Kết quả bầu cử tổng thống ở Philippines có thể mang tới thay đổi đáng kể trong chính sách đối nội cũng như đối ngoại tại quốc gia này. Điều đó nhiều khả năng mở ra cơ hội cho Nga.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte
Philippines là đồng minh trung thành nhất của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Kể từ khi 2 quốc gia này kết thân hơn 100 năm trước đây, dù đảng chính trị nào lên nắm quyền ở Philippines thì Mỹ cũng đã là nhân tố “thống trị” chính sách ngoại giao, văn hoá, kinh tế ở đây.
Điều đáng nói là, trước khi Rodrigo Duterte đắc cử tổng thống Philippines, phe cánh tả chưa từng bao giờ cầm quyền ở quốc gia châu Á này.
Chính vì thế, giáo sư Ruslan Kostyuk từ Đại học Quốc gia St. Petersburg dự đoán, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi dưới “triều” chính trị gia Duterte.
Giáo sư Đại học Nhân văn Moscow Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung Tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương tin rằng, nhà lãnh đạo mới ở Philippines sẽ điều chỉnh chính sách ngoại giao của nước này theo hướngcân bằng hơn.
Cùng chung quan điểm đó, ông Kostyuk nhận định, nhìn vào chính sách mà đảng PDP-Laban của Tân tổng thống theo đuổi, có thể thấy, chính sách ngoại giao trong tương lai của chính phủ Duterte sẽ tập trung hướng về châu Á.
Điều đó đồng nghĩa với việc, Philippines sẽđóng vai trò tích cực hơn tại các tổ chức như ASEAN hay APEC, cũng như Phongtrào Không Liên kết.
Những thay đổi chính trị ở Manila đã bất ngờ mang tới lợi ích cho Nga, trong bối cảnh nước này ngày càng quan tâm hơn tới Đông Nam Á, theo ông Kostyuk.
“Việc Duterte đắc cử Tổng thốngPhilippines có thể mang lại cơ hội lớn để Nga, Philippines tăng cường quan hệ”.
Quan hệ ngoại giao giữa Nga và Philippines mới được thiết lập 40 năm nay, do trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quốc gia châu Á này đã trở thành đồng minh trung thành của Mỹ.
Mức độ hợp tác kinh tế của 2 quốc gia này hiện nay vẫn còn ở mức thấp. Năm 2015, tổng kim ngạch thương mại song phương Nga – Philippines chỉ đạt 580 triệu USD – giảm nhẹ so với con số 1,4 tỉ USD một năm trước đó.
Trao đổi thương mại giữa 2 quốc gia này chưa thực sự đa dạng, nguồn cung dầu và các sản phẩm dầu mỏ chiếm 88% kim ngạch nhập khẩu từ Nga.
Dù thế, ông Kostyuk tin rằng, vẫn còn nhiều tiềm năng để tăng lên.
“Thậm chí, mối quan hệ Nga-Philippines còn có thể trở nên khăng khít hơn nếu nội các mới ở Manila quyết định xem xét lại vị thế quốc gia mình trong vai trò “tàu sân bay không chìm” thứ hai của Mỹ ở Đông Nam Á” – ông Kostyuk nhận định.
Hai quốc gia có thể bắt tay với nhau, trong khuôn khổ hợp tác chung giữa Nga và các thành viên ASEAN.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống cùng nội các được cho là thiên cánh tả nhất trong lịch sử nước này, Manila, cùng với Moscow, có thể có tiếng nói chung khi tìm kiếm giải pháp cho các cuộc khủng hoảng ở Đông Á: tìnhhình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên, các tranh chấp chủ quyền…
Chúng ta rồi sẽ sớm biết thay đổi gì sẽ xảy ra ở Manila, và liệu điều đó có đưa tới một sự mở đầu nào đó cho Moscow hay không. Dù vậy, ít nhất thì Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nghĩ rằng,”Philippines có nhiều tiềm năng trở thành đối tác của Nga ở châu Á”.