Tuesday, November 19, 2024
Trang chủBiển nóng​Trung Quốc đưa tàu hậu cần mới nhất đến Hoàng Sa

​Trung Quốc đưa tàu hậu cần mới nhất đến Hoàng Sa

Trung Quốc lại có thêm động thái gây căng thẳng ở Biển Đông bằng việc đưa tàu hậu cần lớn và mới nhất để tiếp tế hậu cần cho các khu vực mà nước này xây dựng và chiếm đóng trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Nhật báo PLA cho biết chiếc tàu dài 90m, nặng 2.700 tấn này là tàu hậu cần thế hệ mới nhất của hải quân Trung Quốc. Chiếc tàu này có thể chở những vũ khí nặng hàng tấn và đủ chỗ cho máy bay trực thăng đậu. 

Trang web của nhật báo PLA cho biết chiếc tàu này sẽ được sử dụng để vận chuyển hàng hậu cần, vũ khí và trang thiết bị đến các nơi Trung Quốc chiếm đóng trái pháp ở Biển Đông.

Hải quân Trung Quốc sẽ đưa chiếc tàu đến cái gọi là “thành phố Tam Sa” do Trung Quốc lập trái phép từ năm 2012. 

Ông Tào Vĩ Đông – chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc – giải thích rằng chiếc tàu này cần thiết cho quân đội nước này vận chuyển hàng tiếp cho binh lính Trung Quốc đang đồn trú trái phép các đảo chiếm đóng của Việt Nam ở Biển Đông.

Giới chức Trung Quốc cũng khẳng định hành động của Bắc Kinh là “vô hại” và bác bỏ những cáo buộc nước này đang quân sự hóa ở Biển Đông.

Trước đó, tờ Thời Báo Hoàn Cầu dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết nước này sẽ tiếp tục xây dựng các “cơ sở dân sự mới ở Biển Đông”, dù những động thái của nước này gần đây ở khu vực Biển Đông đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Ông Hồng lại nói rằng các công trình xây dựng này không nhắm vào bất kỳ nước nào hay gây cản trở hàng hải và quyền tự do bay trên vùng trời ở Biển Đông.

Tháng 10-2015, Bắc Kinh cho biết đã xây xong hai ngọn hải đăng trên đảo Duy Mộng và đá Hải Sâm, hải đăng trên đảo Duy Mộng và đá Hải Sâm thuộc cụm Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cùng tháng, Trung Quốc cũng ngang nhiên tuyên bố xây hai ngọn hải đăng tại đá Châu Viên và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Phản ứng về hành động của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 28-10 đã phản ứng về những động thái này, gọi đó là hành động “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”.

RELATED ARTICLES

Tin mới