Tương lai của máy bay tiêm kích tàu sân bay J-15 của Trung Quốc rất đáng lo ngại. Quân đội nước này buộc phải cải tiến chúng, nếu không thì phải tìm kiếm một loại khác để thay thế.
Mặc dù Trung Quốc gần đây tung một loạt ảnh chiến đấu cơ trên tàu J-15 tiến hành huấn luyện treo đạn dược trên tàu sân bay Liêu Ninh, nhưng Tạp chí Kanwa của Canada cho rằng, J-15 phục vụ đến nay đã được 4 năm, vẫn chưa bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Cho đến nay Trung Quốc mới sản xuất khoảng 16 máy bay chiến đấu J-15, căn cứ vào số lượng và sản xuất cũng như tình trạng huấn luyện hiện nay của J-15 có thể thấy được 5 đến 10 năm nữa, nước này không có đủ số lượng phi công tàu sân bay.
Báo cáo này cũng chỉ ra, chiến đấu cơ J-15 tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật, ngay cả khi phục vụ thì tỷ lệ hoạt động tốt cũng rất thấp, máy bay liên tục xảy ra sự cố, thậm chí vấn đề xuất hiện còn nhiều hơn so với J-11B của nước này.
Được biết J-15 sau khi được triển khai trên tàu Liêu Ninh, cho đến nay vẫn chưa tiến hành thử nghiệm sửa chữa trên tàu.
Tiêm kích J-16 trên tàu sân bay Trung Quốc.
Theo Kanwa, tương lai của J-15 rất đáng lo ngại, Trung Quốc rất có thể tìm kiếm một loại chiến đấu cơ thay thế khác, giống như khi nghiên cứu J-7III thất bại, do đó nước này đã phải nhập khẩu khẩn cấp Su-27SK. Nhận xét này thật phũ phàng.
Mà chiến đấu cơ thay thế của máy bay trên tàu J-15 chỉ có 2 lựa chọn là MiG-29 và J-31, tuy nhiên MiG-29 khó có thể nhận được sự đồng ý của Nga, còn phiên bản trên tàu của J-31 có thể phải đợi đến 10 – 15 năm nữa.
Vì vậy việc tiếp tục nâng cấp J-15 trở thành lựa chọn duy nhất hiện nay của Hải quân Trung Quốc, mà phương án nâng cấp khả thi nhất chính là cầu cứu Công ty Sukhoi của Nga.
Mặc dù việc quay lại tìm Nga là thừa nhận quá trình phát triển J-15 (phiên bản sao chép Su-33 của Nga) của Trung Quốc đã thất bại, nhưng căn cứ vào mối quan hệ Trung – Nga hiện nay, nước này chỉ cần có tiền là sẽ cung cấp bản vẽ thiết kế Su-33 cho Trung Quốc.
Trực thăng Z-9.
Ngoài ra, tạp chí Kanwa cũng cho biết thêm, trái ngược với sự thất bại của chiến đấu sao chép này, công trình đảo ngược trên trực thăng của quân đội Trung Quốc tương đối thành công.
Ảnh huấn luyện trên tàu sân bay Liêu Ninh lần này cho thấy, trực thăng Z-9 mà nước này sao chép trực thăng Dauphin của Pháp cũng xuất hiện trong ảnh.