Tuesday, January 7, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiNga có ý gì khi xem TQ là "kẻ địch tiềm tàng"?

Nga có ý gì khi xem TQ là “kẻ địch tiềm tàng”?

Giới quan sát Trung Quốc những ngày vừa qua xôn xao trước thông tin từ truyền thông Nga rằng Bắc Kinh có nguy cơ trở thành kẻ địch của Moscow trong năm 2016.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: Getty Images

Nga-Trung vừa hợp tác, vừa lợi dụng, vừa cạnh tranh

Phó hiệu trưởng Học viện Á-Phi thuộc Đại học Moscow Andrei Karneev nhận định quy mô thương mại Nga-Trung sẽ sụt giảm đáng kể trong năm 2016. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ song phương.

Trước đó, truyền thông Nga từng nhiều lần đánh giá Trung Quốc là “kẻ địch tiềm tàng” của nước này, đồng thời kêu gọi Moscow cảnh giác trước mối đe dọa từ phương Đông, bởi Trung Quốc là “quốc gia có tham vọng lớn nhưng vẫn đang nhẫn nại chờ thời”.

Nhà bình luận quân sự người Trung Quốc Phùng Thiện Trí cho rằng, bất chấp biểu hiện ngoại giao mật thiết của Nga-Trung trong 2 năm trở lại đây, giới học giả và báo chí Nga vẫn thường xem Bắc Kinh là đối thủ và kêu gọi “liên kết phương Tây kiềm chế Trung Quốc”.

Lượng người Trung Quốc tới Nga ngày càng lớn, trong đó có bộ phận không nhỏ là nhập cư bất hợp pháp và cạnh tranh với hoạt động kinh tế, xã hội của người bản địa, đã khiến thái độ bất mãn của người Nga đối với Trung Quốc tăng lên.

Theo ông Phùng, vấn đề “Trung Quốc có phải là kẻ địch của Moscow hay không” từ lâu đã gây nhiều tranh cãi bên trong nước Nga, đồng thời có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách đối với Trung Quốc của chính phủ Nga.

“Mặc dù quan hệ Nga-Trung trong giai đoạn ngắn sắp tới có thể sẽ không rạn nứt, nhưng không ai bảo đảm được mọi chuyện sẽ ra sao sau 10 năm nữa,” Phùng Thiện Trí bình luân.

Ông phân tích, quan hệ Nga-Trung có thể mô tả là “lãnh đạo thân thiết, người dân lạnh nhạt”. Ẩn sau mối quan hệ hữu nghị “được xây đắp với nhiều toan tính” là những nguy cơ và sự đề phòng lẫn nhau.

Đối với Nga, Trung Quốc luôn hy vọng duy trì được quan hệ “chuẩn đồng minh”, nhờ đó lợi dụng phần nào thế lực và tiếng nói của Nga trong các vấn đề quốc tế để chống lại sự bao vây của Mỹ và đồng minh trong các vấn đề riêng mà Bắc Kinh phải đối mặt.

Xuất phát từ mục đích này, Bắc Kinh đã không bỏ lỡ cơ hội Moscow bị phương Tây trừng phạt do khủng hoảng Ukraine. Trung Quốc đã đầu tư nhiều tiền và ký kết các hợp đồng thương mại khổng lồ với Nga.

Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, Nga không nhượng bộ, thậm chí từ chối các khoản “viện trợ có điều kiện” từ Trung Quốc.


Ông Tập Cận Bình cùng Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Hội nghị Internet toàn thế giới lần 2, diễn ra ở Wuzhen, Chiết Giang, Trung Quốc tháng 12/2015.

Ông Tập Cận Bình cùng Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tại Hội nghị Internet toàn thế giới lần 2, diễn ra ở Wuzhen, Chiết Giang, Trung Quốc tháng 12/2015.

Đâu là vấn đề sẽ khiến Nga-Trung trở mặt với nhau?

Phùng Thiện Trí cho biết, trong vấn đề đối lập với Mỹ/đồng minh như khủng hoảng Syria và hạt nhân Iran…, lập trường của Nga-Trung thường nhất quán.

Ngược lại, ở các khu vực Trung Á, Bắc Cực, biển Đông hay vùng Viễn Đông…, Bắc Kinh và Moscow lại đóng vai trò đối thủ cạnh tranh, trong nhiều trường hợp sẵn sàng “qua mặt” nhau để bắt tay với các bên thứ ba.

Mâu thuẫn Nga-Trung tại các khu vực này gần như “không thể thỏa hiệp được”, ông Phùng bình luận.

Mặc dù 4 quốc gia vùng Trung Á cùng Nga, Trung Quốc đều tham gia Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), nhưng Moscow hết sức bất mãn trước việc Bắc Kinh nhúng tay làm tổn thất lợi ích của họ tại khu vực này.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng không hài lòng trước việc Nga phát triển mạnh quan hệ hợp tác về kinh tế, quốc phòng với các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm các nước có mâu thuẫn với Bắc Kinh về vấn đề biển Đông.

Đồng thời, Nga cũng không hề lên tiếng ủng hộ hành động của Bắc Kinh ở biển Đông, còn Trung Quốc đứng trước sức ép nặng nề từ Mỹ/đồng minh cũng như cộng đồng quốc tế trong khi thực hiện tham vọng bành trướng của mình.

“Mặc dù hành động của Moscow chủ yếu nhằm mục đích đạt lợi nhuận kinh tế, nhưng cũng không tránh được ảnh hưởng đến Trung Quốc,” Phùng Thiện Trí nói.

Ông Phùng chỉ ra, về thực chất, khu vực Siberia và vùng Viễn Đông mới là “mối ẩn họa”, cũng là vấn đề khiến chính phủ và người dân Nga bất an nhất, có thể khiến quan hệ Nga-Trung sụp đổ một lần nữa.

Ông này cho hay: “Cùng với sự phát triển và trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, sự lo ngại của Nga cũng lớn dần.

Dù Trung Quốc chưa tỏ rõ thái độ ‘nhăm nhe’ đối với vùng Viễn Đông, nhưng số lượng người Hoa ở đây đang tăng lên nhanh chóng, cộng với sự phụ thuộc ngày càng lớn của khu vực này vào Trung Quốc, Moscow không thể không cảm thấy bị đe dọa.”

Phùng Thiện Trí cho rằng, nước Nga luôn đặt lợi ích quốc gia của họ lên hàng đầu và sẵn sàng cho nước khác “nếm đòn” ngay khi cảm thấy bị đe dọa, bất chấp quan hệ song phương trước đó tốt đẹp đến đâu.

Ông Phùng cũng kêu gọi dư luận Trung Quốc “nhìn nhận quan hệ Nga-Trung một cách tỉnh táo”, “không thể phóng đại không giới hạn lợi ích chung mà lấp liếm mâu thuẫn, chỉ vì đôi bên có lập trường giống nhau trong vài vấn đề”.

Bên cạnh đó, chuyên gia này phân tích: “Trong các hoạt động lớn của Nga như sáp nhập Crimea, tham gia không kích Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria…, thái độ của phương Tây đối với Moscow chủ yếu là gây sức ép về ngoại giao hay cấm vận kinh tế.

Điều này phần nào khiến dư luận trong nước của Nga tin rằng chiến tranh ở phương Tây sẽ không hoặc khó xảy ra và chuyển sự chú ý về châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.”

RELATED ARTICLES

Tin mới