Monday, November 18, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiPutin tìm cách "tổ chức lại NATO" bằng việc trừng phạt Thổ...

Putin tìm cách “tổ chức lại NATO” bằng việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ?

Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 1/5 lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga. Một cơn khủng hoảng ngoại giao có thể giáng đòn mạnh vào nền kinh tế đang gặp khó khăn của Nga.

Nikkei Asian Review ngày 30/11 bình luận, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách “tổ chức lại NAOT” bằng việc trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ. Ông đã ký lệnh trừng phạt kinh tế đối với Ankara hôm Thứ Bảy để phản ứng vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiếc Su-24 của Nga ở biên giới với Syria.

Động thái này của ông chủ Điện Kremlin được Nikkei Asian Review tin là nhằm tăng cường quyền lực cho Putin ở trong nước và tạo lợi thế trên bàn đàm phán về vấn đề Syria. Một liên minh do Mỹ dẫn đầu gồm các nước châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đang đấu tranh chống tổ chức khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).

Các nước châu Âu và Mỹ tìm kiếm sự hợp tác của Nga để tiêu diệt khủng bố. Thứ Bảy vừa rồi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn bảo lưu quan điểm việc nước này bắn hạ Su-24 Nga vì xâm nhập không phận là hợp pháp. Ankara quyết định chuyển thi thể phi công Nga thiệt mạng trong vụ bắn hạ Su-24 về nước dường như cố gắng tìm kiếm điểm chung để giảm bớt căng thẳng.

Lệnh trừng phạt được Putin ký ngay sau bài phát biểu của Erdogan chỉ ra rằng, Nga sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì khi thiếu một lời xin lỗi rõ ràng. Putin không hề né tránh đối đầu với Mỹ hay châu Âu để bảo vệ lợi ích của Nga, vụ “khủng hoảng 17 giây” ngày càng có vẻ là một cuộc xung đột Nga – NATO thay vì khủng hoảng giữa Nga với Thổ Nhĩ Kỳ.

Dường như Tổng thống Putin lo ngại nếu phản ứng không rõ ràng có thể tạo ra mất mát trong sự ủng hộ từ dư luận và quân đội. Ông Putin cũng nhằm mục đích thúc đẩy các cuộc đàm phán về nội chiến Syria theo hướng thuận lợi hơn. Putin có thể giả định rằng, việc suy yếu vị thế của Thổ Nhĩ Kỳ có thể giúp mở đường cho một giải pháp phục vụ tốt hơn lợi ích của Nga.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 1/5 lượng xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga. Một cơn khủng hoảng ngoại giao có thể giáng đòn mạnh vào nền kinh tế đang gặp khó khăn của Nga. Hãng thông tấn TASS Thứ Sáu tuần trước dẫn lời cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin, một người thân cận với Putin, kêu gọi thận trọng với các biện pháp trừng phạt.

Ông cho rằng một số biện pháp có thể dẫn đến một sự suy giảm đáng kể đối với ngành công nghiệp của Nga.

RELATED ARTICLES

Tin mới