Sunday, January 12, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLàm gì trước âm mưu thống trị trên biển của TQ? (Kỳ...

Làm gì trước âm mưu thống trị trên biển của TQ? (Kỳ 2)

Trong một tình thế đang xấu đi này, Mỹ phải thể hiện khả năng lãnh đạo.

Điều Mỹ nên làm

Để khuyến khích các nhà nước trong khu vực thể hiện rõ với Bắc Kinh rằng, cách tiếp cận gia tăng sức mạnh của nước này là phản tác dụng, một loạt phản ứng kiên định và mạnh mẽ hơn của Mỹ là điều cần thiết.

Triển khai các tàu của lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ tới Tây Thái Bình Dương.

Một điều rõ ràng là Trung Quốc đã xử lý thành công nhận thức của công chúng về tình hình, đặt các đối thủ của mình vào một tình thế khó khăn khi dựa vào các tàu bảo vệ bờ biển để khẳng định các quyền của mình, qua đó khẳng định rằng Trung Quốc không quân sự hóa tình hình. Washington không thể từ bỏ chiến trường công luận. Các con tàu “thân trắng” của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ có thể và nên đóng một vai trò trung tâm. Cho neo đậu 1 hoặc 2 tàu bảo vệ bờ biển Mỹ, chẳng hạn như Sasebo (Nhật Bản) hoặc bên cạnh các tàu chiến đấu ven biển tại Singapore, sẽ cho phép Mỹ thường xuyên can dự với các nhà nước trong khu vực thông qua các hoạt động thực thi pháp luật dân sự chung, trong khi cũng cho phép thực hiện FONOP thông qua các tàu của Chính phủ Mỹ (không phải tàu quân sự).

Tạo điều kiện cho nhận thức khu vực biển.

Việc Trung Quốc triển khai các SAM và các hoạt động xây dựng đảo của nước này thường được coi như là một sự ngạc nhiên đối với các nhà nước trong khu vực, vốn gặp khó khăn trong việc giám sát các vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn và đường bờ biển kéo dài hàng nghìn dặm của họ. Khi Mỹ thay thế P-3 Orion, máy bay tuần tra trên biển cũ của nước này, bằng máy bay P-8 Poseidon hiện đại hơn, nước này nên xem xét bán hoặc chuyển giao các máy bay này cho các nhà nước trong khu vực mà có thể sử dụng khả năng hoạt động lâu của chúng để giám sát nhiều vùng biển hơn. Một hành động thậm chí còn hữu ích hơn là giúp các nhà nước trong khu vực có được các vệ tinh cơ bản để duy trì năng lực quan sát liên tục trên không. Việt Nam đã ký kết hợp đồng với Nhật Bản mua một vệ tinh radar được trang bị radar có khẩu độ tổng hợp. Mỹ không nên để ITAR (Quy chế buôn bán vũ khí quốc tế) cản trở thương vụ này.

Mở rộng hợp tác với các nước trong khu vực.

Vấn đề ITAR chỉ ra một vấn đề lớn hơn, đó là một số chướng ngại pháp lý hiện đang cản trở các quan hệ gần gũi hơn. Vẫn còn những hạn chế cho tương tác của Mỹ với Việt Nam và Thái Lan, do tình hình chính trị trong nước của các nước này. Mỹ nên trung thành với các nguyên tắc của mình, bao gồm sự hỗ trợ nhân quyền. Nhưng nước này hẳn cũng có thể hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của mình, bao gồm việc duy trì ổn định khu vực tại một khu vực then chốt trên thế giới. Lôgíc tương tự mà cho phép các hành động từ chối trong giao thiệp với Ai Cập và dẫn tới các cơ hội với Iran nên được áp dụng với các đồng minh của Mỹ như Thái Lan và các đối tác mới nổi như Việt Nam.

lam gi truoc am muu thong tri tren bien cua trung quoc ky 2
Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy có thể Trung Quốc cài đặt một hệ thống radar tần số cao trong quần đảo Trường Sa để làm tăng khả năng kiểm soát Biển Đông đang tranh chấp

Duy trì một sự hiện diện mạnh mẽ

Thực tế Mỹ đình chỉ FONOP quanh quần đảo Trường Sa trong 3 năm, ngay cả khi Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo với tốc độ rất nhanh, là điều không thể giải thích được. Đáng ra từ lâu Mỹ đã cần phải đưa FONOP thành một thành phần mang tính đều đặn hơn nhiều trong các hoạt động tác chiến của mình – và gia tăng sự hiện diện chung của các lực lượng Mỹ – trong khu vực. Từ việc quấy nhiễu tàu USNS Impeccable và tàu USNS Victorious cho tới hành động nguy hiểm mà suýt dẫn tới một vụ va chạm với tàu USS Cowpens, các hành động của Trung Quốc cho thấy họ coi Mỹ là bên can thiệp vào chuyện của người khác. Điều cần thiết là phải thể hiện rõ rằng, Mỹ dù thế nào sẽ không bị hăm dọa phải từ bỏ các quyền hay bỏ rơi các đồng minh của mình.

Áp đặt phí tổn rõ ràng cho thái độ hung hăng của Trung Quốc.

Lập trường ngày càng quyết đoán của Trung Quốc mới chỉ dẫn tới một vài hậu quả tiêu cực. Điều này cần phải thay đổi. Ở mức tối thiểu, Mỹ nên loại Trung Quốc khỏi RIMPAC 2016, nơi nước này sẽ có nhiều cơ hội thu thập thông tin tình báo không chỉ về Mỹ, mà còn về các đồng minh chủ chốt như Australia và Nhật Bản. (Trong năm 2014, Bắc Kinh đã cử một tàu do thám đi theo các tàu tham gia tập trận của họ và Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương lúc đó là Samuel Locklear đã chào đón nó!).

Một động thái đáng kể hơn có thể là Mỹ thông qua công thức tương tự cho các đảo do Philippines nắm giữ thuộc quần đảo Trường Sa, như nước này đã làm với quần đảo Senkaku. Tức là, trong khi Mỹ nên tiếp tục không đưa ra lập trường liên quan tới bất cứ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ nào, nước này có thể xem xét việc tuyên bố rằng, Hiệp định Phòng thủ chung Mỹ-Philippines sẽ được mở rộng rõ ràng tới bất cứ lãnh thổ nào nằm dưới sự kiểm soát hành chính của Philippines, bắt đầu vào một thời điểm nhất định được xác định (chẳng hạn như 1-1-2015).

Một mặt, việc này thể hiện rõ rằng, Mỹ sẽ không giúp Philippines mở rộng các tuyên bố chủ quyền của mình và một điều cũng quan trọng không kém là Mỹ không có nghĩa vụ phải hỗ trợ cho bất cứ hành động phiêu lưu nào của Philippines. Đồng thời, việc này cũng sẽ ra tín hiệu rằng, bất cứ hành động hung hăng nào chống lại các đảo do Philippines nắm giữ, chẳng hạn như Bãi Second Thomas (Bãi Cỏ Mây), sẽ làm dấy lên khả năng Mỹ có phản ứng.

Điều gì đang gặp nguy cơ?

Biển Nam Trung Hoa giống như một bài kiểm tra tâm lý bằng dấu mực của Rorschach. Đối với Trung Quốc, đây là vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ – đây là các vấn đề cốt lõi, như nhà ngoại giao Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc từng nhận xét. Đây cũng là vấn đề gia tăng chiều sâu chiến lược, giữ các đối thủ tiềm tàng cách xa Trung Quốc. Đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á, đây cũng là vấn đề chủ quyền: Chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc sẽ đồng nghĩa với việc nhường lại các vùng lãnh thổ rộng lớn, cùng với tất cả nguồn lợi đi kèm và các tài nguyên khác. Việc này cũng đồng nghĩa với việc quay trở lại mối quan hệ nhà nước chư hầu từng thống trị phần lớn quan hệ Trung Quốc – châu Á trong nhiều thiên niên kỷ.

Đối với Mỹ, đây là vấn đề nguyên tắc và sức mạnh. Đây là vấn đề thực thi pháp luật và các quy chuẩn quốc tế, bao gồm tự do hàng hải và không cho phép các thay đổi đơn phương trong cách thức diễn giải các quy định này. Đồng thời, đây cũng là vấn đề sức mạnh, thể hiện cho bạn bè và đồng minh, nhưng cũng cả cho đối thủ và bên thứ ba uy tín của Mỹ, rằng sự hỗ trợ của Mỹ là có ý nghĩa. Đây không nhất thiết là vấn đề sử dụng vũ lực, mà là hành động ngay bây giờ để có thể tránh sử dụng vũ lực sau này.

RELATED ARTICLES

Tin mới