Thursday, January 23, 2025
Trang chủQuân sựTQ âm mưu ngấm ngầm bành trướng quân sự ra thế giới

TQ âm mưu ngấm ngầm bành trướng quân sự ra thế giới

Ít ai biết quốc gia nhỏ bé Djibouti ở khu vực sừng Châu Phi lại là địa điểm đặt căn cứ quân sự của nhiều nước lớn. Giờ đây, quốc gia này sắp chào đón một vị khách mới: Trung Quốc.

“Bàn đạp” để Bắc Kinh tiến sang châu Phi và Trung Đông

Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc và Djibouti đã đạt thỏa thuận thiết lập một căn cứ hải quân ở thành phố Obock, phía bắc nước này, sau khi một căn cứ của Mỹ đã buộc phải rời khỏi đây vào tháng 8.

Để đưa 10.000 quân Trung Quốc đến Đông Phi, Bắc Kinh đã cam kết xây một tuyến đường sắt trị giá 3 tỷ USD nối Djibouti với thủ đô Addis Ababa của Ethiopia và đầu tư 400 triệu USD để mở rộng và hiện đại hóa một cảng biển của nước này.

Đây sẽ là căn cứ quân sự đầu tiên của Trung Quốc ở nước ngoài. Chính phủ Trung Quốc tuyên bố căn cứ này sẽ chỉ có chức năng làm trung tâm hậu cần.

Nghe thì có vẻ vô hại, nhưng địa điểm đặt căn cứ có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt: Phía nam kênh đào Suez, cửa ngõ của Biển Đỏ, đối diện với Vịnh Aden và bờ biển Somali.

Nói cách khác, bất cứ ai kiểm soát được vị trí chiến lược ở Djibouti sẽ kiểm soát được yết hầu của thương mại toàn cầu.

Ngoại trưởng Djibouti Mahamoud Ali Youssouf nói với báo chí: “Mục đích căn cứ của Trung Quốc là hỗ trợ các chiến dịch chống hải tặc, và trên tất cả là đảm bảo sự an toàn cho tàu thuyền Trung Quốc đi qua eo biển có tầm quan trọng đặc biệt với thương mại thế giới này.”

Căn cứ mới ở Djibouti có thể được xem là một phần trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng sang Châu Phi và Trung Đông của Trung Quốc.

Tháng 12 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã cam kết đầu tư 60 tỷ USD cho các đối tác của Bắc Kinh ở Châu Phi.

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của năm 2016, ông Tập đã chọn thăm Saudi Arabia, Ai Cập và Iran.

Trong nhiều năm qua, Saudi là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất cho Trung Quốc (đến gần đây vai trò này mới bị Nga thay thế), với kim ngạch thương mại song phương đạt 69.1 tỷ USD vào năm 2014.

Ngoài ra, Trung Quốc đã cho Ngân hàng Trung ương Ai Cập vay 1 tỷ USD để tăng cường dự trữ ngoại hối của nước này.

Tập Cận Bình còn là nguyên thủ quốc gia đầu tiên thăm Tehran sau khi lệnh trừng phạt lên Iran được dỡ bỏ và đã ký kết 17 thỏa thuận hợp tác với mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 600 tỷ USD trong thập kỷ tới.

Bên cạnh kinh tế, Bắc Kinh còn quan tâm đến các vấn đề địa chính trị của Trung Đông. Ông Tập tuyên bố ủng hộ nhà nước Palestine với Đông Jerusalem là thủ đô và đã đề nghị tham gia vào tiến trình hòa bình ở Afghanistan.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định quốc gia này “không bao giờ bỏ quên nghĩa vụ đóng góp cho hòa bình, phát triển ở Trung Đông và sẵn sàng chia sẻ hiểu biết của Trung Quốc để giải quyết các vấn đề khu vực.”


Ông Tập Cận Bình (trái) trong chuyến thăm bắc cầu với Trung Đông hồi tháng 1/2016. Ảnh: Getty Images

Ông Tập Cận Bình (trái) trong chuyến thăm “bắc cầu” với Trung Đông hồi tháng 1/2016. Ảnh: Getty Images

Chiến lược bành trướng trên đại dương

Việc Trung Quốc mở căn cứ quân sự ở Obock là một phần trong chiến lược bành trướng hải quân của Trung Quốc, được thúc đẩy bởi các tuyên bố phi pháp ở Biển Đông, tham vọng kiềm chế ảnh hưởng của Mỹ ở sân nhà và các khu vực mà Trung Quốc xem là quan trọng với an ninh quốc gia.

Vào ngày cuối cùng của năm 2015, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã tuyên bố tàu sân bay thứ hai của hải quân nước này đang được đóng ở Đại Liên, thành phố đông bắc Trung Quốc.

Tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh, đã được Trung Quốc mua lại từ Ukraine vào năm 1998. Tàu sân bay thứ hai sẽ được đóng hoàn toàn ở Trung Quốc mặc dù thiết kế của tàu là phiên bản sao chép của Liên Xô và được bổ sung các tính năng hiện đại.

Tàu này nhẹ hơn tàu Liêu Ninh nhưng có đường băng lớn hơn. Các phi công lái tiêm kích phản lực J-15 và thủy đoàn đang được huấn luyện trên tàu Liêu Ninh và quân đội Trung Quốc tuyên bố nước này đã có thể hạ cất cánh máy bay trên tàu.

Các tuyên bố hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông đã làm nhiều nước láng giềng lên tiếng phản đối và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực.

Từ tháng 7 đến tháng 9/2015, các tiêm kích của Nhật đã thực hiện 117 lần bay để ngăn chặn các cuộc xâm nhập của tiêm kích Trung Quốc trên vùng trời của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Đồng thời, Bắc Kinh đã ngông cuồng đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đảo nhân tạo trái phép ở Biển Đông nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền “đường chín đoạn” vô giá trị và đang vấp phải rắc rối pháp lý ở Tòa thường trực quốc tế The Hague (PCA).

Theo sau chiến dịch khẳng định quyền tự do hàng hải do tàu khu trục Mỹ USS Lassen tiến hành ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào cuối tháng 10/2015, Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã cảnh cáo người đồng cấp phía Mỹ John Richardson.

Ông Ngô hung hăng tuyên bố một va chạm nhỏ cũng có thể dẫn đến chiến tranh nếu Mỹ không dừng “các hành động khiêu khích.”

Hôm 30/1/2016, tàu khu trục USS Curtis Wilbur của Mỹ tiếp tục thực hiện chiến dịch tương tự ở khu vực đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Jeff Davis cho biết các chiến dịch này được tiến hành nhằm thách thức tuyên bố của Bắc Kinh, đòi hạn chế quyền tự do hàng hải của Mỹ và các nước khác.


Tàu USS Curtis Wilbur của Mỹ từng thực hiện hành động tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa tháng 1/2016. (Ảnh minh họa)

Tàu USS Curtis Wilbur của Mỹ từng thực hiện hành động tự do hàng hải ở quần đảo Hoàng Sa tháng 1/2016. (Ảnh minh họa)

Hồi giữa tháng 2, quân đội Trung Quốc bị phát hiện bố trí trái phép hệ thống tên lửa đất đối không HQ-9 và radar đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Để hiện thực hóa các tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình, Bắc Kinh đang ra sức mở rộng năng lực hải quân.

Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc cho biết nước này cần ít nhất ba tàu sân bay để luân phiên tuần tra, huấn luyện và bảo trì.

Tuy nhiên, các chuyên gia của Mỹ dự đoán tốc độ phát triển tàu sân bay của Trung Quốc sẽ nhanh hơn ước tính rất nhiều.

Theo chỉ thị của Quốc hội Mỹ, Lầu Năm Góc đã cho soạn thảo một báo cáo về chiến lược của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã công bố báo cáo này vào tháng 1 năm nay.

CSIS cảnh báo Biển Đông có nguy cơ trở thành “ao nhà” của Trung Quốc trước năm 2030 do có rất nhiều tàu sân bay Trung Quốc sẽ đi vào hoạt động ở thời điểm đó.


Ở khu vực biển Hoa Đông, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng nhiều lần ngăn chặn các máy bay Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Ở khu vực biển Hoa Đông, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản cũng nhiều lần ngăn chặn các máy bay Trung Quốc. (Ảnh minh họa)

Từ bành trướng quân sự đến tham vọng của Tập Cận Bình

Một căn cứ ở Djibouti hoặc bất cứ nơi nào khác chào đón Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ là cần thiết để Bắc Kinh thị uy sức mạnh bên ngoài khu vực của mình.

Thực chất, căn cứ của Trung Quốc ở Djibouti còn là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến “một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình.

Bề ngoài, dự án này có vẻ chỉ nhằm củng cố quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và nhiều đối tác thương mại. Nhưng nếu nhìn vào một loạt các cảng mà Trung Quốc đang xây hoặc có dự tính xây ở Sri Lanka, Pakistan, Bangladesh và Myanmar, sẽ thấy được tham vọng bành trướng quân sự của nước này.

Các chuyên gia cho rằng những cảng này nằm trong “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc, một mạng lưới các cơ sở hạ tầng nằm dọc theo các cứ điểm hàng hải và vị trí chiến lược quan trọng

Trung Quốc khẳng định nước này vẫn duy trì nguyên tắc không can thiệp trong chính sách đối ngoại nhưng khi quân đội Trung Quốc đặt chân lên Djibouti, rõ ràng là kế hoạch kinh tế “một vành đai, một con đường” có ẩn chứa tham vọng quân sự mạnh mẽ ở đằng sau.

Động thái xây căn cứ ở Djibouti sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm khi Trung Quốc muốn thống trị các tuyến đường biển toàn cầu, về cả kinh tế và quân sự.

Đối với hải quân Trung Quốc, điều này đánh dấu một chuyển biến quan trọng trong vai trò của nó. Hải quân không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, mà giờ đây còn là công cụ để Trung Quốc thể hiện sức mạnh trên toàn cầu.

RELATED ARTICLES

Tin mới