Sunday, November 17, 2024
Trang chủQuân sựÚc đòi TQ giải thích việc xây đảo nhân tạo ở Trường...

Úc đòi TQ giải thích việc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa

Úc đòi TQ giải thích việc xây đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, khi nữ Ngoại trưởng Úc Julie Bishop gặp người đồng cấp Trung Quốc ngày 17.2.

 

Nữ Ngoại trưởng Úc Bishop

Ngày 16.2 tại Nhật, nữ Ngoại trưởng Úc Bishop đã nói trước rằng Úc sẽ đòi TQ giải thích việc xây đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam khi bà đến thăm TQ.

Bà Bishop còn nói: “Trong quá khứ, Ngoại trưởng TQ Vương Nghị nói các đảo nhân tạo nhằm mục đích phục vụ dân sự nên tôi tìm các thông tin chi tiết, như cách các nước khác tiếp cận các cơ sở dân sự này. Tùy theo câu trả lời của ông ấy, chúng tôi sẽ xem xét tình hình”.

Bà Bishop cũng nhắc chuyện Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã nói tại Mỹ, rằng TQ không có ý đồ quân sự hóa các cơ sở đã xây trên các đảo nhân tạo.

Chuyến đi TQ của bà Bishop nhằm cùng ông Vương Nghị thực hiện cuộc đối thoại chiến lược-đối ngoại hàng năm từ ngày 17.2. Ngày 18.2, bà Bishop sẽ gặp Thủ tướng TQ Lý Khắc Cường.

Trong cuộc tranh chấp Biển Đông, Úc thường chống TQ và ủng hộ Mỹ cùng các đồng minh trong khu vực. Năm 2014, Mỹ bắt đầu bay tuần tra (cất cánh ở Úc) để giám sát tiến độ TQ ngang ngược xây đảo nhân tạo trái phép.

Quân đội Úc cũng có các chuyến bay tuần tra, thực hiện quyền “tự do hàng không” gần quần đảo Trường Sa, nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh. Các chuyến bay này giống các chuyến bay tuần tra của hải quân Mỹ. TQ gọi các hoạt động này là “phi pháp”.

Cũng tại Tokyo hôm 16.2, bà Bishop nói Úc không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông giữa TQ với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, nhưng Úc sẽ chờ đợi phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế thuộc LHQ đối với đơn kiện của Philippines về tuyên bố độc quyền Biển Đông của TQ.

Bà nói: “Chúng tôi công nhận quyền tìm cách giải quyết vụ tranh chấp ở tòa án của Philippines, nhưng chúng tôi kêu gọi các nước đòi chủ quyền giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, không đe dọa, ép buộc”.

Bà Bishop đã được tiếp đón lạnh nhạt khi đến Bắc Kinh khuya 16.2. Trước đó tại cuộc họp báo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi nói: Úc nên có thái độ khách quan, không thiên vị, không làm bất kỳ điều gì gây hại đến hòa bình và sự ổn định của khu vực.

Ông cũng nói TQ “không bao giờ” chấp nhận “ý tưởng đơn phương của Philippines”.

Hồng Lỗi giải thích việc xây đảo nhân tạo nhằm cải thiện khả năng cứu hộ, nghiên cứu biển và “triển khai cơ sở phòng thủ cần thiết trên lãnh thổ là quyền tự vệ, phòng thủ của TQ, được luật quốc tế cho phép các nước có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ”.

Ở Tokyo, bà Bishop đã có cuộc nói chuyện với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, bàn cách kiềm chế hành động hung hăng của TQ trên Biển Đông.

Họ cũng đồng ý rằng TQ nên dùng ảnh hưởng của mình để ngăn chận hành vi “khiêu khích” của CHDCND Triều Tiên, tiếp sau việc Bình Nhưỡng gần đây liên tục thử nghiệm hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Việc Úc-Nhật đào sâu quan hệ chiến lược-an ninh càng làm tăng căng thẳng trước cuộc nói chuyện của hai vị Ngoại trưởng Úc-TQ.

Năm 2013, Úc từng phản đối việc Bắc Kinh lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông.

Nhưng quan hệ ngoại giao căng thẳng dần bị nhòa đi, hai bên đều dẹp bỏ bất đồng để có một thỏa thuận thương mại tự do song phương hồi năm 2014.

RELATED ARTICLES

Tin mới