Chỉ trong thời gian 3 tuần, đã có 4 vụ án gián điệp Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ. Đây không phải là những hoạt động gián điệp mạng tầm thường; Đó là những vụ án theo phong cách Chiến tranh lạnh, được thực hiện bởi những cá nhân, được cho là đã bị bắt quả tang hoạt động gián điệp vì lợi ích của một chế độ cộng sản.
Ba trong số các vụ án liên quan đến những người cố gắng ăn cắp công nghệ hạt nhân. Vụ án còn lại liên quan đến hành vi trộm cắp công nghệ tiên tiến cho các tàu ngầm không người lái.
Vụ án đầu tiên đã thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Ngày 8 tháng 4, quân đội Mỹ đã tổ chức phiên điều trần đầu tiên của vụ án về thiếu tá [hải quân] Edward Chieh-Liang Lin . Sĩ quan quân đội Mỹ và là người nhập cư Đài Loan này đã phục vụ [trong Hải quân Mỹ] như “một thủy thủ được tuyển dụng cho đào tạo về hạt nhân” và là một chuyên gia [giám sát các hoạt động thu thập] tín hiệu tình báo. Ông này bị cáo buộc là làm gián điệp cho Đài Loan và Trung Quốc đại lục.
Chỉ 5 ngày sau đó, một công dân Trung Quốc, Fuyi “Frank” Sun, 52 tuổi, đã bị bắt ở New York vì đã tìm cách có được ‘sợi carbon nhạy cảm’ được sử dụng trong các máy ly tâm hạt nhân. Ông Sun được cho là đã khai với các nhân viên mật vụ [Mỹ] rằng ông ta làm việc cho chương trình tên lửa của chế độ Trung Quốc và có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc.
Ngày hôm sau, vào ngày 14 tháng 4, một cá nhân khác cùng với một công ty điện hạt nhân Trung Quốc do nhà nước sở hữu, đã bị truy tố trong một vụ án âm mưu [làm gián điệp] ở Tennessee. Szuhsiung “Allen” Ho đã bị cáo buộc là đã hành động [gián điệp] cho công ty nhà nước, nhằm chuyển giao bất hợp pháp vật liệu hạt nhân sang Trung Quốc.
Tiếp theo, chỉ 7 ngày sau đó, vào ngày 21 tháng 4, Amin Yu , 53 tuổi, bị buộc tội ở Florida vì “hoạt động như một đặc vụ bất hợp pháp” cho Trung Quốc, và tìm cách ăn cắp công nghệ nhạy cảm, bao gồm những phương tiện dưới nước không người lái.
Nếu đảo lộn tình huống, có 4 điệp viên Mỹ bị bắt quả tang làm gián điệp tại một quốc gia nào khác, đặc biệt là nếu nó xảy ra chỉ trong có một vài tuần, thì đó sẽ là một vụ bê bối quốc tế. Nhưng với Trung Quốc, thế giới dường như đã quá quen thuộc với việc họ thực hiện các hoạt động gián điệp một cách trơ tráo và vô liêm sỉ.
Trong thực tế, chỉ có 2 trong số các vụ án được đăng tải rộng rãi bởi các hãng tin của Mỹ.
Thực tế không may là có rất nhiều trường hợp, các hoạt động gián điệp của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ – sử dụng cả tấn công mạng và đặc vụ – rằng cả hai hình thức đó đều hòa lẫn, rất khó phân biệt.
Hoạt động gián điệp của Trung Quốc đã trở thành câu chuyện “chó cắn người” [chuyện thường ngày ở huyện] khi mà nó đã trở nên quá phổ biến đến mức mọi người đã đánh mất khả năng ghê tởm, căm phẫn của mình. Người ta không còn ngạc nhiên bởi các vụ án, và rất nhiều các hãng tin dường như đã đánh giá quá thấp các vụ án này.
Nhưng tầm quan trọng của những vụ án này là không kém ý nghĩa hơn so với những gì trong Chiến tranh Lạnh, và tần suất các vụ gián điệp xuất phát từ Trung Quốc, là không khác nhau nhiều [so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh].
Thực tế là trong khi việc Trung Quốc sử dụng những cuộc tấn công mạng cho hoạt động gián điệp đã bị chú ý nhiều nhất, thì Trung Quốc cũng sử dụng một mạng lưới rộng lớn các hoạt động gián điệp truyền thống – cả hai hệ thống gián điệp này cùng thường xuyên phối hợp với nhau.
Hai tổng cục quan trọng của quân đội Trung Quốc thực hiện kiểu hoạt động gián điệp này được giám sát bởi Bộ tổng Tham mưu [của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc]. Các cuộc tấn công mạng được quản lý bởi Tổng cục III, xử lý tín những hiệu tình báo (SIGINT); trong khi các hoạt động tình báo về con người (HUMINT) được thực hiện bởi Tổng cục II.
Epoch Times đã đưa tin trước đây rằng chính quyền Trung Quốc có khoảng từ 250.000 đến 300.000 quân lính thuộc Tổng cục III, làm việc cho các hoạt động gián điệp mạng. Tổng cục II của Quân đội Trung Quốc có khoảng từ 30.000 đến 50.000 điệp viên, làm việc cho các hoạt động tay trong, nằm vùng.
Quân đội Trung Quốc cũng đang điều hành hơn 3.200 công ty vỏ bọc, hoạt động tại Hoa Kỳ, chuyên trộm cắp [thông tin kinh tế]. Thông tin trên được tiết lộ bởi cựu phó giám đốc phản gián của FBI, trong một báo cáo năm 2010 từ Cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng Hoa Kỳ
Khi xem xét những con số này, điều quan trọng là chỉ ra rằng mặc dù những trường hợp hoạt động gián điệp của Trung Quốc (cả SIGINT và HUMINT) thường xuyên bị phơi bày, những vụ bị đưa ra ánh sáng chỉ là một giọt nước trong đại dương nếu so sánh với một bức tranh rộng lớn hơn về những gì đang diễn ra.
Ngoài ra còn có rất nhiều sự chồng chéo giữa việc sử dụng các cuộc tấn công mạng và sử dụng các đặc vụ Trung Quốc. Những nguồn tin nói với Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn trước đó rằng thậm chí đôi khi những gián điệp mạng Trung Quốc sẽ tung ra những tấn công mạng để che đậy giấu vết của những điệp viên làm việc như những nội gián trong các cơ quan của chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ.
Lý do sử dụng những đặc vụ đã được giải thích trong một cuộc phỏng vấn trước đó với ông Jarrett Kolthoff, chủ tịch công ty phản gián mạng SpearTip, và là cựu đặc vụ trong cơ quan phản gián của Quân đội Mỹ.
Ông Kolthoff nói với Epoch Times rằng các điệp viên Trung Quốc quan tâm “đầu tiên là số lượng, sau mới đến chất lượng”, và thường đánh cắp tất cả mọi thứ mà họ có thể. Ông Kolthoff nói rằng Trung Quốc tìm kiếm mọi cách tiếp cận có hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu này, và họ “quyết định rằng sẽ dễ dàng hơn để có được những thông tin thông qua một người nội bộ xấu xa hoặc một người nội gián, đang làm việc cho một người nào khác”.
Ông Kolthoff nói rằng trong khi các điệp viên nội gián hành động, các gián điệp mạng sau đó sẽ tiến hành các cuộc tấn công mạng như một thủ đoạn lừa bịp, khiến cho nó trông như thể thông tin đã bị lấy cắp thông qua các cuộc tấn công mạng, chứ không phải bởi một kẻ nội gián. Điều này ngăn cản công ty hoặc cơ quan [an ninh] tìm kiếm các điệp viên nội gián, và ông Kolthoff lưu ý rằng “nó rất, rất hiệu quả”.