Tuesday, November 19, 2024
Trang chủBiển nóng'Lãnh đạo VN không hề sợ TQ?'

‘Lãnh đạo VN không hề sợ TQ?’

Lãnh đạo Việt Nam và dân tộc Việt Nam không hề ‘sợ Trung Quốc’, theo một cựu quan chức lãnh đạo Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam đưa ra tại Bàn tròn Thứ Năm tuần này của BBC Việt ngữ.



Trao đổi với Tọa đàm hôm 29/10/2015 với chủ đề “ Phép thử của tàu Mỹ USS Lassen trên Biển Đông”, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói:

“Tôi nghĩ rằng (nói) các nhà lãnh đạo Việt Nam có sợ Trung Quốc, thì tôi cho rằng là không phải sợ Trung Quốc.

“Tôi nghĩ là họ không sợ Trung Quốc mà cả dân tộc này cũng không bao giờ sợ Trung Quốc.

“Chỉ sợ rằng là mình làm không đúng thôi, mình không biết phát huy sức mạnh của mình để mà có thể đấu tranh chống lại những hành động bành trướng phi lý của Trung Quốc thôi. Đấy là điều đáng sợ.

Tôi nghĩ là họ không sợ Trung Quốc mà cả dân tộc này cũng không bao giờ sợ Trung Quốc. Chỉ sợ rằng là mình làm không đúng thôi, mình không biết phát huy sức mạnh của mình để mà có thể đấu tranh chống lại những hành động bành trướng phi lý của Trung Quốc thôi. Đấy là điều đáng sợTS. Trần Công Trục

“Và tôi cũng muốn nói thêm rằng đúng là với tất cả hành động hiện nay, Trung Quốc làm cho dư luận của những ngưởi Việt Nam chúng ta, kể cả một số bạn bè quốc tế hết sức phẫn nộ và rất bất bình và thậm chí có những bức xúc, đứng về mặt tình cảm,” Tiến sỹ Trần Công Trục nói.

‘Vượt tầm’

Đánh giá về động thái tàu khu trục của Mỹ đi tuần và tiến vào khu vực Trường Sa hôm 27/10, thâm nhập khu vực 12 hải lý tính từ các đảo do Trung Quốc tự xây trên Biển Đông, cựu Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, nói tiếp:

“Nhưng tôi nghĩ rằng trong bối cảnh hiện nay, trong quan hệ phức tạp của tình hình thế giới hiện nay, mà tôi cũng rất tán thành ý kiến của học giả (TS. Hà Hoàng Hợp tham gia Tọa đàm) từ Singapore, vấn đề quan hệ trong Biển Đông này, việc Mỹ có những hành xử đó thì nó không phải chỉ là vấn đề tự do hàng hải,”

“Mà đây là nó vượt qua tầm tự do hàng hải. Đây là vấn đề của sự đối đầu, sự thách thức của các siêu cường, tranh giành các vị trí siêu cường, và nó trở thành vấn đề quốc tế rất lớn rồi.

Image caption Tiến sỹ Trần Công Trục tán thành ý kiến cho rằng hành động của tàu khu trục của Mỹ vào khu vực Trường Sao thể hiện sự ‘vượt tầm về tự do hàng hải’.

“Cho nên trong bối cảnh hiện nay, tình hình quốc tế và khu vực hết sức phức tạp và thậm chí có lúc nhân loại đã đứng bên bờ miệng hố của chiến tranh, đấy là điều mà chúng ta lúc này, lúc nọ đã được nghe.

“Cho nên mọi việc ứng xử, theo tôi nghĩ, không phải từ cảm xúc, không nên chúng ta dùng cảm xúc, có thể có những bất bình, có những ý kiến khác nhau, nhưng chúng ta phải bình tĩnh xử lý trên cơ cở chúng ta vận dụng được sức mạnh của mình.

“Tôi tán thành với ý kiến của ông Hoàng Ngọc Giao (khách mời Tọa đàm) rằng phải biết sử dụng sức mạnh của mình, đấy là sức mạnh về pháp lý, sức mạnh về chân lý, để chúng ta (Việt Nam) đấu tranh chống lại cái bành trướng của Trung Quốc, chứ không phải chúng ta dùng đến sức mạnh quân sự hay là những biện pháp vũ lực khác,” ông Trần Công Trục nêu quan điểm.

‘Chiến lược’

Việc Mỹ phản ứng như ngày 27 (tháng 10) vừa rồi là cả một chiến lược, chứ không phải là chỉ là thách thức, không phải chỉ là một phép thử. “Họ (Mỹ) đã vào đấy, họ sẽ tiếp tục có những cái mà rồi sắp tới đây chúng ta sẽ thấyTS. Hà Hoàng Hợp

Tại Bàn tròn hôm thứ Năm, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu về lợi ích chiến lược và chiến lược quốc tế từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore (ISEAS) cho rằng hành động của tàu khu trục Mỹ hôm 27/10 không chỉ là ‘một thách thức’, hay ‘một phép thử’ mà thể hiện một tầm ‘chiến lược’ vượt trên cả ‘tự do hàng hải’.

Nhà nghiên cứu cao cấp của ISEAS nói: “Vấn đề Trung Quốc làm việc đó ở Biển Đông bây giờ và cư xử của Mỹ vừa rồi nó ở trên cái cái tầm mà chúng ta gọi là tầm tự do hàng hải.

“Là vì sao? Người Trung Quốc từ năm 2001 người ta đã bảo người Mỹ rằng là ông ra khỏi vùng này đi, hãy để tôi quản vùng miền Tây của Thái Bình Dương, ông quản từ miền Tây Thái Bình Dương trở về đằng kia, tức là từ Hawaii trở về phía Mỹ.

“Còn từ Hawaii trở về bên này thì Trung Quốc chúng tôi quản. Từ 14 năm nay rồi, thế bây giờ cái Biển Đông họ dần dần tuyên bố như thế, rồi bây giờ họ bảo đấy là lợi ích cốt lõi của họ…

“Là họ (Trung Quốc) coi Biển Đông này là một bàn đạp vô cùng chiến lược cũng như về mặt quân sự, để họ thực hiện mục tiêu làm bá chủ vùng Tây Thái Bình Dương trong một thời gian không xa.

“Chúng ta nên xem xét việc này ở mức độ đó, cho nên việc Mỹ phản ứng như ngày 27 (tháng 10) vừa rồi là cả một chiến lược, chứ không phải là chỉ là thách thức, không phải chỉ là một phép thử.

Image caption Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh việc làm hôm 27/10 của Mỹ mang tầm vóc ‘chiến lược’ vượt trên cả ‘tầm tự do hàng hải’ và điều được cho là ‘thách thức’, ‘phép thử’.

“Họ (Mỹ) đã vào đấy, họ sẽ tiếp tục có những cái mà rồi sắp tới đây chúng ta sẽ thấy,” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh với Tọa đàm.

‘Lờ mờ’

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật & Phát triển nói với Tọa đàm cho rằng phản ứng của nhà nước Việt Nam, mà thông qua phát ngôn của người phát ngôn Bộ Ngoại giao trong sự kiện tàu Mỹ USS Lassen đi tuần ở Trường Sa, hôm 27/10 và trong nhiều sự kiện khác có liên quan trên Biển Đông, là ‘lờ mờ’, ‘lập trường thiếu rõ ràng’.

Ông nói:

“Tôi nghĩ rằng việc mà mình tuyên bố ngay sau hai ngày và với một tuyên bố có thể nói rất là lờ mờ, nó không rõ lập trường quan điểm, thì điều này nó không có gì là lạ.

“Tôi không đồng tình rằng là đây đã phản ánh được hết tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.

Chúng ta càng lùi, họ càng lấn tới và theo tôi kẻ thù chỉ mạnh khi mà chúng ta quỳ xuốngPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao

“Rất nhiều người Việt Nam đã từ lâu mong muốn rằng chính phủ Việt Nam phải có thái độ dứt khoát với Trung Quốc. Cái đó là một thực tế.

“Cái thứ hai nói rằng chúng ta (Việt Nam) không ngại gì khi mà ông Tập Cận Bình ông sang đây (thăm Việt Nam), mà chúng ta không ngại gì, cho nên nó không liên quan tới chuyện đó, thì tôi không đồng ý.

“Cái thứ nhất hãy nhìn lại chiều dài lịch sử trong khoảng 3-4 năm trở lại đây khi Trung Quốc bắt đầu thể hiện những thái độ hung hăng, xâm lược. Những ngày đầu, tôi nhớ cách đây vài ba năm, tàu thuyền của ngư dân chúng ta (Việt Nam) bị Trung Quốc đập phá, đánh, nhưng mà báo chí chúng ta chỉ dám đưa tin là tàu lạ,” PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói.

Sợ sệt?

Nguyên Phó Vụ trưởng, Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nhân dịp này cũng đặt vấn đề về điều mà ông choa là thái độ sợ hãi’ của lãnh đạo Việt Nam trước Trung Quốc, điều mà ông tin là một trong những cơ sở khiến Trung Quốc ‘tự tin’, ‘lấn tới’ và ‘hiếu chiến’ hơn.

PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao nói tiếp: “Tàu lạ – có dám nhắc đến Trung Quốc đâu? Thế nhưng mà chúng ta càng nhún, chúng ta càng nể họ (Trung Quốc), cố gắng tìm cái gì đó để xoa dịu, để mà tìm cách giải quyết với họ đấy, thì họ càng lấn tới.

“Và diễn biến là thế nào? Không chịu được nữa, những năm gần đây chúng ta đã dám, báo chí công khai của nhà nước, lúc này mới dám công khai nói rằng là tàu Trung Quốc.

Image copyright vietq.vn Image caption PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao cho rằng phát ngôn hôm 29/10 của chính phủ Việt Nam phản ứng về sự kiện Tàu chiến Mỹ ở Trường Sa hôm là ‘lờ mờ’, ‘không rõ lập trường.’

“Thế rồi những hiện tượng mà tôi còn nhớ ví dụ như Giàn khoan (HD) 981, khi mà đang ầm ĩ lên vên câu chuyện Trung Quốc như thế, chúng ta cũng phản ứng rất là chậm, và đồng thời với thời điểm đó, họ bắt đầu tôn tạo những đảo nhân tạo, báo chí chính thưc của chúng ta cũng coi như là chưa biết đến.

“Mà trong khi đó các hãng thông tấn nước ngoài đưa rất nhiều, thì về sau này báo chí chúng ta mới đưa, và điều ấy cho rằng gì? Sự lệ thuộc của chúng ta, cái sự sợ sệt của chúng ta đối với Trung Quốc, mà tôi đang nói về đường lối đối ngoại của chúng ta, chính là một trong những nguyên nhân làm cho Trung Quốc tự tin hơn và hiếu chiến hơn.

Vấn đề đặt ra bây giờ là giả sử tàu của Việt Nam hay bất cứ một tàu nào khác vào trong khu vực 12 hải lý đó thì thái độ của Trung Quốc sẽ xử sự ra sao? Tôi nghĩ rằng sẽ không phải như là Trung Quốc đã xử sự với Hoa KLuật sư Vũ Đức Khanh

“Trong quan hệ với Việt Nam, họ càng lấn tới và điều đó chúng ta càng lùi, họ càng lấn tới và theo tôi kẻ thù chỉ mạnh khi mà chúng ta quỳ xuống, đó là ý kiến của tôi,” nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới của Chính phủ Việt Nam nêu quan điểm.

Hợp luật

Từ Canada, nhà quan sát, bình luận, Luật sư Vũ Đức Khanh đánh giá với Tọa đàm về hành động của tàu khu trục Mỹ USS Lassen hôm 27/10 và cho rằng đây không phải là ‘một phép thử’ với Trung Quốc.

Nhưng trước tiên, ông chia sẻ đồng tình với ý kiến của PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao và nói:

“Tôi hoàn toàn đồng ý với ông (Hoàng Ngọc) Giao rằng lời phát biểu của ông Lê Hải Bình (phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam) là một tuyên bố rất lờ mờ, nó thể hiện đúng như ông (Trần Công) Trục có nói thể hiện tính chất và bản chất của chính quyền Việt Nam hiện tại.

“Từ khi mà Trung Quốc có những động thái ở Biển Đông, thì Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách đối với Trung Quốc, mà chúng ta đã nhìn thấy rất là rõ ràng.

“Trở lại điều BBC đặt ra lúc đầu là đây là một phép thử, bà (Ngô Ngọc) Văn (khách mời Tọa đàm) có trả lời đây là một ‘thách thức’ đối với Trung Quốc, tôi nghĩ rằng đây không phải là một phép thử mà cũng không phải là một thách thức.

“Mà đây là sự biểu hiện của quyền tự do hàng hải quốc tế, đây là quyền rất quan trọng khi mà chúng ta ra hải phận quốc tế, thì ở nơi đó không có chuyện là một quốc gia này kẹp quốc gia kia.

Image caption LS. Vũ Đức Khanh cho rằng nếu tàu Việt Nam hoặc một tàu của nước khác đi vào khu vực 12 hải lý như lộ trình của tàu USS Lassen, thì TQ sẽ xử sự ‘khác với’ Hoa Kỳ.

“Điều thứ hai ở đây là Hoa Kỳ đã làm một sự phân tích rất là rõ ràng về mặt pháp lý, hai đảo là đảo Subi và đảo Vành Khăn, nó không có đủ quy định của luật pháp quốc tế về đảo (nhân tạo), nên việc mà Hoa Kỳ đưa tàu vào khu vực 12 hải lý đó là hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.

“Vấn đề đặt ra bây giờ là giả sử tàu của Việt Nam hay bất cứ một tàu nào khác vào trong khu vực 12 hải lý đó thì thái độ của Trung Quốc sẽ xử sự ra sao? Tôi nghĩ rằng sẽ không phải như là Trung Quốc đã xử sự với Hoa Kỳ,” Luật sư Vũ Đức Khanh nêu quan điểm.

‘Đe dọa’

Nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu) từ BBC Tiếng Trung tại Bàn tròn chia sẻ góc nhìn từ Trung Quốc và qua truyền thông chính thức nhà nước về phản ứng, quan điểm các phía liên quan trước sự kiện tàu khu trục Mỹ tuần tra hôm 27/10 ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Đây chắc là một sự thách thức, một loại vấn đề mới mà Trung Quốc phải xử lý. Tôi muốn nói cả hai phía cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố Biển Hoa Nam là lợi ích cốt lõi của họNhà báo Ngô Ngọc Văn (BBC Tiếng Trung)

Bà nói: “Đây chắc là một sự thách thức, một loại vấn đề mới mà Trung Quốc phải xử lý. Tôi muốn nói cả hai phía cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố Biển Hoa Nam (hay Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam) là lợi ích cốt lõi của họ.

“Quan điểm của Mỹ duy tri rằng đây là một trong những đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới, nó phải được tự do đi lại và cho tất cả các nước kinh doanh… do đó họ (Mỹ) cảm thấy đó là nhiệm vụ của họ phải đi tuần khu vực để đảm bảo rằng tự do hàng hải được duy trì một cách hòa bình.

“Từ quan điểm của Trung Quốc, các quần đảo này thuộc về Trung Quốc từ thời tổ tiên, từ thời xưa và điều mà họ đang làm để tuyên bố chủ quyền là hoàn toàn phù hợp với luật pháp.

“Và Trung Quốc chắc chắn coi hành động này là một sự khiêu khích, người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã chính thức tuyên bố cho thấy sự tức giận và họ muốn Hoa Kỳ phải ngay lập tức chấm dứt việc tiếp tục loại hành động này.

“Truyền thông Trung Quốc tất cả đều chỉ trích Mỹ đã khiêu khích Trung Quốc và nói (Mỹ) đã sử dụng (tự do hàng hải) ở tuyến đường biển này như một cái cớ để gần như đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và đe dọa sự an toàn của những người sống trên những đảo này,” nhà báo Ngô Ngọc Văn nói với Bàn tròn của BBC Việt ngữ.

RELATED ARTICLES

Tin mới