Monday, November 18, 2024
Trang chủThâm cung bí sửỦy ban Ngăn chặn Tra tấn Liên Hiệp Quốc hối thúc Đảng...

Ủy ban Ngăn chặn Tra tấn Liên Hiệp Quốc hối thúc Đảng Cộng sản TQ ngừng sử dụng các hình thức tra tấn

Ngày 10 tháng 12 hàng năm là ngày Quốc tế Nhân quyền. Ủy ban Ngăn chặn Tra tấn (U.N Committee Against Torture) đã công bố bản báo cáo điều tra về tình hình sử dụng tra tấn của ĐCSTQ. Bản báo cáo có đề cập, tra tấn và ngược đãi vẫn tồn tại rộng rãi tại Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc hối thúc ĐCSTQ lập tức ngưng sử dụng tra tấn.

 

Ủy ban Ngăn chặn Tra tấn của Liên Hiệp Quốc biểu thị, hành vi tra tấn đã bị cấm trên cộng đồng quốc tế, nhưng hành vi này vẫn còn thâm căn cố đế trong hệ thống Hình sự – Tư pháp của ĐCSTQ. Những người chịu tra tấn ở Trung Quốc bao gồm các nhân sĩ hoạt động nhân quyền, luật sư, những người  kiến nghị,  những nhà bất đồng chính kiến, đoàn thể tôn giáo tín ngưỡng, cho đến các thành phần dân tộc thiểu số.

Đợt điều tra về tình hình tra tấn của ĐCSTQ lần này có sự tham gia của 10 chuyên gia độc lập. Họ nói rằng, trước mắt những con số xác thực về tình hình sử dụng các hình thức tra tấn của ĐCSTQ vẫn chưa thể nắm rõ, như số người chết trong thời gian bị giam cầm, số người bị giam trong các trại giam bí mật, v.v.

Căn cứ vào quy định của Liên Hiệp Quốc trong vòng 1 năm sau kể từ  khi cuộc điều tra được tiến hành, những quốc gia bị tiến hành điều tra phải có câu trả lời cho Ủy ban Ngăn chặn Tra tấn. Đến nay ĐCSTQ vẫn chưa có bất cứ một lời hồi đáp nào, việc sử dụng tra tấn vẫn còn đang tiếp diễn tại Trung Quốc.

Bản báo cáo còn kêu gọi phía ĐCSTQ bãi bỏ các cơ sở giam giữ bí mật được gọi là “nhà giam đen” (hắc lao), chấm dứt bắt bớ các luật sư nhân quyền, giải quyết hiện trạng tạm giam quá lâu và hạn chế nghi can tiếp xúc với luật sư, đồng thời có sự hỗ trợ cho những nạn nhân bị tra tấn.

Từ tháng 7 cho đến nay, Trung Quốc đã có hơn 200 luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động bị bắt, trước mắt có 25 người bị giam giữ. Ủy ban quan ngại rằng hành động này là để cản trở các luật sư tiết lộ chân tướng về tình trạng tra tấn.

ĐCSTQ mưu đồ khống chế cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc

Phó chủ tịch Ủy ban Ngăn chặn Tra tấn Felice Gaer bày tỏ, một mặt phía ĐCSTQ cố ý kéo dài thời gian, đồng thời họ cũng có ý đồ gây hạn chế cho công tác điều tra.

Chủ nhiệm Quan sát Nhân quyền của Bộ phận Trung Quốc Sophie Richardson bày tỏ, trong quá trình điều tra, ĐCSTQ đã có ý đồ tiến hành các biện pháp khống chế, tất cả đều bị Ủy ban Ngăn chặn Tra tấn Liên Hiệp Quốc từ chối và trả về.

Ngày 17 đến ngày 18 tháng 11 năm nay, Ủy ban Ngăn chặn Tra tấn Liên Hiệp Quốc đã tiến hành phiên nghị thẩm thứ 5 đối với việc ĐCSTQ có chấp hành công ước chấm dứt tra tấn của Liên Hiệp Quốc hay không. Các nhóm quan tâm đến các luật sư nhân quyền Trung Quốc có mặt tại hội nghị đã đưa ra nhiều trường hợp tra tấn các luật sư chỉ vì họ đã bảo vệ chính nghĩa, các hình thức này bao gồm ẩu đả bạo lực, châm điện, bức thực, đánh đập, bỏ đói, cấm điều trị, bạo lực tình dục, không cho nghỉ ngơi, nhốt trong phòng kín, hun khói, đốt phỏng, nhục mạ, uy hiếp.

Ông Trình Hải – một luật sư nhân quyền có tiếng ở Bắc Kinh đã từng phát biểu khi trả lời phỏng vấn báo Đại Kỷ Nguyên: tra tấn chủ yếu là chỉ việc hành hình bức cung những người bị bắt và ngược đãi họ, bao gồm cả ba loại hình quản thúc phi pháp. Trong số những người chịu tra tấn ở Trung Quốc đại lục, học viên Pháp Luân Công là đông nhất.

Những luật sư nhân quyền biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công cũng chịu sự bức hại, ví dụ như luật sư Cao Trí Thịnh – người từng nhiều lần biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công. Vào năm 2004, ông từng gửi văn bản lên ĐCSTQ yêu cầu dừng cuộc bức hại Pháp Luân Công, và ông cũng từng tham gia vào hoạt động điều tra tội ác mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công.

Sau đó, luật sư Cao Trí Thịnh nhiều lần bị ĐCSTQ bức hại. Tháng 8 năm 2006 ông bị bắt cóc một cách bí mật và phải chịu đựng bốn tháng dày vò “tra tấn khó nói nên lời”, sau đó lại bị kết án. Trang BBC dẫn lời một tổ chức nhân quyền nói, ông Cao Trí Thịnh trong thời gian bị giam giữ đã phải chịu đựng những hình thức tra tấn nghiêm trọng đến thể xác cũng như tinh thần. Ngày 7 tháng 8 năm 2014, ông Cao vẫn chưa có được sự tự do về thân thể. Trong một bức thư tay, ông nói, ông muốn đi khám răng thì bị cho là “đe dọa đến an ninh quốc gia”.

Năm 2014, sự kiện Kiến Tam Giang đã làm rúng động trong và ngoài Trung Quốc, lúc đó có 4 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ một cách phi pháp, sau đó các luật sư nhân quyền Trung Quốc như Đường Cát Điền, Giang Thiên Dũng, Vương Thành, Trương Tuấn Kiệt và 9 người thân của các học viên Pháp Luân Công đã đến lớp tẩy não của nông trường Thanh Long Sơn thuộc Cục Phát triển Nông thôn Hắc Long Giang yêu cầu thả người vô điều kiện. Sau đó, còn có rất nhiều luật sư nhân quyền và các nhân sĩ ủng hộ chính nghĩa đã đến đòi người.

Các luật sư này đều gặp phải các hình thức bắt giữ và ẩu đả với mức độ khác nhau, qua kiểm tra cho thấy 4 người có tất cả 24 chiếc xương bị gãy. Ngày 27 tháng 11 năm 2014, một trong những kẻ chủ mưu ngụy tạo sự kiện “Kiến Tam Giang”, Phó Chủ nhiệm Hội đồng Nhân dân tỉnh Hắc Long Giang, Bí thư Đảng ủy cục Phát triển Nông thôn tỉnh, ông Tùy Phụng Phú, đã sa lưới.

Hiện nay, trên toàn cõi Trung Quốc càng lúc càng có rất nhiều các luật sư nhân quyền trên khắp các tỉnh thị đứng ra biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công vô tội.

Qua 16 năm bức hại, các loại hình tra tấn của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công đã lên tới hàng trăm

Môn Pháp Luân Công do Ngài Lý Hồng Chí sáng lập và truyền đi vào năm 1992, người tu luyện môn này lấy nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” làm chỉ đạo căn bản, nghiêm khắc yêu cầu bản thân, đề cao tâm tính, đồng thời Pháp Luân Công còn có hiệu quả trị bệnh kỳ diệu, trong một thời gian không lâu môn tu luyện này đã nhanh chóng truyền đi khắp các nơi trên toàn Trung Quốc cũng như nước ngoài, hàng trăm triệu người có được sự tráng kiện về thân lẫn tâm. Trước mắt, Pháp Luân Công đã được truyền khắp trên 100 quốc gia và khu vực trên thế giới.

Tập đoàn Giang Trạch Dân từ năm 1999 đã xúc tiến một cuộc bức hại quy mô toàn quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, cưỡng ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng “Chân –  Thiện – Nhẫn”, thực hiện chính sách diệt chủng theo phương châm “tiêu hủy thân thể, tước đoạt kinh tế, bôi nhọ danh dự”.

Ủy ban Ứng cứu các học viên Pháp Luân Công bị Bức hại đã thành lập nguồn số liệu về các học viên Pháp Luân Công bị bức hại, thông qua những kết luận sơ bộ theo các trường hợp được đăng trên mạng Minh Huệ, từ tháng 1 năm 2000 đến tháng 8 năm 2013, những học viên Pháp Luân Công bị bức hại mà có danh tính là khoảng 150.203 người, trong đó có 6.889 người bị bức hại đến chết. Ngoài ra, những học viên bị mất tích không có cách nào thống kê rõ được, theo dự tính ban đầu, các học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết tổng cộng có hơn 3 triệu người.

Một lượng lớn chứng cứ đã chứng minh, ĐCSTQ đã tiến hành các hoạt động lục soát nhà ở, bắt cóc đối với các học viên Pháp Luân Công sau đó còn bắt giữ và giam giữ phi pháp tại các trại lao giáo, nhà tạm giam, nhà tù, bệnh viện tâm thần, trại cai nghiện, lớp tẩy não ở khắp các địa phương. Căn cứ thống kê các loại hình tra tấn có trên 100 loại.

Theo tư liệu của mạng Minh Huệ cho thấy, các loại hình tra tấn bao gồm châm điện (vào các vùng như khoang miệng, đầu, mặt, ngực, nhũ hoa, âm hộ, v.v.), đánh đập (sử dụng gậy cao su, gậy đinh, roi da, roi dây đồng, dây thép, dây gai, v.v.), bức thực (dùng ống nhựa chuyền nước ớt, nước muối nồng độ cao, phân), còn có tạt nước đá, phơi nắng, trói treo, dùng tăm nhọn, đinh thép để đóng vào móng tay, bắt trói trên ghế cọp, trên giường, địa lao, thủy lao, không cho ngủ, không cho đại tiểu tiện, cho đến việc cưỡng hiếp, cưỡng bức tập thể các học viên Pháp Luân Công nữ, ngược đãi tình dục, vân vân.

Mổ cướp nội tạng sống học viên Pháp Luân Công không chỉ là vấn đề sử dụng tra tấn, mà còn là tội mưu sát

Trong lúc trả lời phỏng vấn, luật sư Trình Hải bày tỏ, đối với việc tiến hành mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công, hành vi này không chỉ là tra tấn nữa, đây là tội giết người.

Việc ĐCSTQ lựa chọn hành vi bạo lực đối với việc mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công đã bị bại lộ 3 lần vào tháng 3 năm 2006, trước đó những hành vi này vẫn đang tiếp tục trong thời gian dài. ĐCSTQ đã tổ chức cưỡng chế lấy mẫu máu, xây dựng ngân hàng nội tạng sống đối với các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp. Các cơ quan quân đội, công an, viện kiểm sát, bệnh viện cùng nhau cấu kết, cùng nhau thực hiện hành vi mổ sống tàn khốc vô nhân đạo “giết người theo nhu cầu”.

Cựu Ty trưởng Ty Châu Á Thái Bình Dương của Canada, ông David Kilgour, và Luật sư Nhân quyền Canada, ông David Matas, đã tiến hành các điều tra độc lập, thu thập chứng cứ đối với hành vi mổ cướp nội tạng sống các học viên Pháp Luân Công. Các báo cáo biểu thị “việc mổ tạng phi tự nguyện từ các học viên Pháp Luân Công đã từng phát sinh trên số lượng lớn, cho đến nay vẫn còn tiếp tục tồn tại”.

Cuốn sách “Thu hoạch đẫm máu” của hai ông có tường thuật lại những chứng cứ về tội ác mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ. Vì nghĩa cử này, ông đã được đề cử giải Nobel hòa bình vào năm 2006.

Quốc hội Mỹ lần lượt vào hai ngày 27 tháng 6 năm 2013 và 25 tháng 6 năm 2015 đã công bố hai bản nghị quyết số 281 và 343, yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt hành vi mổ cướp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công và những tù nhân lương tâm khác, kết thúc cuộc bức hại tàn khốc đối với các học viên Pháp Luân Công. Nghị quyết sau khi được Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện thông qua, đã tiến hành bỏ phiếu biểu quyết.

Trước đó vào ngày 18 tháng 11 năm 1999, không lâu sau khi tập đoàn Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, Hạ viện Mỹ đã toàn số phiếu thông qua Nghị quyết 218 của lưỡng viện Quốc hội yêu cầu các cơ quan của ĐCSTQ chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công.

Quốc hội Mỹ vào năm 2006 đã ban hành Nghị quyết số 605, yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt bức hại Pháp Luân Công, vào ngày 16 tháng 3 năm 2010, bản nghị quyết đã được thông qua với con số 412 phiếu tán thành, 1 phiếu phản đối.

Trước mắt, tại nhiều nơi như Mỹ, Úc … các học viên Pháp Luân Công đã tiến hành khởi kiện những hung thủ như Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang, La Cán, Tăng Khánh Hồng về những tội danh như diệt chủng, tra tấn, phản nhân loại.

Bắt đầu kể từ năm nay, các học viên Pháp Luân Công khắp nơi trên thế giới cùng gia đình họ đã đưa việc khởi tố Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Tối cao ĐCSTQ. Theo thống kê của mạng Minh Huệ, từ cuối tháng 5 năm 2015 đến ngày 19 tháng 12 năm 2015, mạng Minh Huệ đã nhận được con số 199.649 (của 169.193 án lệ) bản sao cáo trạng của các học viên Pháp Luân Công cùng gia đình họ. Trong ngày 9 tháng 12 năm 2015 đã có hơn 137 người (109 án lệ) đưa cáo trạng tố cáo Giang Trạch Dân. Do mạng internet tại Trung Quốc liên lạc bị phong tỏa, con số thực tế có thể cao hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới