Monday, January 20, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiViệt Nam thành cơ sở bảo dưỡng máy bay: Triển vọng tốt

Việt Nam thành cơ sở bảo dưỡng máy bay: Triển vọng tốt

Việt Nam có triển vọng thành cơ sở bảo dưỡng máy bay nhưng để thực hiện được, Nhà nước cần có chính sách phát triển hàng không rõ ràng.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Khoa Kỹ thuật giao thông, ĐH Bách khoa TP.HCM trao đổi với Đất Việt về điều kiện quyết định để xây dựng Việt Nam thành cơ sở bảo dưỡng máy bay khu vực.

Triển vọng tốt

Thông tin Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Hàng không (AESC) được Cục Hàng không Liên bang Mỹ trao chứng chỉ phê chuẩn Tổ chức bảo dưỡng theo Quy chế Hàng không Liên bang FAR – Part 145 được PGS.TS Nguyễn Thiện Tống coi là một tin vui đối với hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng đây chỉ là chứng nhận cho một số lĩnh vực chuyên ngành AESC đang làm chứ không phải bao quát hết. Từ đây, doanh nghiệp này có thể mở rộng các sản phẩm sửa chữa, bảo dưỡng một cách dễ dàng hơn và đi kèm với đó phải đào tạo nhân lực, làm đúng quy trình, một khi đáp ứng đúng tiêu chuẩn thì sẽ được các tổ chức hàng không quốc tế thừa nhận.

Cũng theo PGS Tống, những mô hình như của AESC có thể nhân rộng và thực tế cho thấy Việt Nam có triển vọng tốt để trở thành cơ sở bảo dưỡng máy bay thế giới.

“Xét về cung đường, máy bay bay đường dài ghé qua Singapore, Bangkok (Thái Lan) hay Việt Nam cũng không có nhiều khác biệt lắm. Vấn đề không đơn thuần chỉ là vị trí thuận đường bay mà là ở chỗ nhân lực Việt Nam có đáp ứng được hay không. Đây là vấn đề mà ĐH Bách khoa Hà Nội và ĐH Bách khoa TP.HCM – hai địa chỉ chủ lực đào tạo đội ngũ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay tại Việt Nam, quan tâm.

Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật hàng không tại Đại học Bách khoa TP.HCM giành được học bổng du học để lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở các nước Pháp, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Như vậy, sau khi đào tạo trong nước, chúng ta tiếp tục đưa nhân lực đi đào tạo ở nước ngoài là có thể đạt trình độ sửa chữa, bảo dưỡng máy bay quốc tế.  Nhiều sinh viên cũ của chúng tôi được các hãng hàng không nổi tiếng trên thế giới mời làm việc như Cathay Pacific, Air France, Japan Airlines, Qantas, General Electric….

Một khi phát triển dịch vụ bảo dưỡng máy bay, Việt Nam sẽ lôi kéo được nhân lực từ nước ngoài. Chúng ta có thể mời những cựu sinh viên của ĐH Bách khoa TP.HCM đang sửa chữa máy bay lớn ở Mỹ, sản xuất máy bay nhỏ ở Hàn Quốc, rồi những người làm việc ở Úc, Nhật, Pháp… về làm việc.

Từng có dự án muốn đầu tư vào vùng Chu Lai, miền Trung để sửa chữa máy bay lớn. Các nhà đầu tư chọn miền Trung chứ không phải miền Nam vì miền Nam đông đúc, tiền thuê đất đắt đỏ, hơn nữa, nhân sự từ các nơi di chuyển đến miền Trung làm việc cũng dễ dàng. Nhưng rồi mọi chuyện cũng chưa đi đến đâu vì Việt Nam không tích cực thu hút đầu tư vào lĩnh vực này”.

Chưa thể làm sớm vì…

Dù triển vọng để xây dựng cơ sở bảo dưỡng máy bay là rất tốt như vậy nhưng tại sao Việt Nam không phát triển từ sớm? Trả lời câu hỏi này, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói rằng: “Là vì chúng ta chưa quan tâm đúng mức đến đầu tư nhân lực lâu dài. ĐH Bách khoa Hà Nội và Bách khoa TP.HCM chưa nhận được sự giúp đỡ nào từ Cục Hàng không, Vietnam Airlines. Chỉ có một hãng hàng không tư nhân ở miền Nam dù không có điều kiện để hỗ trợ học bổng nhiều nhưng họ vẫn cho sinh viên đến thực tập, khi sinh viên tốt nghiệp họ đến trình bày nhu cầu của mình để lôi kéo nhân lực.

RELATED ARTICLES

Tin mới