hoại đường sắt, đốt hàng hóa nước ngoài, giết người ngoại quốc và tất cả người Hoa nào có liên hệ với văn hóa ngoại lai”. Bài báo lập luận rằng thứ chủ nghĩa dân tộc bài ngoại mù quáng này là nguồn gốc dẫn đến những thảm họa thời Mao như Đại Nhảy Vọt và Cách mạng Văn hóa, và nó vẫn tiếp tục được rao giảng cho trẻ em Trung Quốc. theo lời giáo sư Viên: “Con em chúng ta vẫn đang tiếp tục uống sữa của sói!”.

Hai tuần sau khi bài báo được đăng tải, các quan chức Ban Tuyên truyền Trung ương đã gây sức ép lên các biên tập viên cao cấp của tờ Thanh niên Trung Quốc Nhật báo, yêu cầu họ phải đóng cửa tờ Băng điểm, sa thải Lý cùng đồng nghiệp Lô Dược Cương. Họ buộc tội rằng tờ phụ san tuần này đã đăng tải bài báo “cố gắng minh oan cho những hành động tội ác của đế quốc xâm lược Trung Quốc… đi ngược lại với chủ trương tuyên truyền thông tin, xâm hại nghiêm trọng tinh thần dân tộc của người Trung Quốc… và gây ra ảnh hưởng xấu cho xã hội”.

Lý, mặc dù là một nhà báo cựu chiến binh và đảng viên, phản ứng quyết liệt. không chịu khuất phục trước các cơ quan tuyên truyền, biên tập viên này vượt mặt họ khiếu nại lên những lãnh đạo chóp bu của Đảng và chính phủ rằng hành động của các quan chức tuyên truyền đã vi phạm quy định trong hiến pháp về việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận. Ông còn đưa một bức thư ngỏ lên mạng phản đối việc “đóng cửa trái phép” ấn phẩm trên. Bộ máy tuyên truyền đã cấm tất cả truyền thông và Internet đăng tải về vụ sa thải và đóng cửa blog của Lý thậm chí trước cả khi họ thông báo về việc bị sa thải. Nhưng thư của Lý đã được sao chép và lan truyền rộng rãi một thời gian trước khi các cơ quan kiểm duyệt của Đảng kịp xóa khỏi các bản tin và diễn đàn. Lý cũng trả lời phỏng vấn của các nhà báo nước ngoài, những người đã tường thuật chi tiết việc đóng cửa tờ Băng điểm. trong một động thái phản ứng hiếm hoi, mười ba cựu quan chức có tư tưởng tiến bộ, trong đó có cả cựu thư ký của Mao Trạch Đông, cựu Trưởng Ban Tuyên truyền, và các cựu tổng biên tập của tờ Nhân dân Nhật báo, của Tân Hoa Xã, đã gửi thư phản đối việc đóng cửa tờ Băng điểm.

Theo Lý, các quan chức của Ban Tuyên truyền đã mượn cớ bài báo về sách giáo khoa lịch sử để đóng cửa tờ Băng điểm, tờ báo đôi khi thách thức giới hạn cho phép bằng việc đăng tải các bài viết về nền dân chủ Đài Loan và những chủ đề nhạy cảm khác, vì họ tin tưởng rằng dư luận sẽ đứng về phía họ trong vấn đề lịch sử này. Đúng như họ dự đoán, hầu hết những bình luận trên các trang mạng phổ biến như sina.com và nhiều nhận xét khác của du học sinh Trung Quốc trên trang mibbs.com chỉ trích giáo sư Viên là kẻ phản bội vì đã có quan điểm phê phán lịch sử Trung Quốc. Ủng hộ quan điểm xét lại của Viên chỉ có website Thể kỷ Trung Quốc (địa chỉ www.cc.org.cn) của trí thức tiến bộ, nhưng bản thân trang này cũng bị các cơ quan tuyên giáo đóng cửa vào hè năm 2006.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chấm dứt cuộc tranh cãi bằng một giải pháp thỏa hiệp, cho phép mở lại tờ báo và những biên tập viên vẫn được giữ lại nhưng với vị trí thấp hơn, và buộc phải bỏ phong cách tự do chính trị. Lý Đại Đồng, không còn lựa chọn nào khác, đành chấp nhận. ông trả lời phỏng vấn truyền hình Hồng Kông rằng tờ Băng điểm có thể được khôi phục lại một cách nhanh chóng là nhờ vào “đầu óc cởi mở” của các quan chức cấp cao ở trung ương.

 Cách mạng báo chí Trung Quốc

Vụ Băng điểm cho thấy báo chí thương mại hóa mới và mạng Internet ở Trung Quốc đã hoàn toàn làm thay đổi tình hình chính trị nội bộ và làm phức tạp hóa bối cảnh trong nước ảnh hưởng việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung Quốc ra sao.

Trước thời kỳ cải cách, như chúng ta đã biết, Trung Quốc không có báo chí, chỉ có tuyên truyền. Đảng Cộng sản rất lo sợ dư luận và đầu tư các nguồn lực khổng lồ vào việc định hướng dư luận. Mục đích duy nhất của truyền thông là làm chiếc loa phóng thanh để vận động quần chúng ủng hộ các chính sách của Đảng. Truyền thông được gọi là “miệng lưỡi” của Đảng, một cụm từ mà  các nhà báo trẻ ngang tàng ngày nay thường dùng để nhạo báng một cách thích thú. Người dân Trung Quốc tiếp cận các thông tin trong nước và thế giới na ná nhau thông qua một vài cơ quan thông tấn báo chí chính thống bị kiểm duyệt. Năm 1979, chỉ có 69 tờ báo trên cả nước, tất cả đều do các cơ quan của Đảng và chính phủ quản lý. Đến năm 2005, Trung Quốc đã có xấp xỉ 2.000 tờ báo và 9.000 tạp chí.

(Còn tiếp)

RELATED ARTICLES

Tin mới