Thượng Hải là sào huyệt cũ của Giang Trạch Dân. Truyền thông Hồng Kông từng phân tích, ông Đới Hải Ba có quan hệ vô cùng mật thiết với hai người con của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang. Đới Hải Ba bị điều tra là tin tức vô cùng chấn động trong giới quan trường ở Thượng Hải, có khả năng sẽ có “lão hổ lớn hơn” bị bắt.
Giang Trạch Dân (phải) – “con hổ” tiếp theo bị Tập Cận Bình “xử lý” trong chiến dịch
6. Hai Phó Bí thư một người bị mất chức, một người sa lưới
Ngày 19-8, các kênh truyền thông tại Trung Quốc nườm nượp chuyển đăng các mẩu tin từ trang web của chính quyền địa phương thành phố Thượng Hải, Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải Trần Diễn đã bị cách chức. Ông Trần Diễn vào tháng 12 năm 2014 là Bí thư Khu ủy Dương Phố thuộc thành phố Thượng Hải, sau đó được thuyên chuyển sang làm Bí thư Đảng bộ Ủy ban Quản lý khu Tự do thương mại thành phố Thượng Hải kiêm Phó chủ nhiệm thường trực. Vào tháng 4 năm nay, ông ta đã bị cách chức Phó chủ nhiệm.
Trong ngày hôm đó, Viện Kiểm sát thành phố Thượng Hải cũng công bố, Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải Đới Hải Ba cũng bị điều tra vì tình nghi nhận hối lộ.
Ông Đới Hải Ba, năm nay 63tuổi, từng nhậm chức Bí thư Khu ủy khu Nam Hối, Phó trưởng khu Thường vụ khu Phố Đông Tân, Phó Bí thư thành ủy Thượng Hải. Tháng 9 năm 2013, ông ta nhậm chức Phó chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quản lý khu thương mại tự do thành phố Thượng Hải.
Thượng Hải là sào huyệt cũ của Giang Trạch Dân. Truyền thông Hồng Kông từng phân tích, ông Đới Hải Ba có quan hệ vô cùng mật thiết với hai người con của Giang Trạch Dân là Giang Miên Hằng và Giang Miên Khang. Đới Hải Ba bị điều tra là tin tức vô cùng chấn động trong giới quan trường ở Thượng Hải, có khả năng sẽ có “lão hổ lớn hơn” bị bắt.
7.Các CEO của mạng lưới di động Trung Quốc lần lượt sa lưới
Ngày 19-8, mạng Tài Tân đưa tin, tập đoàn di động Trung Quốc vào ngày 19 đã triệu tập hội nghị nội bộ và thông qua quyết định cách chức đối với Bí thư chi bộ Đảng của Công ty Di động Quảng Đông, kiêm Chủ tịch, Tổng giám đốc Chung Thiên Hoa vì lý do qua tuần tra phát hiện thấy dấu hiệu sai phạm; Chủ tịch Công ty di động Trùng Khánh, kiêm tổng giám đốc Tần Đại Bân cũng bị cách chức vì tình nghi tham nhũng; một lô các nhân viên cấp cao cũng bị cảnh cáo, ghi lỗi, giáng chức và xử lý nội bộ. Trước đó các tổ tuần tra trong lúc thị sát đã phát hiện ra năm nhân viên có dính dáng đến các bản án lớn, bao gồm Nguyên tổng giám đốc công ty di động Sơn Tây Miêu Kiệm Trung, nguyên Bí thư Chi bộ đảng Công ty Hồ Nam Vương Kiến Căn, nguyên phó Tổng giám đốc công ty Quảng Đông Ôn Nãi Niêm cho đến nguyên phó tổng giám đốc công ty Bắc Kinh Lý Đại Xuyên, tất cả đều bị đưa đến cơ quan tư pháp.
Ngày 12-8, mạng Tài Tân đua tin, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thông tin Di động Hoàng Hiểu Khánh vào tháng 3 đã rời khỏi vị trí làm việc sau 8 năm. Chủ tịch Công ty Hồng Kông Lâm Chính Huy cũng từ chức cùng một thời gian với ông Hoàng Hiểu Khánh. Sau đó, tổng giám đốc Hà Ninh của Công ty Chung Thụy, Phó tổng giám đốc Bộ phận quản lý thị trường Từ Cang đến vô vàn các quản lý cấp cao tại các công ty con ở tỉnh thành đều đưa đơn từ chức, rời khỏi tập đoàn di động Trung Quốc.
Ông Giang Miên Hằng, con trai của ông Giang Trạch Dân được gọi là “Điện tín Đại vương” tại Trung Quốc, “Điện tín Đại vương” này nắm trong tay toàn bộ mạng lưới thông tin di động và thông tin mạng. Ông ta cũng được mệnh danh là “Trung Quốc đệ nhất tham”.
Bình luận viên thời sự Phương Lâm Đạt nói, mạng Tài Tân luôn phát ngôn thay cho trận doanh của ông Tập Cận Bình trong những thời khắc then chốt, đây chính là nơi khởi được tác dụng phong vũ biểu cho thời cục. Lần này, mạng Tài Tân đưa tin về làn sóng từ chức hàng loạt của các cấp quản lý trong Tập đoàn di động của Trung Quốc đã cho thấy: Giang Miên Hằng bị các cơ quan của ông Tập Cận Bình khóa chặt.
8.Cơ quan truyền thông của chính phủ phê phán tình trạng “cả nhà tham ô” của Chu, Bạc, Từ, Lệnh
Ngày 18-8, tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – đã đăng bài viết, sau khi ông Tập Cận Bình nắm giữ vai trò lãnh đạo Trung Quốc, người mẹ của ông Tập đã lập tức triệu tập một cuộc họp gia đình, yêu cầu những người con khác trong nhà không được hoạt động kinh doanh ở những lĩnh vực mà ông Tập đã làm việc.
Bài viết còn nói, những người đã ngã ngựa như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch, Tô Vinh… đều có tình trạng “cả nhà tham ô” thậm chí có đặc trưng tham ô mang tính chất gia tộc.
Ngày 18-2, cũng chính là đêm giao thừa 30, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về cuộc cải cách sắp tới trong mạng lưới thông tin cho đến việc thị sát tập đoàn di động Trung Quốc. Cả mạng lưới viễn thông lẫn di động đều là một bộ phận của “Điện tín vương quốc” trong tay Giang Miên Hằng.
Cùng ngày, trong buổi họp mặt năm mới, ông Tập Cận Bình đã có một lời phát biểu chưa từng có trước đây: “Tình thế trước mắt vẫn vô cùng trắc trở, phức tạp”, đồng thời ông Tập còn nhắc đến vấn đề “gia giao trong gia đình”.
Lúc đó, các giới có phân tích nhận xét rằng, điều này có liên hệ đến mục tiêu cuối cùng của cuộc đả hổ là Giang Trạch Dân. Con trai Giang là “Điện tín đại vương” Giang Miên Hằng đã lũng đoạn toàn bộ thị trường thông tin liên lạc trên toàn quốc, là một đại diện tiêu biểu cho vấn đề tham nhũng gia tộc.
9.Giang Trạch Dân vắng mặt trong tang lễ Úy Kiến Hành
Ngày 16-8, 7 thường ủy của ông Tập Cận Bình sau nhiều ngày ẩn thân đã lộ diện cùng với ông Hồ Cẩm Đào trong tang lễ ông Úy Kiến Hành, cựu thường ủy, cựu Bí thư Ban kiểm tra và Kỷ luật Trung ương ĐCSTR.
Trước đó, ngày 19-6 là lễ hỏa táng di thể ông Kiều Thạch, một trong những tiền nhân của ĐCS TQ. Vào ngày 22-7, trong lễ hỏa táng Cựu ủy viên Hội đồng Nhân dân Vạn Lý, ông Tập Cận Bình, Hồ Cẩm Đào cùng với các thường ủy đương nhiệm đều tham gia tang lễ, nhưng “hạt nhân lãnh đạo đời thứ 3” Giang Trạch Dân lại không hề lộ diện.
Sau khi những người như Kiều Thạch, Vạn Lý, Úy Kiến Hành qua đời, cơ quan truyền thông chỉ đưa tin “Giang Trạch Dân ở bên ngoài gửi vòng hoa viếng”. Dư luận nghi vấn, có thể Giang Trạch Dân đã bị các cơ quan dưới quyền ông Tập Cận Bình hạn chế hoạt động, không cho tiến kinh.
10. Sau vụ nổ Thiên Tân, cha con Giang Trạch Dân bị hạn chế hoạt động
Trong thời gian diễn ra hội nghị Bắc Đới Hà, đêm ngày 12-8 thành phố Thiên Tân đã phát sinh một vụ nổ thảm khốc, gây thương vong vô cùng nghiêm trọng. Trên mạng không ngớt truyền tai nhau, vụ nổ lần này là hoạt động phá đám của Giang Trạch Dân nhắm thẳng vào Tập Cận Bình. Có người biết rõ tình hình ở Trung Nam Hải nói rằng, sau vụ nổ Thiên Tân, ông Tập Cận Bình đã mất ngủ hai đêm. Đến ngày 15-8, các cơ quan của ông Tập đã có hành động đối với cha con nhà Giang Trạch Dân, tạm thời hạn chế tự do của họ, Tăng Khánh Hồng cũng bị khống chế tại nhà. Vốn dĩ, ông Tập cũng không muốn xử lý cha con họ Giang nhanh đến vậy, nhưng vụ nổ Thiên Tân đã mở ra một bước ngoặt mới, sự kiện này đã công khai mâu thuẫn giữa hai thế lực Giang – Tập, hai bên ở trong tình trạng một mất một còn.
Người này còn cho biết thêm, điều mà ông Tập lo lắng là: nếu không làm như thế thì nửa cuối năm nay không biết sẽ xảy ra sự kiện khủng bố nào nữa.
(Còn nữa)
Tác giả: Đường Văn Tung, Đại Kỷ Nguyên Hoa ngữ/ Dịch giả: Daniel Nguyen, 31 tháng 8 năm 2015.