Monday, November 25, 2024
Trang chủThâm cung bí sửTQ để lỡ khoản viện trợ lớn của Liên Xô chỉ vì...

TQ để lỡ khoản viện trợ lớn của Liên Xô chỉ vì một chữ

Trong thời gian ngắn ngủi quan hệ Trung Quốc-Liên Xô hòa dịu trước khi căng thẳng leo thang trở lại năm 1961, Bắc Kinh từng “suýt” nhận được khoản viện trợ lớn từ Moscow.

Nikita Khrushchev, Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô, Thủ tướng Liên Xô (trái) bắt tay Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông sau cuộc gặp năm 1958. Ảnh: Getty Images

Trên tờ Dương Thành Buổi tối số ra 21/10/2015, cựu Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ chiến tuyến thống nhất Trung Quốc Diêm Minh Phục đã tiết lộ một vụ sai sót khiến Trung Quốc “từ chối” khoản viện trợ lớn từ Liên Xô trong giai đoạn khó khăn.

Năm 1961, đặc biệt là khoảng thời gian vài tháng trước Đại hội Đại biểu lần thứ 22 của Đảng Cộng Sản Liên Xô, mối quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và Liên Xô đã phần nào được khôi phục.

Giai đoạn này, Trung-Xô đã chấm dứt tranh luận công khai; việc trao đổi thư tín, văn kiện giữa Trung ương hai đảng tăng lên; một số tình hình hoạt động của lãnh đạo Liên Xô được thông báo với phía Trung Quốc.

Trong một số vấn đề quốc tế, song phương cũng có thể trao đổi ý kiến, tiến hành hiệp thương, thực thi nguyên tắc đồng thuận mà hai bên đạt được trong thời gian tổ chức hội thảo 81 của đảng Cộng sản tại Moskva tháng 11/1960.

Đối với các hợp đồng và dự án hợp tác ký kết với Bắc Kinh năm 1960 mà Chính phủ Liên Xô đã bãi bỏ, đến năm 1961, Moscow quyết định bổ sung cho các dự án chưa được hoàn thành.


Diêm Minh Phục - Tổ trưởng Tổ phiên dịch Văn phòng trung ương Trung Quốc năm 1961.

Diêm Minh Phục – Tổ trưởng Tổ phiên dịch Văn phòng trung ương Trung Quốc năm 1961.

Ngày 27/2/1961, Chủ tịch Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ có cuộc gặp mặt Đại sứ Liên Xô Stepan Chervonenko.

Chervonenko cũng chuyển bức thư do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev viết trong ngày hôm đó cho lãnh tụ Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Trong thư biểu thị, Liên Xô đồng ý cho Trung Quốc mượn 1.000.000 tấn lương thực và 500.000 tấn đường nhằm giúp Bắc Kinh vượt qua thời kỳ khó khăn.

Tuy nhiên, tại đây đã xuất hiện một sai sót khi Tổ phiên dịch thuộc Văn phòng trung ương Trung Quốc dịch nhầm một chữ trong lá thư của Khrushchev. Thời kỳ này, ông Diêm Minh Phục đang giữ chức Tổ trưởng Tổ phiên dịch.

Ông Diêm kể lại: “Chữ ‘B’, tức ‘cho mượn’, đã bị tổ phiên dịch hiểu là ‘hình thức cho vay’ và dịch thành ‘cung cấp cho Trung Quốc 1.000.000 tấn lương thực và 500.000 tấn đường dưới hình thức cho vay’, nghĩa là trong tương lai Bắc Kinh phải hoàn trả bằng tiền.

Sự nhầm lẫn này đã khiến các lãnh đạo Trung Quốc không thể lý giải chính xác ý định ban đầu của phía Liên Xô.”

Trung Quốc không kịp hưởng khoản viện trợ của Liên Xô vì sai lầm

Ngày 8/3/1961, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai có cuộc tiếp xúc với Đại sứ Chervonenko.

Ông Chu nói với Chervonenko: “Khi chúng tôi đang phải đối mặt với những khó khăn tạm thời về việc cung ứng lương thực, việc đầu tiên chúng tôi sẽ huy động nguồn lực của chính mình.

Sau đó, chúng tôi dùng hình thức cho vay trả chậm để nhập khẩu thêm lương thực nhờ vào các điều kiện quốc tế hiện có, đồng thời đưa số lương thực mà Liên Xô đề nghị cung cấp vào làm phương án dự phòng.

Chỉ trong trường hợp gặp khó khăn trong việc nhập khẩu lương thực từ thị trường quốc tế thì (Trung Quốc) mới đưa ra yêu cầu vay lương thực của Liên Xô.

Còn đối với việc thông qua hình thức cho vay để tái xuất 500.000 tấn đường Cuba (từ Liên Xô sang Trung Quốc), nếu thị trường Liên Xô không gấp rút cần thiết, thì chúng tôi đồng ý khoản viện trợ này.”


Mao Trạch Đông (phải) và Lưu Thiếu Kỳ (giữa) đón Chu Ân Lai (trái) tại Bắc Kinh năm 1961, sau khi ông Chu tham dự Đại hội lần thứ 22 của Đảng Cộng sản Liên Xô. (Ảnh: Huashang)

Mao Trạch Đông (phải) và Lưu Thiếu Kỳ (giữa) đón Chu Ân Lai (trái) tại Bắc Kinh năm 1961, sau khi ông Chu tham dự Đại hội lần thứ 22 của Đảng Cộng sản Liên Xô. (Ảnh: Huashang)

Hai ngày sau, Chu Ân Lai cử Thứ trưởng Bộ Thương mại Châu Hóa Dân sang Moscow để đàm phán cụ thể về việc vay 500.000 tấn đường Cuba.

Vài ngày sau, thư ký Thủ tướng Trung Quốc Mã Liệt gọi điện tới Tổ phiên dịch và hỏi lại về nội dung lá thư của Khrushchev.

Ông Diêm cho hay: “Tôi nói rằng trong thư dùng chữ ‘B’. Ông Mã nói với chúng tôi, Chu Hóa Dân trong lúc đàm phán tại Moscow đã phát hiện chữ ‘B’ trong thư của phía Liên Xô bị dịch sai, không phải là ‘phương thức cho vay’, mà là ‘cho mượn’.

Chúng tôi nghe xong vô cùng lo lắng và xấu hổ vì đã dịch sai một chữ quan trọng như vậy. Mã không hề trách cứ chúng tôi mà an ủi rằng ‘dịch sai thì sau này rút kinh nghiệm là được’.”

Tuy nhiên, các nhà phiên dịch ở Văn phòng trung ương Trung Quốc sau đó đã không còn cơ hội “sửa sai”, bởi tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 22 vào tháng 10/1961, bất đồng Trung-Xô lại bùng lên.

Trong năm 1962, các sự kiện quốc tế đã tạo ra một sự rạn nứt cuối cùng giữa Liên Xô và Trung Quốc.

Năm 1964, Mao quả quyết rằng đang có một cuộc phản cách mạng xảy ra tại Liên Xô, khiến quan hệ giữa hai đảng bị đứt đoạn, đồng thời quan hệ giữa Bắc Kinh và các quốc gia thuộc Khối phòng thủ Warsaw cũng bị “đóng băng”.

Quan hệ Trung-Xô chỉ bắt đầu bước vào tiến trình bình thường hóa sau khi Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc kết thúc năm 1976 và sau Đại hội đảng của nước này năm 1982.

RELATED ARTICLES

Tin mới