Monday, November 18, 2024
Trang chủThâm cung bí sửMạng lưới trung thành của cựu trùm an ninh TQ đã bị...

Mạng lưới trung thành của cựu trùm an ninh TQ đã bị nhổ bỏ

Người Trung Quốc có câu: “Một cây to thì phải có nhiều rễ”. Điều này đã được chứng minh khi những người làm công tác điều tra của ĐCSTQ vừa mới tuyên bố rằng họ đã đạt được thành công trong việc bắt giữ một mạng lưới các quan chức tham nhũng ở tỉnh Tứ Xuyên thuộc khu vực miền Tây Trung Quốc. Hơn một nửa trong số các quan chức này đều nhận được sự bảo hộ về mặt chính trị từ một người rất nổi tiếng: Chu Vĩnh Khang – cựu lãnh đạo bộ máy an ninh rộng lớn của ĐCSTQ.

Chu đã nghỉ việc từ cuối năm 2012, và đã bị kết án tù chung thân vào tháng 6 năm 2015 sau một cuộc điều tra tham nhũng tốn rất nhiều thời gian. Các nhà quan sát chính trị Trung Quốc đã mặc nhiên thừa nhận rằng việc bắt giữ Chu Vĩnh Khang đã được đương kim lãnh đạo ĐCSTQ đích thân chỉ đạo, lý do chính là vì Chu đã ngấm ngầm lập mưu cho một cuộc đảo chánh, nó quan trọng hơn là lý do về số tài sản thực tế (và rất kếch xù) do tham nhũng mà Chu Vĩnh Khang có.

Nhiều tờ báo đã đăng tin rằng, 13 trong số 22 cán bộ vừa mới bị điều tra và bị cách chức ở Tứ Xuyên đều là thân tín của Chu Vĩnh Khang. Điều này cho thấy sức mạnh của việc phân bổ quyền lực chính trị dựa theo chủ nghĩa bè phái ở Trung Quốc. Những tờ báo này cũng nêu rõ mức độ quyền lực của nhiều quan chức, họ đã gây tầm ảnh hưởng của mình trên khắp đất nước Trung Quốc, và luôn có khuynh hướng xây dựng mạng lưới cán bộ trung thành với họ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiếm tiền, gia tăng quyền lực, cũng như cho các mối quan hệ làm ăn.

Gần đây nhất, vào ngày 24 tháng 11, thêm một quan chức ở tỉnh Tứ Xuyên vừa bị thanh trừng tên là Lý Côn Học. Ông này giữ chức Phó Bí thư Thành ủy Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng, do cúc cung tận tụy với Chu trong suốt 3 năm khi Chu Vĩnh Khang còn làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên (nhiệm kỳ 1999 – 2002), nên sự nghiệp của Lý Côn Học đã thăng tiến rất nhanh trong. Lý từ một Bí thư huyện ủy cấp huyện đã được thăng chức thành Ủy viên thường vụ thành ủy Thành Đô, và sau đó đã nắm giữ vị trí hiện nay kể từ năm 2012, đây là thời gian mà Chu Vĩnh Khang còn là Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề luật pháp và chính trị (PLAC), kiểm soát bộ máy an ninh nội địa của Trung Quốc.

Vì mạng lưới quyền lực của Chu trải dài khắp cả Trung Quốc nên thật khó để mà đo lường, nhưng dường như Chu đã phát triển và duy trì những người trung thành với mình tại bất cứ nơi đâu mà ông ta có mặt: riêng ở Tứ Xuyên, Chu đã tạo được mạng lưới trong lĩnh vực dầu khí, và trong hệ thống an ninh. Tờ báo Tin tức Bắc Kinh đã thuật lại lời phát biểu của ông Vương Đông Minh – Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, rằng Chu đã từng “can thiệp vào công việc chính trị tỉnh Tứ Xuyên trong một thời gian dài và đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của cơ chế chính trị tại địa phương này”.

Một quan chức khác, ông Triệu Diễu, thành viên Uỷ ban thường vụ thành phố Thành Đô, đã bị bắt giữ vào năm ngoái, cũng đã có một mối quan hệ rất chặt chẽ với bạn bè và gia đình của Chu, tờ báo Tin tức Bắc Kinh đã dẫn lời từ một nguồn tin biết rất rõ vụ việc này. Triệu Diễu thường xuyên đãi tiệc và nghênh đón nhiều thành viên trong gia đình Chu Vĩnh Khang khi họ đến thăm, tờ báo cho biết.

Ngoài việc tạo mối quan hệ với Chu Vĩnh Khang, 10 trong số 22 quan chức bị ngã ngựa cũng được phát hiện là tay chân thân tín của Lý Xuân Thành – đồng minh chủ chốt của Chu Vĩnh Khang. Lý phải chịu mức án 13 năm tù vào tháng 10 năm 2015. Với tội danh là “giúp đỡ người khác thu lợi bất chính, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước theo lệnh của Chu Vĩnh Khang”.

Nói về mức độ mà những thân tín trung thành của Chu Vĩnh Khang và Lý Xuân Thành xâm lấn và kiểm soát, các báo cáo và tin tức chưa nêu ra được rõ ràng.

RELATED ARTICLES

Tin mới