Monday, November 25, 2024
Trang chủQuân sựAnh bắt đầu dè chừng TQ

Anh bắt đầu dè chừng TQ

Báo chí Anh cảnh báo việc đánh cược tương lai đất nước vào sự hợp tác với người Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Nữ hoàng Anh Elizabeth II tại Điện Buckingham

Đòn ly gián

Ngày 22/10, nhận lời mời của Nữ hoàng Anh Elizabeth II, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức 4 ngày đến Vương quốc Anh.

Nhân chuyến thăm của ông Tập Cận Bình, hai nước đã ký kết các thỏa thuận hợp tác có giá trị lên tới 30 tỷ bảng Anh, bao gồm xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Anh do công ty Trung Quốc đầu tư 2 tỷ bảng Anh; lần đầu tiên phát hành trái phiếu Trung Quốc ở London trị giá 5 tỷ bảng Anh; thiết lập một Trung tâm hoán đổi đồng nhân dân tệ lớn bên ngoài Hong Kong.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc ca ngợi chuyến thăm mở ra “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ song phương. Trong khi đó, Nữ hoàng Anh khi đón tiếp ông Tập Cận Bình cũng vui mừng cho rằng chuyến thăm của ông lần này sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Theo giới phân tích, Anh chủ động làm sâu sắc mối quan hệ với Trung Quốc chủ yếu có sự trợ giúp của Bộ trưởng Tài chính George Osborne, người có thể trở thành Thủ tướng tiếp theo của Anh.

Ông Osborne cho rằng cơ hội cho nền kinh tế tương lai của Anh là sự phát triển của Trung Quốc, vì vậy đề xuất khởi động “10 năm vàng” quan hệ Trung- Anh.

Đối với vấn đề này, dư luận Anh có những ý kiến khác nhau. Những người phản đối cáo buộc ông Osborne và Thủ tướng David Cameron phá bỏ nguyên tắc, làm ảnh hưởng tới lợi ích quan hệ đồng minh với Mỹ.

Nguoi Anh canh giac truoc Trung Quoc
Ông Tập Cận Bình và ông Cameron

Tuy nhiên, những người ủng hộ cho rằng năm 2005 khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Anh, quy mô nền kinh tế Trung Quốc nhỏ hơn Anh, đến nay quy mô nền kinh tế Trung Quốc đã gấp ba lần khi đó, và theo dự đoán, đến năm 2030 quy mô nền kinh tế Trung Quốc sẽ gấp hai lần Mỹ.

Chính phủ Anh cần chớp lấy cơ hội nhanh chóng củng cố quan hệ hợp tác với Trung Quốc.

Là một đế quốc đã từng “tung hoành” gần 200 năm, việc Anh quyết định chuyển hướng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc cho thấy rõ những tính toán sâu xa của London.

Giới phân tích cũng nhận định thực tế này cho thấy thời đại bá chủ duy nhất của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh đang đi đến giai đoạn kết thúc.

Trước đó, bất chấp sự phản đối công khai của Mỹ, Anh vẫn tham gia Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, cho thấy hướng đi mới trong chính sách ngoại giao của London. Điều này hoàn toàn khác so với 12 năm trước khi Anh tham gia các hành động quân sự của Mỹ ở Iraq.

Những động thái của Anh thể hiện cùng lúc 2 điều: Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy, trong khi Mỹ suy giảm tương đối sức mạnh của mình.

Có ý kiến cho rằng kể từ thời cựu Tổng thống George W. Bush, nền chính trị nội bộ Mỹ ngày càng trở nên mất kiểm soát, sự đấu đá giữa các lực lượng của hai đảng ngày càng quyết liệt, khiến cho nền dân chủ của nước này thường rơi vào tình trạng bế tắc.

Khả năng ảnh hưởng đối với chính sách của các nhóm lợi ích ở trong Nhà Trắng và Quốc hội ngày càng mở rộng, khiến dư luận ngày càng lo lắng về nền dân chủ của Mỹ.

Dù kinh tế có chút phục hồi, song các khoản nợ của Mỹ vẫn tiếp tục tăng lên, các khoản nợ của gia đình và cá nhân cũng đi ngược lại với quy mô giai cấp trung lưu. Tất cả những điều này đã làm cho hình ảnh quốc tế và sự hấp dẫn của Mỹ giảm sút.

Cảnh giác cao độ

Đối đầu Mỹ-Trung được dự báo sẽ gia tăng trong tương lai. Trong khi đó, một đồng minh có quan hệ sau sắc về văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử với Mỹ như Anh lại đang cố gắng thúc đẩy quan hệ đặc biệt với Trung Quốc.

Với những bước đi này, đương kim Thủ tướng anh Cameron và người có nhiều khả năng kế nhiệm Osborne dường như đang khiến đồng minh bên kia bờ Đại Tây Dương đau đầu, trong khi ý định “nhờ” vào sức mạnh đang lên của Trung Quốc chưa chắc đã theo ý muốn.

Báo chí Anh, cụ thể là tờ Telegraph cảnh báo rằng quan hệ thương mại song phương phải là con đường đem lại lợi ích cho cả London và Bắc Kinh.

Theo đó, những sức ép mà ngành sản xuất thép của Anh đang phải chịu từ sự cạnh tranh của đối thủ Trung Quốc là “kinh nghiệm đau thương” mà nước Anh cần ghi nhớ khi làm ăn với nền kinh tế thứ hai thế giới.

Gần 300 công nhân của nhà máy sản xuất thép Tata của Anh sẽ bị mất việc do thép nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc

Anh cũng cần cải thiện đáng kể tỷ lệ xuất khẩu vào Trung Quốc hiện ở mức rất nhỏ. Tất cả những vấn đề trên, tốt nhất nên giải quyết thông qua quan hệ hữu nghị và hợp tác thực chất, không phải những phát biểu, hành động chính trị mang tính xã giao.

Tờ The Guardian thậm chí còn coi đây là một “canh bạc lớn”, đồng thời đưa ra cảnh báo Anh cần nhìn rõ những rủi ro, bên cạnh những lợi ích kinh tế, khi muốn thắt chặt hợp tác kinh tế với Trung Quốc.

Nhìn vào mức độ trọng thị mà nước Anh dành cho nhà lãnh đạo Trung Quốc, tờ báo này băn khoăn không biết chính quyền của Thủ tướng David Cameron có nhìn thấy hết những hệ quả của việc nền kinh tế Anh đang rơi vào vòng kiềm tỏa của Trung Quốc hay không.

Theo tờ báo, điều này sẽ ràng buộc và cản trở nước Anh trong nhiều thập kỷ tới khi người Trung Quốc làm chủ các ngành công nghiệp Anh, hiện diện ngày càng lớn trong ngành tài chính tiền tệ, và rồi từ đó gia tăng ảnh hưởng đến các quyết sách kinh tế của London.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoan nghênh việc Anh tăng cường quan hệ với Trung Quốc là “lựa chọn chiến lược và có tầm nhìn, vì lợi ích lâu dài của chính nước Anh”. Nhưng tờ The Guardian cho rằng nước Anh cần cân nhắc liệu thực tế có được như những mỹ từ đó không khi bước vào canh bạc lớn lần này.

RELATED ARTICLES

Tin mới