Sunday, November 17, 2024
Trang chủThâm cung bí sửChút sự thật về ông Chu Ân Lai (Kỳ III)

Chút sự thật về ông Chu Ân Lai (Kỳ III)

Sau khi cuốn “Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai” của cựu Tổng biên tập tạp chí Open Magazine Thái Vinh Mai, được phát hành ngày 31-12-2015 ở Hongkong, nhưng bị cấm ở Trung Quốc, tờ Le Monde của Pháp đã có bài “Bí mật về giới tính của Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai”.

Kỳ III: Nhiều thông tin khác nhau

Được biết, để cho ra đời cuốn “Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai”, bà Thái Vinh Mai đã phải bỏ ra 3 năm để nghiên cứu cuốn nhật ký được viết vào năm 1918 của Thủ tướng Chu Ân Lai, khi đó là sinh viên 19 tuổi đang học tại Nhật Bản.

Theo suy luận của bà Thái Vinh Mai, định hướng giới tính của ông Chu Ân Lai có thể là lời giải thích tại sao Thủ tướng giữ khoảng cách với người vợ Đặng Dĩnh Siêu. Bởi năm 1925, gần tròn 5 năm không gặp nhau, nhưng họ chưa bao giờ thật sự sống cùng nhau, cho dù ông Chu Ân Lai gửi thư cầu hôn bà Đặng Dĩnh Siêu từ châu Âu.

Cựu Tổng biên tập tạp chí Open Magazine cho rằng, tình yêu thật sự của ông Chu Ân Lai đã dành cho Lý Phó Kinh, người bạn cùng phòng, nhưng sau đó được nhận vào học tại Đại học Hongkong.

Mãi tới năm 1921, mặc dù cả 2 chàng thanh niên này đều sang Anh, nhưng trong khi Lý Phó Kinh được nhận vào trường Đại học Manchester, ông Chu Ân Lai lại phải sang Pháp học vì không đủ kinh phí để trang trải việc học tập ở London. Và đây có thể là một cách giải thích tại sao quan hệ vợ chồng của Thủ tướng Chu Ân Lai lạnh nhạt.

Khi trả lời phỏng vấn tờ Le Monde, bà Thái Vinh Mai cho biết, không tìm cách hạ thấp những nhân vật được đề cập trong cuốn “Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai”, nhưng cựu Tổng biên tập tạp chí Open Magazine cho rằng, những gì tìm thấy trong quá trình nghiên cứu đã khiến bà phải nói lên sự thật.

Vì đời tư của các nhà lãnh đạo Trung Quốc là chủ đề bị cấm, hơn nữa Thủ tướng Chu Ân Lai là hình mẫu tại Trung Quốc, nên thông tin trong cuốn “Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai” của bà Thái Vinh Mai khiến người ta bị sốc, khó chịu.

Theo bài viết trên tờ Le Monde, ngày 20-3-1980, sau khi Đặng Tiểu Bình xem xong bản đề cương “Nghị quyết về những vấn đề lịch sử trong quá trình đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng đất nước” đã chia sẻ với các Ủy viên Bộ Chính trị về những sai lầm của Thủ tướng Chu Ân Lai trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa”.

Theo đó, trong thời kỳ đầu “Cách mạng Văn hóa”, ông Chu Ân Lai đã tiến cử ông Lâm Bưu làm Phó Chủ tịch đảng, sau đó là người kế nhiệm sự nghiệp của Chủ tịch Mao Trạch Đông.

Trong thời kỳ chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 9 (hạ tuần tháng 1-1969), Thủ tướng Chu Ân Lai từng đề tên Giang Thanh và Diệp Quần là Ủy viên Bộ Chính trị. Tới thời kỳ chuẩn bị Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 10 (hạ tuần tháng 8-1973), ông Chu Ân Lai lại đề xuất Giang Thanh là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Lâm Bưu làm Chủ tịch nước.

Ngoài ra, ông Chu Ân Lai còn phạm nhiều sai lầm trong các vấn đề liên quan tới Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Hạ Long, Đào Chú…

chut su that ve ong chu an lai ky iii
Chu Ân Lai Lưu Thiếu Kỳ

Bài báo cũng chia sẻ ý kiến của Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang và “lão thần” Trần Vân khi cả 2 người đều cho rằng, ông Chu Ân Lai phải chịu trách nhiệm lớn nhất trong việc phát động “Cách mạng Văn hóa”, không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh chính trị khi đó.

Ông Cao Văn Khiêm, chuyên gia nổi tiếng khi nghiên cứu về ông Chu Ân Lai cũng nhận định, Thủ tướng là người đã gọi Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ trong báo cáo là “Lưu tặc”, coi Chủ tịch Quốc hội Chu Đức không đáng tin cậy bởi “là quả bom hẹn giờ của đảng Cộng sản Trung Quốc”. Năm 1931, ông Chu Ân Lai là người gây ra vụ huyết án trong gia đình ông Cố Thuận Chương gồm hơn 30 người.

Năm 2007, bài báo “Những bằng chứng về ông Chu Ân Lai là người đồng tính” từng được nhiều người Trung Quốc chia sẻ trên mạng và cho rằng, cuối cùng bộ mặt thật của ông Chu Ân Lai cũng lộ ra.

Ngày 29-12-2015, bà Thái Vinh Mai cho biết, cuốn sách của mình sẽ gây nhiều tranh luận, vì những thông tin trong “Đời sống tình cảm bí mật của Chu Ân Lai” cung cấp những thông tin khiến bạn đọc có cái nhìn khác về Thủ tướng Chu Ân Lai.

Ngày 19-7-2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng thông báo, sẽ tiếp tục công bố trong tổng số 5.042 tài liệu mật mà nước này đang lưu giữ, bảo quản (từ 1945 đến 1955). Và trong số tài liệu này, dư luận đặc biệt chú ý tới vụ mưu sát Thủ tướng Chu Ân Lai.

Bởi 61 năm trước (từ 18 đến 24-4-1955), 29 lãnh đạo quốc gia Á-Phi đã tề tựu đông đủ để tham dự hội nghị Bandung lần đầu tiên và một âm mưu ám sát Thủ tướng Chu Ân Lai đã được hoạch định kỹ lưỡng.

Và tuy Thủ tướng Chu Ân Lai đã biết trước việc này (đột nhiên thay đổi kế hoạch để tiếp Thủ tướng Myanmar, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Ai Cập tại Côn Minh), nhưng chiếc máy bay “Công chúa Kashmir” vẫn bị nổ trên bầu trời của quần đảo Natura vào đêm 11-4-1955, khiến 8 nhân viên Trung Quốc và 3 phóng viên người nước ngoài thiệt mạng

RELATED ARTICLES

Tin mới