Sunday, November 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTướng TQ: "Quân đội Mỹ đang suy yếu"

Tướng TQ: “Quân đội Mỹ đang suy yếu”

Ở châu Á-Thái Bình Dương hoặc Trung Đông cơ bản hàng năm có thời gian 4 tháng không có tàu sân bay.

Thị uy CHDCND Triều Tiên

Đài truyền hình CCTV Trung Quốc ngày 20/1 cho hay, ngày 17/1, Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis CVN-74 đã khởi hành từ bang Washington vào ngày 15/1 hướng tới Tây Thái Bình Dương.

Theo kế hoạch, tàu sân bay USS John C. Stennis sẽ chạy dọc bờ biển phía tây nước Mỹ xuống phía nam đến quân cảng San Diego của bang California, tập kết với các tàu chiến khác thuộc cụm tấn công như 1 tàu tuần dương và 3 tàu khu trục, sau đó đến khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trong phần lớn thời gian của 1 năm qua, tàu sân bay USS John Stennis làm công tác chuẩn bị cho nhiệm vụ lần này. Hiện nay, Quân đội Mỹ đã triển khai lâu dài một tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương, đó là tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan đóng ở Yokosuka, Nhật Bản.

Việc triển khai tàu sân bay USS John C. Stennis lần này hoàn toàn không phải là đồn trú lâu dài, thời hạn triển khai cơ bản là 7 tháng.

 Tên lửa có thể tạo ra mối đe dọa “chết người” đối với tàu sân bay. Trong cuộc đấu giữa các nước lớn, an toàn của tàu sân bay đã khó được bảo đảm độc lập.

Mỹ còn cho biết, trong thời gian triển khai ở Tây Thái Bình Dương, tàu này sẽ tham gia một loạt cuộc tập trận chung và trợ giúp cho các nước đồng minh trong khu vực tăng cường sức mạnh quân sự.

Hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 19/1 cho rằng, Mỹ điều tàu sân bay USS John C. Stennis đến Tây Thái Bình Dương – khu vực do Hạm đội 7 Mỹ phụ trách sẽ giúp họ có 2 tàu sân bay động cơ hạt nhân ở khu vực, điều này gây chú ý.

Báo chí khu vực cho rằng, hành động này của Mỹ là để phô trương sức mạnh với CHDCND Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử bom khinh khí hôm 6/1.

Hãng tin KIRO TV của bang Washington Mỹ cho rằng, Mỹ triển khai tàu sân bay USS John C. Stennis 7 tháng ở Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường sức mạnh tổng hợp ở khu vực, đây là một khâu trong hoạt động chi viện tác chiến an toàn hàng hải ở các khu vực trên thế giới.

Một nguồn tin từ Quân đội Hàn Quốc cho hay, trước khi CHDCND Triều Tiên thử nghiệm hạt nhân và bắn tên lửa tầm xa vào tháng 2/2009, tàu sân bay này đã từng xuất hiện ở vùng biển phía đông bán đảo.

Sau khi CHDCND Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư, tình hình căng thẳng quân sự khu vực Đông Bắc Á nóng lên. Cộng với việc CHDCND Triều Tiên có thể bắn tên lửa tầm xa trước tháng 5, Mỹ có thể dựa vào phán đoán trên để áp dụng biện pháp này.

Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ

Một nguồn tin tiết lộ, tàu sân bay này rất có thể tham gia các cuộc tập trận chung Hàn-Mỹ có kế hoạch tổ chức vào tháng 2/2016 như diễn tập Key Resolve và Foal Eagle.

Được biết, tàu sân bay USS John C. Stennis vừa được sửa chữa trong 18 tháng sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Trung Đông.

Tàu này có lượng giãn nước 103.000 tấn, hạ thủy tháng 12/1995, trang bị hệ thống tên lửa đối không RIM-7 Sea Sparrow và Rolling Air Missile, hệ thống Phalanx và SLQ-32; chở được khoảng 90 máy bay chiến đấu và trực thăng vũ trang, hơn 5.000 thủy thủ; có thể cho 2 máy bay chiến đấu cất cánh cùng một lúc vào bất cứ lúc nào.

Đáng chú ý, Mỹ cũng đang tăng cường kiềm chế các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có thể bị đẩy lùi biên chế đến năm 2019, thậm chí năm 2021, còn tàu sân bay USS John Kenedy có thểhoạt động từ năm 2025.

Vào đầu tháng 11/2015, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt Mỹ cũng đã hiện diện ở Biển Đông. Thậm chí, khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã cùng Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia lên con tàu này và đưa ra tuyên bố lên án các hành vi leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông.

Giải pháp của Mỹ khi thiếu tàu sân bay

Theo CCTV, nhìn bề ngoài, điều tàu sân bay USS John C. Stennis đến Tây Thái Bình Dương là hành động thực tế tiếp theo thực hiện chiến lược “tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương” của chính quyền Barack Obama, nhưng sự thực lại phức tạp hơn nhiều.

Trong Thông điệp Liên bang cuối cùng của mình, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố hùng hồn: “Chi tiêu quân sự của Mỹ nhiều hơn 8 nước xếp kế sau Mỹ cộng lại. Quân đội Mỹ là lực lượng chiến đấu tuyệt vời nhất trong lịch sử. Không có nước nào dám trực tiếp tấn công nước Mỹ hoặc đồng minh của Mỹ, bởi vì họ biết rằng, tấn công chúng ta tức là tự tìm đường chết”.

Từ năm 2014 trở đi, trong điều kiện sở hữu 10 tàu sân bay, văn kiện mới nhất của Quân đội Mỹ yêu cầu, chu kỳ triển khai, bảo trì và huấn luyện mỗi tàu sân bay dài tới 36 tháng, trong đó thời gian triển khai thường không hơn 8 tháng.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis Hải quân Mỹ

Quân đội Mỹ đồng thời yêu cầu, ngoài một chiếc triển khai lâu dài ở Nhật Bản, bất cứ lúc nào đều cần bảo đảm có 2 tàu sân bay thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên toàn cầu.

Nhưng, mục tiêu này hầu như ngày càng khó đạt được. Căn cứ vào thông tin  trên tờ Thời báo Hải quân Mỹ ngày 7/1, do thiếu tàu sân bay, Mỹ buộc phải đối mặt với tình hình khó khăn thiếu tàu sân bay ở Trung Đông hoặc khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năm nay.

Bắt đầu từ tháng 12/2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Harry S. Truman CVN-75 của Quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ tấn công tổ chức cực đoan ở khu vực vịnh Péc-xích, có kế hoạch rút đi vào tháng 5/2016.

Các tàu sân bay của Trung Quốc đều không phải là đối thủ của Mỹ; Hải quân Mỹ triển khai ở Biển Đông thì Hải quân Trung Quốc sẽ trở nên vô dụng.

Nhưng tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Dwight D. Eisenhower CVN-69 dùng để thay thế nó phải đến mùa thu mới có thể đến được. Trong thời gian này, nếu tàu USS Dwight D. Eisenhower đến thay thế thì sẽ xuất hiện tình trạng thiếu tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương.

Mặc dù tàu sân bay USS Ronald Reagan thường trú ở Nhật Bản, nhưng hiện nay đang được bảo trì, sửa chữa. Theo kế hoạch, việc trực ban biển xa của tàu USS Ronald Reagan phải đến mùa hè năm nay mới có thể bắt đầu.

Lãnh đạo cấp cao Quân đội Mỹ cuối cùng quyết định điều tàu sân bay USS John C. Stennis đến Tây Thái Bình Dương để lấp khoảng trống tàu sân bay của khu vực, nhưng đồng thời điều này có nghĩa là vịnh Péc-xích lại đối mặt với tình trạng thiếu tàu sân bay.

Doãn Trác, một học giả quân sự Trung Quốc cho rằng, điều này cho thấy năng lực hải quân và năng lực quân sự của Mỹ đang từng bước giảm xuống, phần nào phản ánh sức mạnh quốc gia tổng hợp của Mỹ suy yếu.

Thực ra, khi Mỹ giảm 13 tàu sân bay xuống còn 12 tàu sân bay thì họ đã dự cảm được, ở châu Á-Thái Bình Dương hoặc Trung Đông cơ bản hàng năm có thời gian 4 tháng không có tàu sân bay, vì vậy đã tiến hành phát triển tàu đổ bộ cỡ lớn để đóng vai trò tàu sân bay.

Ngoài ra, Mỹ còn tăng thêm thời gian hiện diện của biên đội tàu tuần dương, tàu khu trục ở một số khu vực, phần nào làm giảm ảnh hưởng bất lợi do thiếu tàu sân bay. Song, việc này chỉ thực hiện được trong thời bình, còn trong thời chiến thì 2 loại tàu chiến này không thể thay thế được vai trò của tàu sân bay.

Thời báo Hải quân Mỹ cũng đưa ra một giải pháp khác là, Hải quân Mỹ cần kéo dài thời hạn triển khai trên biển của tàu sân bay, nhưng điều này gây sức ép rất lớn cho biên đội tàu sân bay.

Tàu sân bay động cơ hạt nhân USS John C. Stennis Hải quân Mỹ

Mỹ hiện có 10 tàu sân bay và đang chờ biên chế tàu sân bay USS Gerald R. Ford, nhưng thời gian biên chế đã bị trì hoãn. Theo chuyên gia Mỹ Brian Clark, thách thức an ninh của Mỹ trong tương lai có thể tăng lên, bởi vì Trung Quốc vẫn đang tìm cách thực hiện tham vọng của họ.

The National Interest Mỹ ngày 8/1 cho rằng, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ cắt giảm quy mô biên đội tàu sân bay từ 15 chiếc xuống không đến 12 chiếc là một sai lầm. Hải quân Mỹ hiện cần khoảng 16 tàu sân bay.

RELATED ARTICLES

Tin mới