Trước sức ép từ người dân và các cơ quan liên quan đến gói 30.000 tỷ đồng sẽ chính thức dừng vào ngày 1/6/2016, Ngân hàng Nhà nước đã chính thức xin Chính phủ cho gia hạn giải ngân gói tín dụng này vào ngày 23/3/2016.
Khi biết thông tin trên, nhiều người tỏ ra hoang mang, lo lắng nếu các khoản tiền giải ngân sau ngày 1/6 sẽ phải chịu lãi suất thương mại thông thường thay vì ưu đãi 5%. Phát biểu trước các đại biểu Quốc hội, ông Nguyễn Thiện Nhân nhìn nhận gói 30.000 tỷ đã tạo điều kiện cho nhiều người dân có thu nhập thấp mua được nhà để ổn định cuộc sống.
Theo đó, tính đến ngày 10/3, các ngân hàng đã ký hợp đồng cam kết cho vay là 30.122 tỉ đồng đối với 46.246 khách hàng, giải ngân theo tiến độ 21.321 tỉ đồng, “tiêu thụ” được hơn 71% hạn mức được cấp.
Ngày 22/03 vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNH) đã gửi công văn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân tái cấp vốn để các khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay, mua, sửa nhà được hưởng lãi suất ưu đãi đến khi hết gói 30.000 tỷ đồng. Văn bản này không đề cập tới việc tiếp tục ưu đãi lãi suất cho các doanh nghiệp là chủ đầu tư – đối tượng cung cấp nhà ở.
“Tuy nhiên, nhiều người dân khi thực hiện ký hợp đồng tín dụng không hiểu rõ nội dung về thời hạn áp dụng lãi suất vay ưu đãi, mặt khác, một số ngân hàng chưa giải thích rõ về các điều khoản trong hợp đồng theo quy định, dẫn đến tình trạng người dân bất ngờ, lúng túng”.
Bộ Xây dựng cũng từng có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời gian giải ngân gói 30.000 tỷ cho đến khi hết tiền, thay vì dừng lại vào ngày 1/6 như Thông tư 11 quy định từ ban đầu. Theo số liệu của Bộ Xây dựng, đến hết năm 2015, gói tín dụng này mới giải ngân được 65%. Mặc dù, hiện NHNH vẫn chưa cập nhật số liệu cụ thể ở thời điểm hiện tại nhưng kể từ khi được đưa ra từ đầu năm 2013, giữa lúc thị trường bất động sản đang ở đáy của cuộc khủng hoảng kéo dài từ giữa năm 2011, sau 3 năm, gói 30.000 tỷ đồng liên tục phải điều chỉnh từ điều kiện, đối tượng vay vốn, lãi suất cho đến các thủ tục xác nhận.
Đồng quan điểm, Hiệp hội Bất động sản thành phố HCM cũng có văn bản gửi NHNN. Văn bản cho rằng thời hạn 36 tháng (từ 1/6/2013 đến hết ngày 31/5/2016) là do NHNN tự ấn định, vì Nghị quyết 02 ngày 7/1/2013 của Chính phủ không xuất hiện thời hạn này. Như vậy, người thu nhập thấp đô thị sẽ lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, không biết xoay sở như thế nào để có tiền mua nhà. Trong khi vay theo phương thức thương mại, người thu nhập thấp không có tài sản đảm bảo, Giả định được vay thương mại thì với lãi suất khoảng trên dưới 10%/ năm cũng là một gánh nặng.
Nếu vay ngoài xã hội hay vay tín dụng đen thì hệ quả khó lường. Do vậy, hiệp hội đề nghị NHNN cho phép ngân hàng thương mại được tiếp tục giải ngân các trường hợp đã ký hợp đồng vay gói tín dụng ưu đãi nhưng chưa được giải ngân, hoặc mới giải ngân một phần thì được giải ngân đến hết hợp đồng.
Trao đổi về vấn đề này, NHNN cho biết:“Khi ban hành chính sách, họ đã tính toán và cân nhắc kỹ thời gian hỗ trợ tái cấp vốn tối đa 36 tháng (chậm nhất 1/6/2016). Đến nay, qua thực tế triển khai cho thấy thời điểm thực hiện chương trình đã được tính toán phù hợp, đạt được các mục tiêu đã đề ra”.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tích cực triển khai chủ trương của Chính phủ tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP về quản lý và phát triển nhà ở xã hội để hỗ trợ vốn đối với những người dân chưa được vay vốn ưu đãi từ chương trình 30.000 tỷ đồng.