Ông Dave Majumdar đã liệt kê ba loại vũ khí hiện nay Trung Quốc đang bố trí ở Biển Đông khiến Mỹ hết sức lo ngại.
Tàu khu trục tên lửa USS Lassen của Hải quân Mỹ mới đây đã áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa.
Chuyên gia quân sự của Tạp chí National Interest (Mỹ), ông Dave Majumdar đã liệt kê ba loại vũ khí hiện nay Trung Quốc đang bố trí ở Biển Đông khiến Mỹ hết sức lo ngại trong bối cảnh quan hệ căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington ngày càng leo thang sau vụ Mỹ điều tàu chiến áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo ông Dave Majumdar, nếu xung đột quân sự xảy ra, Bắc Kinh sẽ sử dụng ba loại vũ khí (gồm thủy lôi, tàu ngầm diesel – điện và tàu mặt nước) làm những “con át chủ bài” để vùi dập Hải quân Mỹ tại Biển Đông.
1. Thủy lôi (Mìn hải quân)
Chuyên gia quân sự Dave Majumdar nhận định rằng, một khi Trung Quốc chấp nhận những rủi ro của chiến tranh thì nước này sẵn sàng bố trí thủy lôi xung quanh các đảo nhân tạo (TQ xây phi pháp) tại Biển Đông.
Bên cạnh đó, ông tiết lộ, từ Thế chiến thứ Hai, thủy lôi đã gây cho các chiến hạm của Mỹ những thiệt hại lớn hơn bất kỳ một loại vũ khí nào khác.
Thủy lôi của Trung Quốc bô trí tại Biển Đông là một trong những vũ khí mà Mỹrất lo ngại. Ảnh minh họa |
Một trong những ví dụ điển hình nhất cho những tổn thất của tàu chiến Mỹ, trước tiên phải kể đến sự kiện tàu quân sự USS Princeton trị giá nhiều tỷ USD “dính đòn” thủy lôi chịu tổn thất nặng nề trong cuộc chiến tranh tại Vịnh Ba Tư.
“Trung Quốc nắm rõ các bài học lịch sử, trong khi đó Hải quân Mỹ mới chỉ bắt đầu phát triển các phương tiện kháng mìn” – Ông Dave Majumdar cho biết.
2. Tàu ngầm diesel – điện
Theo lời chuyên gia, tàu ngầm diezel – điện (DLP) của Trung Quốc cũng có thể trở thành mối đe dọa cực kỳ nguy hiểm, gây tổn thất nghiêm trọng cho Mỹ trên Biển Đông. Ưu điểm chính của DLP trong biên chế của Hải quân Trung Quốc hiện nay là khả năng tàng hình cao.
Tàu ngầm động cơ diezel – điện của Trung Quốc có dộ ồn thấp. |
“DLP không thể so sánh với các tàu ngầm nguyên tử về tốc độ, độ bền hoặc các chỉ số khác nào đó, nhưng bù lại DLP lại có độ ồn thấp khi cơ động” – Chuyên gia Majumdar nhấn mạnh.
Theo chuyên gia, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm ấn tượng, trong số đó có những chiếc tàu ngầm của Liên Xô lớp Kilo và các tàu ngầm tự sản xuất loại 039.
3. Tàu mặt nước
Majumdar cho hay, trong thời gian tàu khu trục USS Lasen của Mỹ áp sát bãi Subi ( thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép), Trung Quốc đã điều 2 chiến hạm (tàu khu trục tên lửa dẫn đường Type 052C “Lan Châu” và tàu hộ tống “Thái Châu”) theo đuôi chiến hạm Mỹ.
Tàu khu trục tên lửa dẫn đường “Lan Châu” của Trung Quốc. |
Về đặc tính công nghệ, cả hai loại tàu này không thể so sánh với tàu khu trục USS Lassen của Mỹ, tuy nhiên, theo lời chuyên gia Majumdar, trên tàu Lassen không được trang bị loại vũ khí có khả năng gây tổn thất nặng nề cho các tàu chiến của Trung Quốc.