Tuy không bị đấu quyết liệt trong thời kỳ “Cách mạng Văn hóa” như các “trọng thần” khác, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai cũng từng bị “bè lũ 4 tên” mưu hại, suýt bị lật đổ và nếu không có sự can thiệp kịp thời của Chủ tịch Mao Trạch Đông, mưu đồ này đã thành công.
Kỳ V: Những sự trùng hợp kỳ lạ
Bởi Chủ tịch Mao Trạch Đông chỉ muốn “phê bình, nhắc nhở” ông Chu Ân Lai, còn lật đổ Thủ tướng thì quyết không được. Chủ tịch Mao Trạch Đông hiểu rằng, nếu Thủ tướng Chu Ân Lai không điều hành chính phủ, nền kinh tế, chính trị cũng như công tác thường nhật ở Trung Quốc sẽ trở nên hỗn loạn. Và nếu không có sự công khai can thiệp của Chủ tịch Mao Trạch Đông, vụ đấu tố ông Chu Ân Lai diễn ra trong 23 ngày (từ 17/11 đến 9/12/1973) sẽ dẫn tới sự ra đi của Thủ tướng.
Thủ tướng Chu Ân Lai là người có số thời gian ngồi trên xe ôtô nhiều nhất trong số lãnh đạo Trung Quốc của “thê đội một”. Và theo cuốn hồi ký của Đội trưởng đội vệ sĩ của Thủ tướng Chu Ân Lai do Nhà xuất bản Văn hiến Trung ương (Trung Quốc) xuất bản năm 2009, tác giả Thành Nguyên Công, cựu vệ sĩ của ông Chu Ân Lai đã tiết lộ về một sự kiện đáng ngờ xảy ra vào buổi chiều 15/6/1961. Khi đó, Thủ tướng Chu Ân Lai đi từ Tây Hoa Đình trong Trung Nam Hải đến Nhà khách Chính phủ Điếu Ngư Đài để dự một sự kiện ngoại giao quan trọng, thì một tai nạn giao thông suýt diễn ra, may lái xe kịp thời xử lý.
Và sau một thời gian tìm hiểu, nhiều người đã phát hiện ra sự trùng hợp kỳ lạ giữa Thủ tướng Chu Ân Lai và Tưởng Giới Thạch. Đó là đều mồ côi từ khi còn nhỏ (cùng quê gốc ở Chiết Giang); cùng học tại trường quân sự Hoàng Phố; thích viết nhật ký; coi trọng quan hệ với Nhật Bản; thích ăn mặc kiểu Tôn Trung Sơn; sống giản dị, ăn mặc chỉn chu; có một số lượng người ủng hộ lớn.
Cựu trưởng đội vệ sĩ của ông Chu Ân Lai, ông Thành Nguyên Công |
Nhiều người nói rằng, việc vợ Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Chu Sâm (tên thật là Văn Bội Khanh) trở thành “vật thế thân” cho ông Chu Ân Lai tại hội nghị ở Kuala Lumper chỉ là bất đắc dĩ, nhưng điều này đã giúp đảm bảo an toàn tính mạng của Thủ tướng Trung Quốc trước các âm mưu ám sát của Quốc dân Đảng và các thế lực thù địch lúc bấy giờ.
Theo những tài liệu được tiết lộ, để đảm bảo an toàn cho phái đoàn Trung Quốc tham dự hội nghị Bandung lần đầu tiên, Thủ tướng Chu Ân Lai đích thân điện cho Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia Hoàng Trấn – không mang xe từ Trung Quốc sang, đề nghị mua xe tại Indonesia, nhưng không được mua xe của Mỹ.
Sau khi ông Chu Ân Lai bước xuống máy bay, Hoàng Trấn cùng Dương Kỳ Thanh, Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc đã “kẹp” Thủ tướng ở giữa. Phu nhân đại sứ là Chu Sâm cùng các nhân viên khác trong Đại sứ quán tháp tùng xung quanh, tạo thành “bức tường người” vây kín Thủ tướng Chu Ân Lai. Các thành viên trong đoàn đại biểu tham dự hội nghị Bandung cùng đám phóng viên cũng tạo nên “bức tường người” bảo vệ ông Chu Ân Lai rời khỏi sân bay.
Theo bố trí ban đầu, chiếc xe thứ nhất gắn quốc kỳ Trung Quốc để Thủ tướng Chu Ân Lai ngồi, còn chiếc thứ hai chở vợ chồng Đại sứ Trung Quốc tại Indonesia, nhưng Hoàng Trấn cùng Dương Kỳ Thanh đã quyết định đảo lại vị trí này…
Chuyên cơ của TT Chu Ân Lai bị bỏ hoang |
Có một số tư liệu nói rằng, ông Chu Ân Lai đã thay mặt Bộ Chính trị hạ lệnh cấm bay trên toàn quốc, nên chiếc máy bay Trident số hiệu 256 chở Lâm Bưu và đồng bọn bỏ chạy mới bị rơi tại đồng cỏ gần Ondorchaan, Mông Cổ hôm 13/9/1971. Và đó là “sự kiện 13-9” gây chấn động Trung Quốc và thế giới một thời. Theo cuốn “Cambridge: Lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, xuất bản tại London (Anh), chiếc máy bay Trident số hiệu 256 chở Lâm Bưu và đồng bọn từng vòng lại bay về Sơn Hải Quan, nhưng phát hiện sân bay này đã đóng cửa theo chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai – không cho máy bay chở Lâm Bưu tiếp đất, buộc ông ta phải bay đi Liên Xô.
Từng có một sự kiện khiến “bè lũ 4 tên” ăn không ngon, ngủ không yên, đó là sau khi ông Chu Ân Lai qua đời, người ta thấy lưu truyền một văn kiện được cho là “Di chúc” của Thủ tướng. Riêng ở tỉnh An Huy, giới chức địa phương đã tịch thu tới 30.000 bản và tác giả của bản “Di chúc” này là Lý Quân Húc, một công nhân mới 23 tuổi ở Nhà máy chế tạo động cơ tàu thủy Hàng Châu. Có lẽ Lý Quân Húc cũng không thể ngờ rằng, chỉ chưa đầy 2 tháng, bản “Di chúc” của mình đã có mặt tại hơn 50% lãnh thổ Trung Quốc rộng 9,6 triệu km2. Điều khiến bản “Di chúc” của Lý Quân Húc thu hút được sự quan tâm đặc biệt của dư luận bởi nó chạm tới tâm tư, tình cảm của người dân khi đó.
Giới truyền thông từng đề cập tới chiếc chuyên cơ của Thủ tướng Chu Ân Lai mang kí hiệu 50050 của Hãng hàng không Trung Quốc bị bỏ hoang tại huyện Phì Đông, tỉnh An Huy. Đây là chiếc máy bay chở khách được nhập từ Anh hồi thập niên 1960 và sau khi được cải tiến, đã trở thành chuyên cơ của chính phủ Trung Quốc. Thủ tướng Chu Ân Lai từng đáp chiếc chuyên cơ này tới nhiều vùng miền ở Trung Quốc, cũng như tới hàng chục quốc gia khác.
Tới thập niên 1980, chiếc chuyên cơ này được bán cho một công ty vận tải hàng không Giang Tô để làm triển lãm. Ngày 7/10/2003, một người họ Trương tại thành phố Hợp Phì đã mua lại chiếc máy bay này, và cho chính phủ thuê lại để triển lãm.
Tới đầu năm 2010, chiếc chuyên cơ kể trên được vận chuyển tới một thôn của huyện Phì Đông để cải tạo thành “Viện bảo tàng chuyên cơ của Thủ tướng Chu Ân Lai”, nhưng không được chủ đầu tư quan tâm đúng mức nên bị biến thành một đống phế liệu cô độc giữa đồng ruộng.