Wednesday, January 1, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiViệt Nam mua hệ thống phòng không hiện đại của Israel

Việt Nam mua hệ thống phòng không hiện đại của Israel

Với tựa đề: “Xây dựng lực lượng phòng không-không quân hiện đại, bảo vệ vững chắc bầu trời” trên Báo Quân đội nhân dân (QĐND) chiều ngày 20/10/2015, Trung tướng Lê Huy Vịnh, Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đã cung cấp thông tin về các loại vũ khí, khí tài phòng không hiện đại được biên chế trong QĐND Việt Nam. Theo đó, ông đã chính thức xác nhận hệ thống phòng không tiến tiến SPYDER của Israel.

SPYDER (Surface-to-air PYthon and DERby) là một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp và tầm trung do Công ty Thiết bị quốc phòng Rafael của Israel nghiên cứu và phát triển. Hệ thống được thiết kế và cung cấp một giải pháp phản ứng nhanh trước các mối đe dọa để tiêu diệt các mục tiêu đường không như máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, UAV và vũ khí dẫn đường công nghệ cao trong mọi thời gian và điều kiện thời tiết. Hệ thống SPYDER hiện có 2 biến thể với 2 loại tên lửa là:

viet nam se mua he thong phong khong spyder cua israel

SPYDER-SR không đối không tầm ngắn được trang bị loại tên lửa đánh chặn Python-5-được đánh giá là một trong những tên lửa không đối không tiên tiến nhất thế giới hiện nay được đưa vào sử dụng trong quân đội Israel từ năm 2010 và được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao; tên lửa Python-5 được phóng đi từ bệ phóng nghiêng có tầm bắn 20 km, tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 11 kg; nó có thể khóa mục tiêu sau khi phóng thông qua 1 camera hồng ngoại kết hợp với 1 cảm biến quang điện tích hợp vào đầu dò gắn trên nóc cabin xe.

viet nam se mua he thong phong khong spyder cua israel

Và SPYDER-MR tầm trung, sử dụng tên lửa đánh chặn không đối không tầm trung Derby, tên lửa được gắn thêm bộ phận khởi tốc ở đuôi và phóng đi từ bệ phóng thẳng đứng; nó được thiết kế để không chiến ngoài tầm nhìn với đầu dò radar chủ động có tầm bắn 50 km, tốc độ Mach 4 và mang theo đầu đạn nặng 23 kg.

Thành phần của một tổ hợp SPYDER tiêu chuẩn gồm có 1 xe chỉ huy-điều khiển, 6 xe mang phóng tự hành với tổng số 24 đạn tên lửa, 1 xe tiếp đạn trang bị cần cẩu và 1 xe đảm bảo kỹ thuật. Toàn bộ các thành phần của hệ thống được đặt trên khung gầm xe tải Tatra (mang theo 4 đạn tên lửa) có tính việt dã cao của Cộng hòa Czech.

Hệ thống SPYDER đã được Israel xuất khẩu cho Gruzia, Ấn Độ, Peru  và Singapore. Từ đầu năm 2015 đã có rất nhiều dự đoán cho rằng Việt Nam chính là khách hàng tiếp theo ở khu vực Đông Nam Á của hệ thống phòng không tối tân này.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến so sánh SPYDER với Pantsir-S1 hay Buk-M2 và cho rằng tính năng chiến đấu của SPYDER-SR còn thua kém khá nhiều những loại tên lửa có tầm bắn ngắn hơn. Nhưng điều này chưa thật chính xác vì SPYDER-SR có vai trò thay thế Strela-10 đã lạc hậu với chức năng phòng thủ điểm chứ không phải như Pantsir-S1 về với mục đích thay thế pháo phòng không tự hành ZSU-23-4. Hơn thế nữa, tên lửa công nghệ cao Python-5 “khóa mục tiêu sau khi phóng” có độ chính xác được đánh giá cao hơn hẳn so với Pantsir-S1. Phiên bản tầm trung SPYDER-MR cũng bị so sánh hệ thống này với Buk-M2 là chính xác hơn hẳn và SPYDER-MR cũng thua kém khá nhiều về tầm bắn, trần bay diệt mục và khối lượng đầu đạn.

Dù vậy, đây chỉ là hình thái so sánh mang tính độc lập, bởi với Truyền thống phòng không nhiều tầng của Việt Nam, 2 hệ thống tên lửa phòng không tầm trung này khi hiệp đồng tác chiến cùng nhau lại có tác dụng hỗ trợ, lấp khoảng trống chiến thuật rất tốt vì Buk-M2 với phương thức phóng nghiêng sẽ khó tiêu diệt các mục tiêu trên đỉnh đầu còn SPYDER-MR phóng thẳng đứng lại có nhược điểm khó bắn xa, bắn thấp với góc ngắm nhỏ.

Hơn nữa, SPYDER có 2 loại tên lửa nguồn gốc “không đối không” nên có thể trang bị cho những máy bay chiến đấu Su-22 của Không quân Việt Nam. Với Su-22, trong thời điểm tạm thời lấp khoảng trống lớn do MiG-21 để lại với nhiệm vụ tiêm kích phòng không; tên lửa đối không R-60 (không chiến tầm nhìn cự ly bắn ngắn) trong không chiến quần vòng là một bất lợi. Còn đối với tên lửa Python-5 với chế độ khóa mục tiêu giúp phi công có thể khai hỏa từ cự ly xa vào vị trí mục tiêu, đầu dò băng tần kép tối tân của tên lửa hoàn tất việc còn lại; như vậy, nhược điểm không có radar dẫn bắn của Su-22 sẽ được khắc phục và thậm chí còn có thể đánh ngang ngửa với Su-27 và Su-30 với tên lửa R-73 trong không chiến quần vòng. Đây vốn là sở trường của Israel khi tích hợp các vũ khí khác hệ nhau.

Việc biên chế hệ thống phòng không SPYDER là một tin mừng sau các khâu chuẩn bị như cử cán bộ học tập nâng cao trình độ tiếng Anh hay xây dựng trận địa để sẵn sàng tiếp nhận khí tài mới, đảm bảo một sức mạnh đồng đều cho cả lực lượng Phòng không và Không quân Nhân dân Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới