Friday, January 10, 2025
Trang chủĐiểm tin3 tháng nữa sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng

3 tháng nữa sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Thủ tướng

Dự kiến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Quốc hội khóa XIV sẽ họp kỳ đầu tiên và bầu lại Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021.

Trong bài phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành nhiều thời gian điểm lại hoạt động, nêu những ưu điểm, hạn chế của toàn khóa. 

Sự chia sẻ, tin tưởng của cử tri là phần thưởng cao quý nhất

Theo bà, 5 năm qua là một nhiệm kỳ hoạt động dân chủ, đoàn kết, trí tuệ, sôi động và đổi mới của các đại biểu Quốc hội khóa XIII. “Trong khoảng thời gian đó, chúng ta đã gắn bó với Nhân dân, trăn trở về những bức xúc trong cuộc sống của người dân; cố gắng sâu sát cơ sở, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri; chủ động, tích cực đề xuất giải pháp và tham gia quyết định nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước”, bà chia sẻ.

Bà khẳng định, sự ủng hộ, đồng tình, chia sẻ, tin tưởng của cử tri là phần thưởng cao quý nhất đối với người đại biểu Nhân dân. Nữ Chủ tịch Quốc hội gửi lời cảm ơn và chúc mừng các vị đại biểu Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành trách nhiệm.

“Tôi hy vọng rằng, dù tiếp tục tái cử hay đảm nhận nhiệm vụ khác, chúng ta luôn nhớ và tự hào về những năm tháng cùng nhau hoạt động ở Quốc hội và tiếp tục nỗ lực, tâm huyết đóng góp cho hoạt động của Quốc hội và công việc của đất nước”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắn nhủ.

Trước đó, trong phiên bế mạc sáng 12/4, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020; Nghị quyết về tổng kết công tác nhiệm kỳ 2011-2016.

Sau kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII (2011-2016), phần lớn trong số gần 500 đại biểu Quốc hội sẽ không ứng cử khóa tới.

Kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã có nhiều quyết định quan trọng về công tác nhân sự.

Qua đó, Quốc hội khóa XIII đã bầu và phê chuẩn các chức danh: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao, 3 phó Thủ tướng, 18 bộ trưởng và thành viên Chính phủ; Phó chủ tịch nước; 2 phó chủ tịch Quốc hội; Viện trưởng VKSND tối cao; 7 ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chủ tịch Hội đồng dân tộc, chủ nhiệm 5 Ủy ban của Quốc hội và Tổng kiểm toán Nhà nước; Phó chủ tịch và một số ủy viên Hội đồng Quốc phòng An ninh và Hội đồng Bầu cử Quốc gia.

3 thang nua se bau lai Chu tich nuoc, Thu tuong hinh anh 1
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII đã bầu ra nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân tuyên thệ sau khi nhậm chức. Ảnh: Ngọc Ý. 

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình lần đầu tuyên thệ trước Quốc hội.

Quốc hội cũng miễn nhiệm đối với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chánh án TAND cao Trương Hòa Bình cùng nhiều thành viên chủ chốt của Quốc hội, Chính phủ. 

Thông qua nhiều luật

Trong kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XIII (từ 21/3 đến 12/4), Quốc hội đã xem xét, thông qua nhiều dự án quan trọng như: Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi);

Luật dược (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế; Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi).

Đồng thời, Quốc hội cũng đã xem xét, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015, kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2016- 2020; quyết định kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.

Quốc hội đã xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011- 2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn thỏa thuận về việc cấp thị thực giữa Việt Nam- Hoa Kỳ;

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIII.

Sẽ bầu lại Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướngTrao đổi với báo chí, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho hay, đợt kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước tại kỳ họp 11 này là đợt bầu và phê chuẩn thuộc Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016). Dự kiến cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8, Quốc hội khóa XIV sẽ họp kỳ đầu tiên và công tác nhân sự khóa tới (2016-2021) lại bắt đầu, có nghĩa là Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao và toàn bộ các chức danh khác của Quốc hội, thành viên Chính phủ.“Đương nhiên, khi được bầu trong nhiệm kỳ mới, những người giữ chức vụ phải tuyên thệ theo quy định của Hiến pháp thì phải tuyên thệ” – ông Lưu khẳng định.

Tiểu sử thành viên Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Trong 5 phó thủ tướng có 3 người mới là ông Vương Đình Huệ, Trương Hòa Bình, Trịnh Đình Dũng. Thành viên Chính phủ trẻ nhất là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh

RELATED ARTICLES

Tin mới