Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ quân sự Nga _ Trung

Quan hệ quân sự Nga _ Trung

Mặc dù có rất nhiều tín hiệu cho thấy quan hệ Nga – Trung đang ngày một gần gũi hơn, song những người có quan điểm bi quan cho rằng Moskva và Bắc Kinh vẫn bị cản trở và chưa thể qua khỏi sự hợp tác một cách “thờ ơ”.

Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Lịch sử rắc rối thời Chiến tranh lạnh, sự bất đồng về văn hóa, cạnh tranh địa, chính trị, sự bất cân bằng về kinh tế và nhân khẩu học và thậm chí sự coi thường theo bản năng được cho là tổng hợp vô số các lý do tại sao Trung Quốc và Nga không thể hòa hợp, chưa kể đến việc cùng nhau tham gia phối hợp chiến lược.

Tuy nhiên, cán cân quyền lực đang thay đổi nhanh chóng ở phía Tây Thái Bình Dương (chưa để đến 30 năm ổn định quan hệ song phương) gây hiểu sai về mối quan hệ này.

Các vũ khí trong chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (còn gọi là A2/AD) của Trung Quốc trong thập niên hiện tại và tiếp theo là các biến thể phức tạp của máy bay đánh chặn Flanker và chiến đấu cơ mà Bắc Kinh đã mua và triển khai hàng trăm chiếc.

Hiện tại, các chiến đấu có J-11, J-15 và J-16 của Trung Quốc đều là các bản sao chép biến thể các thiết kế thành công của Nga. Trung Quốc cũng vừa ký hợp đồng mua hàng chục chiến đấu cơ Su-35 từ Moskva.

Một ví dụ khác đó là các tên lửa chốnghạm siêu thanh YJ-12 và YJ-18 đang được triển khai lần đầu tiên. Cả hai vũ khí này đều là các sản phẩm Trung Quốc sao chép từ tên lửa của Nga. Đó là chưa kể đến công nghệ tàu ngầm và hệ thống phòng không. Kể từ đầu những năm 1990, các nguồn lực của Bắc Kinh đã giúp Trung Quốc có bước nhảy vọt ngoạn mục trong lĩnh vực vũ khí tiên tiến.

Cùng thời điểm các diễn biến nói trên mở ra các lợi ích chiến lược trong hai thập kỷ qua, một chương trình hợp tác quân sự mang tính tham vọng hơn hiện đang được triển khai. Cụ thể, cuộc tập trận hải quân chung với quy mô chưa từng có và ngày một tăng lên trong năm 2014 và 2015 cho thấy mức độ nghiêm túc của hai nước.

Cuộc tập trận tháng 5/2014 trên biển Hoa Đông có sự tham gia của 14 tàu và 2 tàu ngầm. Đây là lần đầu tiên cuộc tập trận hải quân Nga-Trung bao gồm cuộc diễn tập “đối đầu” giữa các tàu ngầm và các tàu trên bề mặt. Điểm nhấn khác của cuộc tập trận hải quân này là sự tập trung vào học thuyết tấn công “vượt đường chân trời” của Hải quân Nga “như là các chiến thuật hiệu quả nhất chống lại các hạm đội tàu sân bay Mỹ”.

Một năm sau đó, 9 tàu chiến đã tham gia và cuộc tập trận hải quân chung khác giữa Nga và Trung Quốc. Điều khiến nhiều người bất ngờ đó là cuộc tập trận này diễn ra ở Biển Đen – khu vực căng thẳng quân sự kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bắt đầu hồi cuối năm 2013.

Đặc biệt, bài miêu tả trên tạp chí “Shipborne Weapony” về cuộc tập trận trên Biển Đen cho thấy cuộc tập trận này cũng bao gồm thành tố tác chiến chống ngầm (ASW), cũng như nỗ lực để phát triển hình ảnh hoạt động chung (COP) để hai hạm đội hoạt động cùng nhau.

Tuy nhiên, một cuộc tập trận hải quân chung Nga – Trung vẫn là chưa đủ, và một cuộc tập trận với quy mô lớn hơn đã diễn ra trên biển Nhật Bản trong tháng 8/2015. Cuộc diễn tập đó có sự tham gia của 23 tàu hải giám, 2 tàu ngầm, 15 máy bay cánh cố định, 8 máy bay trực thăng cũng như lực lượng không quân và hải quân, cấu thành cuộc tập trận hải quân chung lớn nhất từ trước đến nay giữa Trung Quốc và Nga. Cuộc tập trận này, diễn ra ngoài khơi Vladivostok, giải quyết nhiều mục tiêu, không chỉ bao gồm ASW mà còn các biện pháp chống mìn và tấn công đổ bộ.

Theo một bài báo khác trên tạp chí Shipborne Weaponry, các cuộc tập trận mô phỏng của hải quân Nga – Trung đã phát triển từ các cuộc diễn tập trao đổi thông tin đơn thuần lên chia sẻ thông tin tình báo có giới hạn và lên chuyển giao dữ liệu radar và sonar. Tác giả bài báo nhận thấy “sự hợp tác (hải quân) ngày một gần gũi hơn” và mức độ ngày càng tăng của “chủ nghĩa hiện thực chiến đấu”. Với 7 tàu hải giám tham gia tập trận, trong đó có 2 tàu tấn công đổ bộ loại 071 mới, cam kết của Bắc Kinh đối với hoạt động chung này là không còn nghi ngờ.

Tuy nhiên, điểm mới duy nhất trong cuộc tập trận này là sự tham gia của nhiều máy bay Trung Quốc bay từ nước này sang Nga, gồm các chiến đấu cơ J-10 và J-7, và thậm chí máy bay cảnh báo sớm KJ-200 của Lực lượng không quân Trung Quốc. Việc triển khai nền tảng vô cùng giá trị trong cuộc tập trận này thực sự truyền tải thông điệp rằng Trung Quốc và Nga đang tìm kiếm đưa quan hệ quân sự lên tầm cao mới.

Thật nực cười rằng cuối những năm 1950, khi kết thúc “kỷ nguyên vàng” của hợp tác chiến lược Trung Quốc – Liên Xô, vấn đề hợp tấc hải quân, đặc biệt là việc yêu cầu máy phát tín hiệu tàu ngầm của Liên Xô được đặt ở Đông Bắc Trung Quốc, là điểm chính trong mối nghi ngờ của hai nước.

Hiện nay, hợp tác hải quân dường như là một khía cạnh ngày một tích cực trong việc phát triển quan hệ giữa “gấu panda” và “gấu Bắc cực”. Tất nhiên, vẫn còn nhiều lĩnh vực hợp tác hải quân mà Moskva và Bắc Kinh chưa khảo sát. Ví dụ như tàu ngầm hạt nhân không hề được nhắc tới trong các cuộc tập trận nói trên. Tuy nhiên, việc Mỹ theo đuổi các chính sách khiến các nước lớn ở châu Á và châu Âu tiến tới liên minh quân sự dường như đang đi ngược với lợi ích quốc gia Mỹ.

RELATED ARTICLES

Tin mới