Friday, January 3, 2025
Trang chủThâm cung bí sửCú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với...

Cú lừa táng tận lương tâm của Nguyễn Công Khế đối với cán bộ công nhân viên báo Thanh Niên

Trong các phóng sự trước, bạn đọc đã rõ Nguyễn Công Khế làm giàu bằng nhiều mánh khóe lừa đảo táo tợn đối với các nhà đầu tư, nhà tài trợ, nhưng táng tận lương tâm hơn, ngay cả người trong nhà, đó là tập thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên – những người đồng chí, đồng đội đã gắn bó với Khế hơn chục năm qua cũng bị y nhẫn tâm lừa gạt, lợi dụng để làm giàu bất chính.

 

 Trong phóng sự này, CLB Nhà báo trẻ phân tích dự án bất động sản “Khu nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” mà UBND Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công đoàn Báo Thanh Niên, với dự án này, Nguyễn Công Khế đã bỏ túi hàng trăm tỷ đồng. Ấy vậy mà, nhiều cán bộ tờ báo vẫn còn “tri ân” Khế vì đã giúp họ thu hồi vốn mà không hề hay biết rằng, họ chỉ là những chú chim non rơi vào miệng con linh cẩu phàm ăn tục uống…

Ngày 02/06/2006, UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản số 3570/UBND-ĐT về việc chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án “Khu nhà ở Cán bộ – phóng viên – nhân viên Báo Thanh Niên” tại phường Long Phước, Quận 9. Đây là niềm vui lớn đối với toàn thể cán bộ, công nhân viên tờ báo khi việc sở hữu một mảnh đất, một căn nhà so với mức lương của nghề báo lúc đó vẫn chỉ là một ước mơ ngoài tầm với. Sau nhiều lần họp bình xét, Công đoàn mới quyết định được danh sách nhân sự được hưởng quyền lợi gồm 58 cán bộ có đóng góp, thâm niên, có thể kể đến như: Lê Văn Quý (văn phòng), Đàm Văn Thanh Huy (Ban Chính trị-Xã hội), Võ Thị Tạo (Ban Bạn đọc), Cao Minh Phát (Thanh Niên tiếng Anh), Trần T.Hoàng Anh (Ban Văn nghệ), Dương Quốc Hùng (Phòng Quảng cáo), Trương Nguyễn Mỹ Hạnh (Ban Thư ký),… Những cán bộ, công nhân viên này đã tìm mọi cách gom góp, vay mượn nhằm kiếm đủ số tiền góp vốn mua đất với giá từ 100-300 triệu đồng/lô, đây là những khoản tiền lớn vào thời điểm đó. Tổng số tiền huy động được từ cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên lên tới 12,75 tỷ đồng. Mỗi cán bộ, công nhân viên đều háo hức, chờ đón ngày cầm trong tay quyển sổ đỏ mang tên chính mình nhưng có ngờ đâu…

Vị trí khu đất hơn 5,6 ha được UBND Thành phố chấp thuận cho Công đoàn Báo Thanh Niên lập dự án xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân viên

Chây ì không thực hiện dự án nhằm chiếm dụng vốn

 

Dù Nguyễn Công Khế đã ký quyết định số 09/QĐ-TN về việc thành lập Ban quản lý dự án ngay sau khi  UBND Thành phố có chủ trương về việc trao cho Báo Thanh Niên sử dụng khu đất, nhưng sau khi gom được 12,75 tỷ đồng từ CB-CNV, Khế chuyển ngay khoản vốn này vào ngân hàng để lấy lãi đồng thời chỉ đạo Ban quản lý dự án “án binh bất động” suốt một năm ròng với lý do chưa tìm được nhà đầu tư. 

 

Hơn một năm, ngày 19/10/2007, công ty Vincom đã góp 54,3 tỷ đồng vào dự án qua hợp đồng nguyên tắc hợp tác đầu tư, cộng thêm khoản bán 1 thửa đất của dự án cho bên ngoài được 3,9 tỷ đồng, khoản lãi 161 triệu đồng (khoản gửi ngân hàng hơn 1 năm từ tiền huy động vốn của cán bộ Báo Thanh Niên), vay thêm từ Báo Thanh Niên 400 triệu, tổng cộng Khế đã huy động được 71,52 tỷ đồng và dự án vẫn “treo”. Đầu năm 2008, công ty Vincom rút lui khỏi dự án, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan cho công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Sinh Thái tiếp tục thực hiện hợp đồng nguyên tắc trên.

Công ty Vincom rút lui, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan dự án cho công ty Sinh Thái (trang 1)

 

Công ty Vincom rút lui, chuyển quyền và nghĩa vụ liên quan dự án cho công ty Sinh Thái (trang 2)

Đến đây mọi thủ tục pháp lý, vốn đều đã hoàn tất nhưng Nguyễn Công Khế vẫn chưa cho triển khai dự án với lý do “thị trường bất động sản đang đóng băng, mong anh chị em thông cảm”… và dự án tiếp tục im lìm thêm 2 năm nữa. Như vậy, sau 04 năm từ ngày góp vốn, cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn chưa thấy hình dạng mảnh đất của mình như thế nào, nằm ở đâu!? Đơn thư chất vấn, khiếu nại tới tấp gửi về Văn phòng Công đoàn với tần suất dày đặc, thậm chí nhiều cán bộ, công nhân viên chính thức lên tiếng đòi thu hồi vốn và phạt vi phạm hợp đồng.

 

Đoạt đất ở của cán bộ, công nhân viên, chiếm dụng vốn của cá nhân, tổ chức

 

Năm 2010, sau khi rời khỏi chức danh Tổng biên tập Báo Thanh Niên để chính thức tập trung làm “kinh tế” với TNCorp, Nguyễn Công Khế đã nuôi dã tâm nuốt trọn khu đất mang đẫm mồ hôi, nước mắt của cán bộ, công nhân viên tờ báo. Tháng 8/2010, Nguyễn Ngọc Toàn, Chủ tịch Công đoàn Báo Thanh Niên đã ký ủy quyền cho Nguyễn Công Khế thay mặt Công đoàn Báo Thanh niên tiếp tục thực hiện dự án “Nhà ở cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Khế đã ngay lập tức thực hiện 2 việc:

 

Đầu tiên, ngay sau khi nhận ủy quyền, Nguyễn Công Khế tìm cách “hất cẳng” nhà đầu tư Sinh Thái bằng cách thuyết phục doanh nghiệp này tự nguyện rút khỏi dự án. Không còn đủ kiên nhẫn theo đuổi, với hi vọng thu hồi khoản vốn đầu tư 54,3 tỷ đồng, công ty Sinh Thái đã đáp ứng theo yêu cầu của Khế.

Công ty Sinh Thái chấp nhận tự nguyện rút lui và xin thu hồi khoản vốn 54,3 tỷ đã đầu tư vào dự án

Ngay sau đó, đầu tháng 9/2010, Nguyễn Công Khế tiếp tục “thuyết phục” Công đoàn Báo Thanh Niên giải thích với những cán bộ, công nhân viên đã góp vốn về những khó khăn, không thể thực hiện dự án và đồng ý “chơi đẹp” bằng cách bồi thường 60% theo hợp đồng và yêu cầu Công đoàn bàn giao dự án cho TNCorp.

Biên bản thỏa thuận bàn giao dự án khu nhà ở của Báo Thanh Niên cho TNCorp

Dù thất vọng vì ước mơ không thể thành hiện thực, nhưng cán bộ, công nhân viên Báo Thanh Niên vẫn tri ân Nguyễn Công Khế, vì dù sao họ cũng thu hồi lại được vốn với khoản bồi thường hợp đồng khá “hời”. Về phần Nguyễn Công Khế, nghiễm nhiên có khu đất hơn 5,6 ha đầy tiềm năng, tiền trả vốn góp và bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên thì Khế đắp từ khoản đầu tư 54,3 tỷ đồng của công ty Sinh Thái. Còn khoản nợ công ty Sinh Thái thì treo mãi đó, chây ì không chịu trả dù bị nhắc nhở nhiều lần.

Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 21, ghi rõ các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, trong đó khoản nợ của công ty Sinh Thái vẫn y nguyên con số 54,3 tỷ đồng kéo dài suốt từ 2010 đến nay

Công ty “ma” mang tên Long Phước Garden và khoản lợi tức kếch sù đến từ tập đoàn Trung Nguyên

 

Sau khi có biên bản thỏa thuận bàn giao của Công đoàn Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế lập tức chỉ đạo thực hiện các thủ tục pháp lý để chuyển đổi mục đích dự án, từ “Nhà ở cán bộ, phóng viên, nhân viên Báo Thanh Niên” thành “Khu nhà ở kinh doanh thương mại” để tìm kiếm đối tác góp vốn mới. Ngày 13/02/2012, UBND Thành phố đã ban hành văn bản số 558/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án. Tháng 5/2012, Nguyễn Công Khế thành lập công ty TNHH 1TV BĐS Long Phước Garden thuộc TNCorp và ban hành quyết định số 04/QĐ-HĐQT/12 giao dự án trên cho công ty “ma” này thực hiện. Ngày 6/9/2012, UBND Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục ban hành văn bản số 4492/UBND-ĐTMT về việc chấp thuận cho TNCorp làm chủ đầu tư dự án “Khu nhà ở thương mại Long Phước Garden”. Tới đây, Nguyễn Công Khế đã chính thức chiếm đoạt hoàn toàn khu đất và thay đổi thành công mục đích sử dụng.

 

Tháng 4/2013, Nguyễn Công Khế bắt tay với “người cõi trên” Đặng Lê Nguyên Vũ, ông chủ của công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Khế lại tiếp tục thành công với chiêu bài “hợp tác đầu tư” (tương tự như công ty Sinh Thái từ hơn 8 năm trước) nhưng với nguồn ngân sách lớn hơn nhiều. Tổng vốn mà Khế huy động được từ Trung Nguyên lên tới 103 tỷ đồng.

Quyết định việc hợp tác đầu tư với Trung Nguyên, trước mắt tạm ứng 90 tỷ để “thanh lý và chi trả các khoản chi phí liên quan”(!?)
Thuyết minh Báo cáo tài chính hợp nhất của TNCorp tại trang 20, cho thấy, đến cuối năm 2014, Trung Nguyên đã chuyển toàn bộ nguồn vốn hợp tác đầu tư lên tới 103 tỷ đồng cho TNCorp

Với nguồn lợi tức khổng lồ thu được, Nguyễn Công Khế quyết định nhượng luôn khu đất dự án cho tập đoàn Trung Nguyên như đã trình bày trong báo Báo cáo thường niên năm 2014 tại Đại hội cổ đông diễn ra ngày 29/5/2015. Đến đây, công ty “ma” Long Phước Garden cũng đã hết sứ mệnh lịch sử, tháng 9/2015, Nguyễn Công Khế quyết định giải thể công ty này.

 

Sau 9 năm “chiến đấu” với khu đất dự án “nhà ở cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên”, Nguyễn Công Khế đã hút cạn máu và nước mắt của những người đồng đội, đồng chí đã từng gắn bó suốt mấy chục năm qua. Số tiền kếch sù mà Khế kiếm được bộ phận tài chính tập đoàn thống kê lại như sau:

  • Năm 2006-2007: Thu từ huy động vốn của cán bộ công nhân viên và đầu tư của công ty Sinh Thái: 71,52 tỷ đồng.
  • Năm 2010: Chi trả vốn, bồi thường hợp đồng cho cán bộ, công nhân viên: 19,04 tỷ đồng.
  • Năm 2013: Thu từ huy động vốn (lần 1) từ tập đoàn Trung Nguyên: 90 tỷ đồng.
  • Năm 2014: Thu từ huy động vốn (lần 2) từ tập đoàn Trung Nguyên: 13 tỷ đồng.

 Từ dự án khu đất dành cho cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên, Nguyễn Công Khế đã chiếm dụng được 155,48 tỷ đồng. Dù có bị ép phải trả nợ cho công ty Sinh Thái (54,3 tỷ đồng) thì Khế vẫn ẵm trọn 101,18 tỷ đồng tiền mặt. Các cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Thanh Niên không những bị tước đi quyền lợi mà họ đáng được hưởng từ dự án chính sách, mà ngược lại, họ phải nai lưng huy động vốn để mang lại khoản lợi nhuận bất chính khổng lồ cho Nguyễn Công Khế mà không hề hay biết. Trong khi đó, dù đã thỏa thuận sẽ trích 3 tỷ đồng lợi nhuận dự án cho Công đoàn Báo Thanh Niên nhưng Khế đã lờ tịt, xem như không có.

RELATED ARTICLES

Tin mới