Saturday, November 16, 2024
Trang chủĐiểm tinNga bồi thêm cú tát vào mặt phương Tây

Nga bồi thêm cú tát vào mặt phương Tây

Dàn nhạc giao hưởng Nga hiện diện ngay tại sân khấu nơi từng diễn ra các vụ hành quyết ở Syria là cú tát đối với phương Tây.

Dàn nhạc Nga biểu diễn tại Palmyra

Phản ứng bất ngờ của Mỹ

Ngày 5/5, Nga đã tổ chức sự kiện gây tiếng vang lớn tại Syria. Nga đưa nguyên một giàn nhạc giao hưởng của Nhà hát Marinsky tới biểu diễn ở thành phố cổ Palmyra, nơi mới được giải phóng cách đây không lâu khỏi tay tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Buổi biểu diễn của dàn nhạc dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng nổi tiếng thế giới Valery Gergiev đã ngay lập tức gây “bão” đối với truyền thông phương Tây.

Có thể coi đây là một cái tát bồi mà người Nga dù vô tình hay cố ý đã tung ra đối với các nước vẫn lớn tiếng thể hiện “thiện chí” của mình trong cuộc chiến chống IS hay giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Báo chí, thậm chí những quan chức cấp cao của phương Tây, dù đưa ra những bình luận nhằm tiếp tục hạ thấp uy tín của Nga, song không thể phủ nhận vai trò của Nga tại Syria. Nhưng đáng chú ý, phía Mỹ lại có những phản ứng rất tích cực.

Tờ New York Times của Mỹ đã cho đăng tải video về buổi biểu diễn của dàn nhạc Nga tại Palmyra kèm bài bình luận dài. Theo tờ báo Mỹ, đây là tín hiệu cho thấy sự hiện diện của Nga ở Syria mang tới hi vọng và sự ổn định.

New York Times nhấn mạnh những nhạc công người Nga đã chơi nhạc ngay tại nhà hát, nơi cách đây không lâu được các tay súng sử dụng làm nơi hành quyết. Tờ báo viết: “Sự tương phản này là cần thiết để nhấn mạnh vai trò của Nga vốn giúp các lực lượng Syria giải phóng Palmyra khỏi tay những kẻ cuồng tín, đấu tranh cho văn minh chống lại sự tàn bạo”.

Nga boi them cu tat vao mat phuong Tay
Những gương mặt trẻ em tại buổi hòa nhạc ở Palmyra

Báo Mỹ còn dẫn lời Tổng thống Nga Putin nói rằng sự kiện hòa nhạc này là để tưởng nhớ những nạn nhân của khủng bố và là dấu hiệu của hi vọng không chỉ cho sự hồi sinh Palmyra, một di sản của toàn nhân loại, mà còn là cho sự giải thoát nền văn minh hiện đại khỏi cái ác, khỏi chủ nghĩa khủng bố.

Tờ Washington Post của Mỹ cũng bày tỏ “khâm phục” khi đưa tin dàn nhạc của Nga đã biểu diễn ngay tại một nhà hát cổ theo phong cách La Mã, nơi mà chỉ vài tháng trước, các tay súng IS thực hiện các vụ hành quyết hàng loạt.

Bộ Ngoại giao Mỹ cũng ra tuyên bố tích cực về sự kiện này. Người phát ngôn Bộ này Mark Toner nói: “Chúng tôi không bao giờ lên án một buổi hòa nhạc tại một thành phố bị chiến tranh tàn phá. Điều đó thật tuyệt vời, thật tốt”.

Trong khi đó, tổ chức UNESCO đã gọi buổi biểu diễn của dàn nhạc Nga tại Palmyra sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với nền văn hóa thế giới, đóng góp vào việc giữ gìn di sản văn hóa ở Syria vốn là của cải của toàn nhân loại.

Sự lạc lõng hay cay cú

Tuy nhiên, cũng có quốc gia phương Tây đã phản ứng tiêu cực với buổi hòa nhạc của Nga ở Syria. Điển hình nhất là những phát ngôn của Ngoại trưởng Anh Philip Hammond khi ông này cho rằng sự kiện là một “nỗ lực vô vị của Nga nhằm thu hút sự chú ý khỏi những thảm kịch đang tiếp diễn đối với hàng triệu người dân Syria”.

Ngoại trưởng Anh thậm chí còn cố gắng kết nối buổi hòa nhạc này với một cuộc không kích vào trại tị nạn ở phía Bắc Syria khiến ít nhất 28 người thiệt mạng. Không quên cáo buộc thủ phạm là lực lượng Syria, ông Hammond cũng ám chỉ tới Nga khi nói: “Điều đó cho thấy không còn cái đáy nào để chế độ này rơi xuống được nữa. Đã qua rồi cái thời dành cho tất cả những ai có ảnh hưởng tới Assad”.

Nga boi them cu tat vao mat phuong Tay
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond

Cùng giọng với Ngoại trưởng Anh, tờ The Economist cũng cố gắng “dìm hàng” sự kiện này. Theo đó, đây là một nỗ lực của Nga nhằm thể hiện vai trò ở Syria nhưng đã không gây ấn tượng đối với phương Tây. Ví dụ được đưa ra là đã không có bất kỳ chính trị gia phương Tây nào nhận lời mời tới Palmyra.

Theo The Economist, Nga đã cố tạo ấn tượng khi đưa tới Palmyra một trong những dàn nhạc giao hưởng tốt nhất của mình. Bộ Quốc phòng Nga cũng mời hơn 100 nhà báo trên khắp thế giới tham gia sự kiện.

Theo tờ báo này, cái mà người Nga muốn trình diễn cho các nhà báo là căn cứ quân sự với nhiều máy bay, một thành phố nhỏ của Syria nơi đã diễn ra lễ ký thỏa thuận ngừng bắn dưới sự ủng hộ của Nga, những người Syria bị đói nhưng được Nga viện trợ nhân đạo và đặc biệt là những đống đổ nát của Palmyra – thành phố vừa được giải phóng nhờ sự yểm trợ của không quân Nga.

Nga boi them cu tat vao mat phuong Tay
Máy bay chiến đấu Nga tại Syria

Theo The Economist, buổi trình diễn khiến “có lẽ khiến không một khán giả nào có thể kiềm chế được cái cười nhếch mép” bởi các nhạc công ngồi ngay tại sân khấu nơi từng diễn ra các vụ hành quyết. Báo này còn “moi móc” khi cho biết nghệ sĩ violoncelle Sergei Roldugin của dàn nhạc là bạn thân của Tổng thống Putin và cũng là người có tên trong “Hồ sơ Panama”.

Đáp lại những bình luận kiểu này, tờ Quan điểm của Nga đã dẫn ngay một đoạn đăng tải trên tờ New York Times cho biết “người Nga từ lâu đã có truyền thống sử dụng âm nhạc cổ điển để nâng cao đời sống tin thần ngay trong thời chiến”. Đó chính là sự kiện hồi năm 1942, khi xảy ra cuộc bao vây Leningrad (nay là St. Peterburgs). Các nhạc công dù đói khát vẫn chơi bản giao hưởng số 7 của Dmitry Shostakovich.

RELATED ARTICLES

Tin mới