Khủng hoảng tài chính diễn ra theo những khuôn mẫu nhất định. Giáo sư Harvard Carmen Reinhart phân tích những khuôn mẫu này qua việc sử dụng dữ liệu thu thập từ 800 năm qua, và thể hiện ra trong cuốn sách của mình “Thời điểm này là khác “.
Năm năm sau khi xuất bản cuốn sách, bà nhận thấy tại cùng một thời điểm, Trung Quốc vừa khác biệt mà lại vừa không khác biệt.
“Các mối quan tâm lớn hơn về Trung Quốc không phải là nợ nước ngoài, mà là nợ nội bộ”, bà nói. Nợ nước ngoài bằng ngoại tệ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng Mexico vào giữa thập niên 90 và cuộc khủng hoảng châu Á trong những năm cuối thập niên 90.
Đây là điểm khác biệt với Trung Quốc. Nợ nước ngoài của Trung Quốc thấp, nhưng nợ trong nước đã tăng vọt đến 242% GDP, theo McKinsey. Và còn có một số yếu tố chúng ta không biết.
“Có một lĩnh vực ngân hàng ngầm, trong đó các doanh nghiệp được truy cập vào các thị trường vốn quốc tế sẽ mở hình thức kinh doanh cho vay cho các doanh nghiệp nhỏ hơn – những doanh nghiệp trong nước vốn không được tiếp cận với thị trường vốn quốc tế”, bà nói.
Trung Quốc không khác biệt mấy bởi vì nợ nội bộ quá lớn cũng có thể dẫn đến khủng hoảng. “Nó không có nghĩa là bạn không thể lâm vào một cuộc khủng hoảng nợ nội bộ trầm trọng và thực sự họ đang di chuyển theo hướng tái cơ cấu rất cần thiết”, bà nói về những nỗ lực của chính quyền nhằm cơ cấu lại nợ địa phương-chính phủ.
Trong thực tế, Trung Quốc cũng tương tự như Nhật Bản, vốn cũng không có nhiều khoản nợ bên ngoài, nhưng vẫn bị sụp đổ tín dụng.
“Nước này có nhiều khoản nợ nội bộ liên quan đến với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán Nikkei, liên quan đến bong bóng giá bất động sản tại Nhật Bản.Vì vậy, họ đã trải qua một cuộc khủng hoảng trong nước rất trầm trọng. Đó thực sự là những gì chúng ta đang nói trong bối cảnh Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đang nhìn thấy, từ hầu hết các chỉ số, rất nhiều người đang rút vốn đầu tư khỏi Trung Quốc”, bà nói.
Sự khác biệt duy nhất: đồng tiền Nhật Bản trở nên mạnh hơn trong những năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng, khác với đồng tiền của Trung Quốc, hiện tại đang bị mất giá. Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc phải hỗ trợ tỷ giá trên thị trường ngoại hối quốc tế.
Trung Quốc, cũng như Nhật Bản, có nhiều công cụ để quản lý khủng hoảng vì nợ của họ bị đóng khung trong biên giới quốc gia và chính quyền kiểm soát ngân hàng, kiểm soát các khoản nợ.
“Nếu bạn là một đất nước đi vay mượn bằng đồng tiền của chính bạn và các khoản nợ do các tổ chức địa phương nắm giữ, bạn như một chính phủ có nhiều đòn bẩy hơn trên người dân trong nước – những người nắm giữ nợ của bạn”, Reinhart nói.
Đồng tiền Trung Quốc suy giảm vì người dân muốn đa dạng hóa tài sản của họ ra quốc tế , không quá nhiều bởi vì nợ nước ngoài bắt đầu giãn ra giống như Mexico và châu Á trong thập niên 90.
“Giai đoạn mà người dân muốn đa dạng hóa tài sản vào những khoản đầu tư khác không đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ nước ngoài”, Reinhart nói.
Reinhart nghĩ rằng Trung Quốc nên cơ cấu lại các khoản nợ xấu một cách nhanh chóng, hơn là cứ để nợ đẻ thêm nợ, lời khuyên mà hiếm khi được nghe theo.
“Bạn có tất cả các khoản nợ xấu từ địa phương và nếu bạn tái cấu trúc chúng, bạn phải cơ cấu lại chúng khá mạnh mẽ, khá nhanh chóng, bạn sẽ có cơ hội tốt hơn để phục hồi nhanh hơn nhiều so với những gì Nhật Bản đã làm hoặc những gì các nước châu Âu đã làm như là tránh cắt giảm, tránh tái cơ cấu.”