Thursday, January 23, 2025
Trang chủNhìn ra thế giới5 lý do vì sao Bắc Triều Tiên lại là một đồng...

5 lý do vì sao Bắc Triều Tiên lại là một đồng minh tệ hại đối với TQ

Trong khi Bắc Triều Tiên và Trung Quốc duy trì mối quan hệ truyền thống tương đối thân mật, không phải mọi thứ giữa hai bên đều hài hòa.

Có chút ngạc nhiên là Bắc Triều Tiên chỉ dựa vào mỗi Trung Quốc. Từng ở trên bờ vực sụp đổ dưới bàn tay của quân đội Liên Hợp Quốc và Hàn Quốc, chế độ độc tài cha truyền con nối theo đường lối Stalin này đã được giải cứu nhờ sự can thiệp kịp thời của “đội chí nguyện quân” của chế độ cộng sản Trung Quốc do Mao chủ tịch mới thành lập.

Điều khó hiểu là làm cách nào mà Trung Quốc, một nửa thế kỷ sau chiến tranh Triều Tiên và nhiều thập kỷ sau khi tư tưởng tả khuynh cực tả được cho là đã nhường bước cho chủ nghĩa tư bản thị trường, vẫn chiếu cố hỗ trợ chế độ Bắc Hàn hung hăng đã bị quân sự hóa quá độ.

Nhà nước độc tài này, giống như sự tưởng tượng đen tối của George Orwell hơn là một quốc gia thực sự trong thế kỷ 21, nó chính là một thảm họa kinh tế và nhân đạo, và nó không chỉ làm cho các đối thủ chính ở Hàn Quốc và Hoa Kỳ đau đầu, mà cả với ân nhân Trung Quốc của nó.

Thử hạt nhân

Kể từ năm 2006, chế độ Bắc Triều Tiên đã tiến hành bốn vụ thử bom hạt nhân có công suất ngày càng lớn. Các vụ thử đã khiến cộng đồng quốc tế giận dữ, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nước mà Bắc Triều Tiên coi như quỷ dữ trong những tuyên truyền chính thức của họ. Trong vụ thử mới nhất thực hiện hồi tháng Giêng, chính quyền miền Bắc tuyên bố họ đã cho nổ một quả bom hydro.

Mặc cho việc khẳng định của chế độ về chế tạo một quả bom hydro ít nhiều đã được chứng minh là lời nói vô nghĩa, một thực tế là Bắc Triều Tiên liên tục dốc quá nhiều tài nguyên vào việc nâng cấp các hệ thống kho chứa và hệ thống chuyên chở hạt nhân của mình, điều đang làm Bắc Kinh cũng như Seoul và Tokyo lo ngại. Đối với Trung Quốc, vì những lý do kinh tế gần như đã ngừng can dự vào các quốc gia khác về mặt tư tưởng, việc kiểm soát “đứa em nhỏ” của họ trở nên ngày càng khó khăn khi chúng đã lớn.

Một rủi ro khác làm tất cả các bên liên quan lo ngại là điều gì sẽ xảy ra với kho vũ khí của Bắc Triều Tiên trong trường hợp xảy ra khủng hoảng chế độ hay sự nổi dậy của quần chúng ở đất nước vốn đã khánh kiệt này.

Một cuộc khủng hoảng người tị nạn (hay xấu hơn) rình rập sẽ xảy ra

Điều đáng quan ngại hơn cả vũ khí hạt nhân là cái gì có thể xảy ra nếu Bắc Triều Tiên, một đất nước nơi điện được phân phối theo kiểu “ten phiếu” và các con đường hầu như không có giao thông cơ giới, hoàn toàn không còn là một nhà nước. Cuộc hiến tranh hạt nhân cận kề, có thể hàng triệu người tị nạn sẽ tràn vào Trung Quốc.

Mặc dù là một trong những nước nghèo nhất và suy kiệt nhất trên trái đất, Bắc Triều Tiên dành ít nhất một phần năm GDP cho quân sự. Hơn một phần tư dân số hoặc trong quân đội hoặc trong thành phần của lực lượng dân quân.

 

Một cô gái mặc váy hanbok truyền thống đang đứng cạnh hàng rào quân sự nhìn về phía Bắc Triều Tiên tại công viên Imjingak, phía nam của đường phân định quân sự và khu phi quân sự (DMZ) chia cách Bắc và Nam Triều Tiên, ngày 19 tháng 2, 2015. (Ed Jones / AFP /Getty Images)

Một cô gái mặc váy hanbok truyền thống đang đứng cạnh hàng rào quân sự nhìn về phía Bắc Triều Tiên tại công viên Imjingak, phía nam của đường phân định quân sự và khu phi quân sự (DMZ) chia cách Bắc và Nam Triều Tiên, ngày 19 tháng 2, 2015. (Ed Jones / AFP /Getty Images)

Trong khi người Hàn Quốc thiểu số đã sống ở phía đông bắc Trung Quốc hàng trăm năm, nạn đói nghiêm trọng ở Bắc Triều Tiên trong những năm 1990 gây ra một dòng nhỏ người tị nạn đi về phía bắc vượt qua sông Áp-lục được canh giữ nghiêm ngặt ngăn cách Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nhà chức trách Trung Quốc đã lờ đi cuộc khủng hoảng nhân đạo này, đuổi bất cứ người Bắc Triều Tiên nào trở lại bên kia biên giới, nơi họ phải đối mặt với tra tấn hoặc hành hình.

Nền ngoại giao ‘Khó Nhằn’

Xét đến điểm Trung Quốc gần Bắc Triều Tiên nhất phải thành một đồng minh thực sự và rằng hầu hết các nguồn dự trữ dầu mỏ ít ỏi của họ đến từ sự gia ân của Bắc Kinh, chế độ này lại không phải là một con rối của Trung Quốc. Việc làm hớ hênh gần đây nhất giữa Trung Quốc – Triều Tiên là việc ban nhạc pop nữ Moranbong của Bắc Triều Tiên đột ngột về nước không một lời giải thích chỉ vài tiếng trước giờ biểu diễn tại một địa điểm ở Bắc Kinh. 

Các thành viên ban nhạc Moranbong của Bắc Triều Tiên rời khỏi khách sạn ở Bắc Kinh, ngày 11 tháng Mười hai. (STR / AFP / Getty Images)

Các thành viên ban nhạc Moranbong của Bắc Triều Tiên rời khỏi khách sạn ở Bắc Kinh, ngày 11 tháng Mười hai. (STR / AFP / Getty Images)

Sự cố kiểu Moranbong lỡ hẹn với khán giả Trung Quốc là việc không có gì mới.

Trong Chiến tranh Lạnh, người Bắc Triều Tiên dưới chế độ độc tài cộng sản đầu tiên Kim Il-sung qua lại giữa Liên Xô và Trung Quốc xin viện trợ. Sau đó, khi con trai của Kim Jong-il, lên cầm quyền, nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un đã khởi đầu sự nghiệp của mình bằng cách xử tử người chú quyền lực Jang Sung-taek. Theo một số nhà phân tích, Jang đã bị xử tử vì ủng hộ mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc và ủng hộ những cải cách kinh tế theo đường lối Trung Quốc.

Giết người, gây nhiễu tín hiệu, và những vi phạm xuyên biên giới khác.

Như vấn đề người tị nạn cho thấy, những gì xảy ra ở Bắc Triều Tiên không cứ luôn là chỉ xảy ra ở trong Bắc Triều Tiên. Việc gây nhiễu của Bắc Triều Tiên, mục đích là để kiểm soát thông tin liên lạc không dây giữa những người dân của Kim, xảy ra nhiều lần, lần gần đây nhất kết thúc hồi tháng 12 vừa qua, đã ảnh hưởng tới các điện thoại di động của Trung Quốc ở những thị trấn biên giới. Trong năm 2012, Bắc Triều Tiên thậm chí còn yêu cầu nhà chức trách Trung Quốc phải trả một khoản “phí bồi thường” 50 triệu đô la để dừng việc gây nhiễu.

Một người phụ nữ trò chuyện bằng điện thoại di động trước "Đài tưởng niệm Đảng sáng lập" tại Bình Nhưỡng, ngày 11 tháng Mười năm 2015. (Ed Jones / AFP / Getty Images)   

Một người phụ nữ trò chuyện bằng điện thoại di động trước “Đài tưởng niệm Đảng sáng lập” tại Bình Nhưỡng, ngày 11 tháng Mười năm 2015. (Ed Jones / AFP / Getty Images)

Ở Bắc Triều Tiên người ta đã biết về sự đói rách và túng thiếu của binh lính khi họ buộc phải ăn cắp hoặc ăn xin, nhưng trong những năm gần đây hành vi này đã tràn qua biên giới sang Trung Quốc. Tháng 1 vừa qua, nhà chức trách Trung Quốc đã phản đối khi một người lính Bắc Triều Tiên có hành vi trộm cắp ở Trung Quốc đã giết bốn người dân, trong đó có hai người thiểu số Hàn Quốc. Người lính đã bị cảnh sát và nhân viên quân sự bắn chết.

Khi người Bắc Triều Tiên chạy trốn nạn đói trong những năm 1990, họ đã nhận được sự thông cảm ở một số địa phương, thì hiện nay ấn tượng của người đông bắc Trung Quốc chủ yếu là tiêu cực. Trong những năm gần đây, Bắc Triều Tiên đã trở thành một nhà sản xuất chính thuốc methamphetamine, được đổ vào các thị trường quốc tế thông qua Trung Quốc.

Một lời nhắc nhở về quá khứ (và hiện tại) nhục nhã của Trung Quốc

 Ngay khi thành lập, Bắc Triều Tiên đã là một tạo vật bi thảm của chính sách đối ngoại sai lầm của Trung Quốc. Về ý thức hệ, Đảng Công nhân Triều Tiên độc tài toàn trị được xây dựng dựa trên cùng các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác mà Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tán thành và đi theo ở một mức độ nào đó.

Bắc Triều Tiên là một hình ảnh giống hệt Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, nhà độc tài với những chính sách đã giết chết hàng chục triệu người. Tất cả những vụ lạm dụng quyền con người – đàn áp về chính trị và tôn giáo, tẩy não, giết người, tra tấn, lao động nô lệ, sản xuất nạn đói – Bắc Triều Tiên được biết đến với những vi phạm đã hoặc vẫn đang xảy ra như ở Trung Quốc. Và cũng giống như Trung Quốc của Mao từng đe dọa khối xô viết trong Chiến tranh lạnh, Bắc Triều Tiên của Kim đã trở thành một sự xấu hổ lưu niên mà Trung Quốc không thể không làm gì mà phải chống đỡ vì sợ mất ổn định ở Đông Bắc Á.

Từ việc từ chối từ bỏ tư tưởng chiến tranh lạnh đến việc đe doạ bằng bom, chế độ Kim dường như đã dồn sự tồn tại tiếp tục của mình lên những mối nguy hiểm Trung Quốc đang phải đối mặt trong trường hợp họ không còn tồn tại. Ngay cả khi Trung Quốc có vẻ như ngày càng từ bỏ mô hình kinh tế và xã hội của chủ nghĩa Mác, Bắc Triều Tiên vẫn phủ bóng đen đáng kể lên Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới