Monday, November 18, 2024
Trang chủThâm cung bí sửThông điệp ngầm quyền lực ít ai chú ý phía sau các...

Thông điệp ngầm quyền lực ít ai chú ý phía sau các nguyên thủ QG

Những tác phẩm nghệ thuật được chọn “làm nền” cho các nguyên thủ quốc gia khi họ xuất hiện trước công chúng thường chứa thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ.

Một bức tranh hơn vạn lời nói

“Hãy quên những gì các nhà lãnh đạo nói đi. Nếu bạn muốn hiểu điều họ thực sự ám chỉ, hãy nhìn vào bức tranh xuất hiện đằng sau họ trong các cuộc họp báo hay hội nghị, hoặc khi họ dừng lại theo một cách rất tự nhiên ở hành lang để trả lời câu hỏi của phóng viên”.

Nhà phê bình nghệ thuật, sử gia người Mỹ Kelly Grovier bình luận, không khó để giải mã những thông điệp đầy tinh tế và không kém phần quyền lực này.

Bức ảnh chụp Tổng thống Pháp Francois Hollande hồi đầu năm nay tại Bảo tàng Louvre ở Paris là một ví dụ.

Đứng trước 2 bức chân dung toàn thân của danh hoạ người Hà Lan Rembrandt, Tổng thống Hollande muốn khẳng định rằng mình, đại diện cho nền văn hoá cộng đồng, đã chiến thắng giới thượng lưu trong việc bảo tồn, gìn giữ nghệ thuật.

Hai bức tranh nói trên từng thuộc sở hữu của tư nhân trong suốt 130 năm trước khi được Bảo tàng Louvre phối hợp cùng với Bảo tàng Rijks tại Amsterdam mua lại.


Tổng thống Pháp chụp ảnh trước 2 bức chân dung toàn thân của danh hoạ người Hà Lan Rembrandt

Tổng thống Pháp chụp ảnh trước 2 bức chân dung toàn thân của danh hoạ người Hà Lan Rembrandt

Cũng không khó hiểu khi Thủ tướng Đức Angela Merkel, hồi tháng 1/2016, được sắp xếp để đứng chụp ảnh trước bức tranh “Girls in the Field” (tạm dịch: Những cô gái trên cánh đồng), vẽ hai cô gái mặc những chiếc váy hoa sáng màu.

Bức tranh được bé gái 8 tuổi Nelly Toll vẽ năm 1943 tại một khu ổ chuột của người do Thái ở Ba Lan và sau đó được trưng bày tại cuộc triển lãm nghệ thuật lớn nhất về thảm họa diệt chủng Holocaust tại Berlin.

Trong bối cảnh châu Âu tăng cường chống chủ nghĩa bài Do Thái, bức ảnh bà Merkel đứng trước “lăng kính” trẻ thơ về một thế giới hoà bình, hơn nữa lại là một người sống sót trong thảm hoạ Holocaust, hùng hồn và thuyết phục hơn bất cứ bài phát biểu nào.

Cái bắt tay và nụ cười tươi của Merkel cùng tác giả của bức tranh – giờ đã 80 tuổi và là nghệ sĩ duy nhất có tác phẩm trưng bày vẫn còn sống, cũng phản ánh sự an vui của 2 nhân vật trong bức tranh đằng sau họ.


Bức ảnh chụp bà Merkel bắt tay Nelly Toll trước bức tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái có ý nghĩa hơn vạn lời nói.

Bức ảnh chụp bà Merkel bắt tay Nelly Toll trước bức tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái có ý nghĩa hơn vạn lời nói.

“Hãy nói nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy lớn”

Các nguyên thủ quốc gia chắc chắn đều nhận thức rõ các tín hiệu ngầm ẩn sau những thứ xung quanh.

Tuy nhiên, ông Grovier đánh giá nhóm làm hình ảnh cho Tổng thống Obama đã đạt tới “một tầm vóc khác”, còn bản thân ông này cũng là chuyên gia đầy kinh nghiệm trong nghệ thuật bố trí hình ảnh tại các sự kiện của mình.

Những người phản đối ông này tranh luận, hành động đó chẳng khác nào một tín hiệu gửi cho những kẻ Hồi giáo cực đoan rằng quyết tâm tiêu diệt khủng bố của nước Mỹ đã “tan tành mây khói”.

Trước những lời chỉ trích rằng bản thân quá yếu đuối, Tổng thống Obama đã quyết định tổ chức cuộc họp báo ngày 25/2/2016, tái khẳng định quyết tâm của mình.

Sự xuất hiện của bức chân dung đầy hùng dũng của Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt – người lãnh đạo đội kỵ binh huyền thoại giành chiến thắng trước các lãnh chúa Tây Ban Nha ở Cuba năm 1898, giúp Mỹ giành quyền kiểm soát vịnh Guantanamo – không chỉ là tình cờ.

Bằng cách đứng trước bức chân dung của một nhà lãnh đạo – anh hùng nước Mỹ, người nổi tiếng với câu nói “Hãy nói nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy lớn”, ông Obama hy vọng có thể nói với tất thảy công chúng rằng, ông là nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất nước Mỹ.


Tổng thống Obama trong cuộc họp báo khẳng định quyết tâm sẽ đóng cửa nhà tù Guatanamo.

Tổng thống Obama trong cuộc họp báo khẳng định quyết tâm sẽ đóng cửa nhà tù Guatanamo.

Tất nhiên, đội ngũ làm hình ảnh cho ông Obama không phải những người duy nhất hiểu được thứ quyền lực ẩn sau các tác phẩm nghệ thuật, giúp thúc đẩy chương trình nghị sự mà họ đang theo đuổi.

Tháng 2/2003, khi Mỹ đang kêu gọi LHQ cho phép tiến hành cuộc chiến tại Iraq nhằm lật đổ Saddam Hussein, giới chức nước này đã phải treo một tấm rèm màu xanh che đi tấm thảm thêu gần lối vào nơi cánh quay phim ghi hình các quan chức Ngoại giao Mỹ.

Lý do là bởi, tấm thảm thêu dài 3,4 mét này là một phiên bản của bức họa Guernica của danh họa Pablo Picasso – một tuyệt phẩm mang thông điệp chống chủ nghĩa phát xít, với những hình ảnh kinh hoàng về trận oanh tạc trên không năm 1937 tại thị trấn cổ Basque.

Bức tranh gốc vẽ trên vải canvas từng được trưng bày tại New York trong suốt thời gian diễn ra các cuộc biểu tình chống Chiến tranh Việt Nam cuối những năm 1960, đầu những năm 1970.

Tinh thần của bức vẽ từ lâu đã được nhiều người coi là đối lập với sự hung hăng trong chính sách ngoại giao của Mỹ, và vì vậy, Mỹ thừa hiểu rằng, sự xuất hiện của bức thảm thêu đó chẳng khác nào nói rằng Mỹ đang vận động hành lang cho một cuộc chiến tranh tàn bạo.

RELATED ARTICLES

Tin mới