Thursday, December 26, 2024
Trang chủBiển nóngGieo gió gặt bão: TQ đối mặt với ‘cơn hoang tưởng’ Bắc...

Gieo gió gặt bão: TQ đối mặt với ‘cơn hoang tưởng’ Bắc Triều Tiên

Tác phẩm điên rồ của chính quyền Trung Quốc ở phía đông đại lục có lẽ cuối cùng cũng đã trở mặt với chủ nhân của nó. Nhưng dường như các lãnh đạo Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận sự thật này đối với Bắc Triều Tiên.

Ban nhạc nữ Moranbong của Bắc Triều Tiên đã được sắp xếp để tổ chức ba buổi “biểu diễn hữu nghị” chỉ dành cho khách mời ở Bắc Kinh, bắt đầu vào ngày 12/12. Tuy nhiên, vào buổi chiều trước buổi diễn, ban nhạc này lại ra sân bay Bắc Kinh để lên chuyến bay đầu tiên về Bình Nhưỡng.

Trung Quốc – Bắc Triều Tiên: “trục trặc kĩ thuật”

Hành động này của Bắc Triều Tiên được cho là để đáp trả việc một phái đoàn nhỏ của Trung Quốc được gửi đến Bắc Triều Tiên. Phái đoàn này phản đối một tuyên bố gần đây từ lãnh đạo Kim Jong Un rằng ông này hiện đã có bom khinh khí.

Bộ Ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dường như không coi đây là sự xúc phạm, trái với phản ứng thông thường nếu bất kỳ quốc gia nào khác có động thái như vậy.

Theo Reuters, người phát ngôn Hồng Lỗi phía ĐCSTQ cho biết Trung Quốc vẫn muốn giao lưu văn hóa với Bắc Triều Tiên, và các buổi diễn bị hủy bỏ là do “các vấn đề về thông tin liên lạc ở cấp công tác”.

Thời báo Hoàn cầu (Global Times), một trong những tờ báo ngôn luận của ĐCSTQ, cũng đưa ra một tuyên bố tương tự, nói rằng việc hủy diễn là một “trục trặc kỹ thuật” và không có bất kỳ ảnh hưởng nào mang tính dài hạn đến mối quan hệ của ĐCSTQ với Bắc Triều Tiên.

Tuy nhiên, việc “trục trặc kỹ thuật” kia chỉ là một trong nhiều sự cố đã xảy ra gần đây trong mối quan hệ của ĐCSTQ với Bắc Triều Tiên. Và trong mọi trường hợp, phản ứng của ĐCSTQ đã thể hiện độ kiềm chế của họ mà bạn khó có thể thấy ở bất cứ đâu khác.

Bắc Triều Tiên đang truy quét các điệp viên Trung Quốc. Tính đến tháng 10, Bộ An ninh Quốc gia của Bắc Triều Tiên bị cáo buộc đã bắt giữ, bỏ tù, hoặc hành quyết hơn một trăm công dân Trung Quốc.

Một số các công dân Trung Quốc này bị buộc tội làm gián điệp. Một số khác bị buộc tội phát tán các video bất hợp pháp, hỗ trợ những “người đào tẩu”, chuyển tiền phi pháp, hoặc tổ chức các hoạt động tôn giáo.

Chiến dịch này cũng không kết thúc trong tháng 10. Tờ DailyNK, một tờ báo của Seoul chuyên về Bắc Triều Tiên, đã đưa tin vào ngày 14/12 rằng ngay cả Đại sứ Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên cũng bị điều tra và theo dõi.

Chiến dịch chống công dân Trung Quốc của Bắc Triều Tiên là một phần của “cuộc điều tra khẩn cấp” ở khắp nơi trên đất nước này.

Một nguồn tin giấu tên ở Bắc Hàn đã thông tin cho tờ DailyNK rằng chiến dịch này có thể là cách chính quyền ông Kim trả đũa với ĐCSTQ vì đã quá thân thiết với Nam Hàn.

“Một số quan chức ĐCSTQ thậm chí còn suy đoán rằng động thái này báo hiệu khởi đầu cho dấu chấm hết trong mối quan hệ Trung – Triều”, nguồn tin này cho biết.

Sự đáp trả mềm mỏng của Trung Quốc có nguyên nhân sâu xa

Sự đáp trả từ chính quyền Trung Quốc thì khá nhẹ nhàng, nếu có bất kỳ quốc gia nào khác công kích họ theo cách như vậy thì phản ứng sẽ hoàn toàn khác biệt.

Tuy nhiên, phản ứng nhẹ nhàng của ĐCSTQ không phải là không có lý do. Chế độ độc tài của Bắc Triều Tiên là sản phẩm của sự can thiệp của Trung Quốc trong cuộc chiến Nam-Bắc Triều Tiên, và cho đến ngày nay chế độ cộng sản Bắc Triều Tiên vẫn duy trì hoàn toàn nhờ sự hỗ trợ của ĐCSTQ.

Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, ĐCSTQ là nguồn lương thực, vũ khí và năng lượng chính của Bắc Triều Tiên. Tổ chức này  tuyên bố rằng ĐCSTQ đã giúp duy trì chính quyền Bắc Triều Tiên bằng cách chống lại “các trừng phạt khắc nghiệt của quốc tế đối với Bắc Triều Tiên với hy vọng tránh cho chế độ này sụp đổ và một làn sóng người tị nạn tràn qua biên giới”.

ĐCSTQ cũng không ủng hộ Bắc Triều Tiên vì một mối quan hệ họ hàng thân thích tử tế nào. Họ chỉ sử dụng Bắc Triều Tiên như một công cụ chính trị- có giá trị tuyên truyền bên trong Trung Quốc, và có giá trị như một công cụ ngoại giao ở bên ngoài Trung Quốc.

Ở Trung Quốc, ĐCSTQ sử dụng Triều Tiên như một thứ để nhắc nhở về quá khứ – một hình ảnh được bảo tồn về Trung Quốc trông như thế nào dưới thời của ông Mao Trạch Đông. Nó nhắc nhở người Trung Quốc rằng mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn.

Ở bên ngoài Trung Quốc, Bắc Triều Tiên lại phục vụ cho các mục đích khác.

Khi Bắc Triều Tiên tạo ra mối đe dọa tàn sát bằng bom hạt nhân thường xuyên đối với Nam Hàn, Nhật Bản, hay nơi khác, ĐCSTQ sau đó có thể tiếp cận những quốc gia này để giúp đỡ với tư cách là một người trung gian. Điều này ngược lại sẽ giúp cho việc ngoại giao của ĐCSTQ, đặc biệt là với Nam Hàn.

Tuy nhiên, có vẻ như dưới một chế độ bế quan toả cảng, nơi ma túy đá được “cung cấp thoải mái như nước trà”, bầu không khí hoang tưởng này cuối cùng lại đang gây ra tác dụng phụ, theo tờ Los Angeles Times.

Và cũng giống như kẻ buôn ma túy bị mắc kẹt chung trong một căn phòng với một con nghiện trong cơn loạn thần kinh, chính quyền Trung Quốc nhận ra rằng chính họ lại là mục tiêu trong cơn điên rồ mới từ thứ mà họ đã tạo ra.

RELATED ARTICLES

Tin mới