Wednesday, January 22, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLao động nhập cư TQ: Ăn tết xong làm gì để sống?

Lao động nhập cư TQ: Ăn tết xong làm gì để sống?

Hệ quả tất yếu của tình trạng này là gia tăng bất ổn. Mất việc làm, nợ lương, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đã…

The Wall Street Journal ngày 29/1 đưa tin, hàng triệu lao động nhập cư trên toàn Trung Quốc đã lũ lượt lên đường trở về quê đón Tết cùng với gia đình.

Lo lắng đã in hằn trên nét mặt họ khiến cái Tết cũng trở nên u ám.

Nguồn cung việc làm đang ngày càng cạn kiệt ở các thành phố, buộc những người lao động phải trở về quê trong khi tương lai ở nông thôn còn ảm đạm hơn.

Qian Yuqing, một lao động nhập cư từ khu tự trị Nội Mông phia Bắc Trung Quốc là một trong số hàng triệu lao động đang trở về quê đón Tết.

Sau 32 tiếng ngồi trong toa tàu chật trội, người đàn ông 55 tuổi kết thúc hành trình gần 1,3 ngàn km mới về được tới nhà.

3 tháng làm bảo vệ ở Bắc Kinh giúp ông có được 10 ngàn tệ, khoảng 1,5 ngàn USD tiền lương, đủ nuôi cả nhà trong 3 tháng hoặc lâu hơn một chút.

“Công việc ngày càng khan hiếm, kiếm tiền mỗi lúc một khó khăn”, Qian Yuqing cho biết. Ông không chắc có tìm nổi việc làm khi trở lại thành phố sau kỳ nghỉ Tết, trong khi thu nhập từ nghề làm ruộng không thể nuôi sống được vợ con.

Lo lắng của Qian Yuqing cũng là tâm trọng chung đang bủa vây nhiều lao động nhập cư khác.

Những người này đang phải gánh chịu hậu quả suy thoái khi các nhà máy, nhà hàng, công trình xây dựng trên khắp các thành phố của Trung Quốc cắt giảm công việc, cắt giảm tiền lương.

Quê nhà ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa là nơi cuối cùng họ có thể trở về.

Trong những năm qua, kinh tế nông thôn Trung Quốc ngày càng trở nên khó khăn bởi nạn thất nghiệp và tốc độ đô thị hóa.

Lần này Bắc Kinh lại đang phải vật lộn đối phó với sự suy giảm tăng trưởng.

Tệ hơn, khi tốc độ đô thị hóa ở Trung Quốc đã đến ngưỡng bão hòa thì khu vực nông thôn không còn khả năng hấp thụ lực lượng lao động đổ ra thành thị quay trở lại.

Khoảng 55% trong số 1,37 tỉ dân Trung Quốc đang sinh sống ở các đô thị, trong khi con số này chưa đến 18% vào năm 1978.

Người lao động lớn tuổi ở nông thôn không thể rời mảnh ruộng dù làm ăn không hiệu quả, nhưng vốn không có, kỹ năng cũng không.

Thanh niên trai tráng ở các vùng nông thôn thì từ lâu chỉ khao khát kiếm được việc làm ở thành phố, thoát cảnh chân lấm tay bùn.

Công nhân, người lao động tỉnh lẻ Trung Quốc lũ lượt trở về quê đón Tết, ảnh: The Wall Street Journal.

Wu Guijun, một công nhân nhập cư ở Thâm Quyến cho biết, sự chênh lệch thực tế cuộc sống ở nông thôn với thành thị tạo ra tình huống khó xử đặc biệt với những lao động như anh.

Họ thấy mình đang bị mắc kẹt giữa đô thị.

Mọi thứ đều đắt đỏ, trong khi họ lại không thể quay trở về quê nhà.

Hệ quả tất yếu của tình trạng này là gia tăng bất ổn. Mất việc làm, nợ lương, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất đã châm ngòi cho hàng ngàn cuộc biểu tình trong năm qua.

Sự rối loạn đã trở nên tồi tệ hơn từ tuần trước, khi nhiều lao động nhập cư không được thanh toán tiền lương trước khi nghỉ Tết.

Làn sóng bất bình ở nông thôn, lực lượng lao động nhập cư ở đô thị đang đặt ra mối đe dọa thực sự cho Trung Quốc.

Chính phủ nước này đang ép các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân giữ người lao động ở những vị trí, công việc đã không còn cần thiết.

Đổi lại, họ được vay các khoản ưu đãi và hỗ trợ khác về tài chính.

Các học giả gọi nỗ lực này của chính phủ Trung Quốc là “bỏ tiền mua sự ổn định”. Bắc Kinh cũng đang nỗ lực thu hẹp sự mất cân bằng kinh tế giữa thành thị với nông thôn.

Các quan chức khuyến khích tinh thần khởi nghiệp kinh doanh ở lực lượng lao động nhập cư từ thành phố trở về nông thôn, họ sẽ được cung cấp các khoản tín dụng.

Tuần này, chính phủ Trung Quốc công bố kế hoạch hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Nhưng những nỗ lực này không mong có được kết quả một sớm một chiều. Trong tương lai gần, nhiều lao động nhập cư Trung Quốc sẽ vẫn cố bám trụ lấy thành phố.

Yu Dengliang, một công nhân xây dựng 43 tuổi từ ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hà Nam nói rằng: “Thời nay không thể sống mà chỉ trông vào mấy sào ruộng”.

Đi làm công nhân ở thành phố khá hơn, nhưng thu nhập của anh đã giảm 2/3 trong năm qua, trong khi thu nhập từ vài sào ngô không đủ nuôi 4 miệng ăn trong một gia đình.

RELATED ARTICLES

Tin mới